Friday, July 25, 2014

Mâm cỗ có cao hơn tiếng chào?

image
Ông bà ta có câu “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, ý nói lời ăn tiếng nói đáng trọng hơn là của cải vật chất. Nhìn rộng ra một chút, truyền thống ngày xưa của người Việt Nam là coi trọng cách đối nhân xử thế, mối quan hệ thân tình hơn là vật chất. Vậy mà theo như tôi thấy thì ngày nay dường như truyền thống đó đang bị mai một dần. Ngoài xã hội Việt Nam lúc này tôi chỉ thấy “mâm cỗ” được ưu tiên hàng đầu.

Thời còn học ở Mỹ, có lần tôi gặp một tình huống rất đáng ngạc nhiên. Tôi đến Texas vào lúc  tiết trời sắp chuyển sang mùa thu. Thời tiết rất đẹp và mát mẻ. Tôi quyết định đi dạo một vòng khu học xá để tham quan nơi mà mình sẽ theo học mấy năm. Khi bước ra ngoài, có rất ngạc nhiên khi thấy nhiều hoàn toàn không quen biết chào tôi “what’s up”, “hello”, “hi”. Tôi chỉ biết gật đầu cười lại. Sau này khi đã quen thân với một vài người bạn Mỹ, tôi có hỏi họ tại sao những người Mỹ không quen đó lại chào hỏi tôi trên đường. Câu trả lời tôi nhận được là: “do thói quen”. Sau này, khi còn ở Mỹ, bất cứ ở đâu tôi cũng gặp những người Mỹ xa lạ cười rất tươi và chào hỏi tôi như người quen thuộc.

image
Quả thật, chắc chỉ ở Mỹ mới có thói quen kỳ lạ như vậy, nhưng thói quen đó lại làm tôi cảm thấy rất dễ chịu và vui vẻ. Chỉ cần một nụ cười, một tiếng nói cũng xóa tan được cái băng giá lạnh lùng. Người Mỹ không hề sống thiếu tình cảm như chúng ta vẫn tưởng. Theo tôi, những người Mỹ xa lạ chào hỏi tôi là vì thói quen, nhưng nguyên nhân là do, với họ, giữa con người với con người cần có sự giao tiếp, và với họ, một tiếng chào không làm mất của họ đồng nào nên chẳng tiếc gì mà không chia sẻ nó với cả những người không quen. Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào hỏi nhau, thậm chí có lúc còn né tránh. Tôi còn nhớ có một cậu bạn đại học, lần đó chúng tôi đang đi chung trên đường, bỗng dưng cậu ấy nằng nặc đòi rẽ sang hướng khác. Một lúc sau hỏi ra mới biết, chỉ vì trên đường bỗng gặp cô giáo chủ nhiệm cấp ba năm xưa, cậu bạn không muốn phải đến chào hỏi. Tôi cảm thấy xấu hổ giùm cho cậu ta, một người trẻ lại không dám (đúng hơn là không muốn) mở lời chào hỏi người đã từng dạy bảo mình.

image
Lại nhớ, một cô bạn thời cấp ba của tôi lại thực dụng hơn một chút. Ngày còn đi học, mỗi khi đến ngày lễ nhà giáo, cô ấy luôn được gia đình “đầu tư” cho những phần quà to và giá trị nhất để tặng thầy cô. Sau khi đã tốt nghiệp, mỗi lần đến ngày lễ nhà giáo hay lễ tết, lớp chúng tôi đều tụ họp đến thăm thầy cô. Trước là để tỏ lòng tôn kính, sau là để hỏi han sức khỏe của những bậc vi sư, và cũng là dịp để mỗi người chúng tôi cập nhật tình hình của nhau khi đã một thời cùng là học trò dưới một mái trường. Thế mà cứ mỗi lần chúng tôi ngỏ lời mời cô bạn ấy tham gia thì cô ấy không bận việc này thì cũng bận việc khác, còn nói bóng gió là đã ra trường rồi thì cần gì phải đến thăm hỏi thầy cô giáo như vậy nữa. Cảm thấy chạnh lòng, chẳng lẽ đối với cô ấy, việc tôn kính những người thầy lại chỉ có ý nghĩa khi cô ấy còn đi học? Ý nghĩa của ngày nhà giáo rồi cũng nhanh chóng bị quên lãng theo những món quà, phong bao?

image
Tôi còn để ý thấy người Mỹ rất hay nói “thank you” (cảm ơn) và “sorry” (xin lỗi). Cho dù đó là một anh công nhân ít học, cho đến một vị giáo sư có học hàm học vị cao thì những từ “cảm ơn” và “xin lỗi” luôn thường trực trên môi. Thật ra hai từ ấy cũng chẳng có sức mạnh ghê gớm gì nhưng lại thể hiện một xã hội văn minh và có tính nhân văn, thể hiện được giữa con người với con người có sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. Ở một khía cạnh khác, cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” cũng thể hiện được tính cách của một dân tộc. Cách đây vài ngày tôi có đọc một bài viết so sánh về cách sử dụng hai tiếng “cảm ơn” của người Việt và người Mỹ. Theo đó, tác giả cho rằng người Việt rất ít khi nói cảm ơn. Thậm chí khi được người khác khen ngợi, người Mỹ thường nói “cảm ơn”, còn người Việt thì thường tìm cách từ chối lời khen đó chứ tuyệt nhiên ít khi nào nói “cảm ơn”. Tác giả cho rằng sở dĩ người Việt hay tìm cách từ chối lời khen ngợi là do thói quen. Dù vui như mở cờ trong bụng khi được khen nhưng chúng ta vẫn một mực tìm cách không nhận lời khen, bởi vì nhận lời khen tặng được xem là đồng nghĩa với thiếu khiêm tốn, và việc nói “cảm ơn” được xem là đồng  nghĩa với việc nhận lời khen. Do đó, người Việt ít khi nói “cảm ơn” khi ai đó khen tặng. Thêm một lý do nữa mà người Việt ít khi nói “cảm ơn”, “xin lỗi” là vì tâm lý ngại, mắc cỡ, xấu hổ, và vì thế khi mang ơn của ai đó hay mắc lỗi nhỏ với ai, thường họ cứ cười trừ cho qua, và tìm cách lờ đi chuyện đó. Trăm lần như một, mỗi khi tôi bước vào bước ra một cửa hàng hay một văn phòng nào đó, tôi giữ cửa cho người sau bước ra cùng thì  chẳng khi nào nghe có ai nói lời cảm ơn. Những lúc tôi giữ thang máy chờ một vài người ở văn phòng làm việc thì 10 lần hết 9 chẳng có ai nở một nụ cười cảm ơn,  nói chi đến chuyện thốt lên hai tiếng lịch sự đó. Còn chuyện không nói lời xin lỗi khi làm lỗi thì gần như ngày nào tôi cũng được chứng kiến. Điển hình nhất là khi có va chạm phương tiện xảy ra trên đường phố, thường thì người có lỗi và người không có lỗi đều đứng dậy và chửi mắng nhau xối xả, nhất định không hỏi han người kia có bị làm sao không, và dù biết mình có lỗi đôi khi cũng tìm cách lơ đi để chối bỏ trách nhiệm.

image
Thói quen ít nói lời cảm ơn ở nơi công cộng, làm cho người làm ơn có cảm giác mình có bổn phận phải làm việc đó, cảm thấy hành động tốt bụng của mình bị phủ nhận. Dần dà, chẳng còn ai muốn giúp ai ở nơi công cộng nữa. Việc nuốt mất hai từ “xin lỗi” khi làm lỗi còn tai hại hơn khi nó cho thấy rằng đa số người Việt là những người hèn nhát, không dám chịu trách nhiệm về những lỗi lầm do mình gây ra. Còn nhớ trong vụ chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc gần đây, những quan chức liên quan đã tự động nhận lỗi và từ chức, thậm chí có người đã tự tử vì cảm thấy tội lỗi nặng nề. Còn ở Việt Nam, các vị vẫn thường đổ lỗi cho nhau và đổ lỗi cho dân vì sự hèn nhát và tham lam cá nhân. Tất nhiên, số đông không phải là tất cả, nhưng rõ ràng thói quen của số đông sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội. Chỉ mong sao hai “tiếng chào” hay lời xin lỗi, câu cảm ơn sẽ lại nở trên môi người Việt Nam.






Jul 17, 2014
Trong những lời nói dối ấy, chắc chắn có những câu đại loại: Mơ thấy mình làm người Việt Nam mà bộ máy tuyên truyền của Việt Nam không ngớt lải nhải suốt cả mấy chục năm trước đây. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc. image.

Jun 25, 2014
image. Trong số những người nằm mơ thấy mình là người Việt Nam ấy, từ cái nhìn của miền Bắc, có cả Susan Sontag (1933-2004), một nhà trí thức và là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ. Sontag nổi tiếng trong nhiều lãnh vực.

Jun 24, 2014
Kênh Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt ...

Jun 10, 2014
Và đến trẻ con cũng biết gian lận, độc giả Phi Nhung chia sẻ: “Thật đáng xấu hổ, ăn cắp vặt, gian lận, đố kỵ ...là thói xấu đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam mất rồi! Tôi đã từng chứng kiến một bà mẹ, làm phó .

May 14, 2014
Theo Hội đồng Giám mục Việt Nam : "Đây là lúc người Công giáo Việt Nam cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình theo lời Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI: 'Là người công giáo tốt cũng là công dân tốt.' Lòng yêu nước thể ...

May 14, 2014
Theo Hội đồng Giám mục Việt Nam : "Đây là lúc người Công giáo Việt Nam cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình theo lời Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI: 'Là người công giáo tốt cũng là công dân tốt.' Lòng yêu nước thể ...

Jul 24, 2014
Trong mấy chục năm qua, không riêng gì ở Việt Nam , mà còn ở các nước từ Âu sang Á, người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy bút, thời giờ để nói, để viết về Hồ Chí Minh mà vẫn chưa tìm ra nguồn gốc đích thực của nhân ...

Nov 05, 2011
Câu trả lời hình như không lấy gì đáng vui cho lắm: Ở Việt Nam, căn bệnh vô cảm cũng tràn lan khắp nơi. Chỉ liếc sơ qua vài bài báo về sự vô cảm ở Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua, chúng ta cũng thấy có vô số ví dụ.

Dec 12, 2012
Đặt mình vào hoàn cảnh của hai du khách nước ngoài, nhiều người trong số chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ, bởi lẽ chúng ta đã không thể hiện được những phẩm chất NGƯỜI như họ khi trong xã hội ngày nay, có khá ...


image

Trung Cộng muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ
Tăng "quyền nhục hình” cho công an?
Một thuở học trò
Thưa cô - em cũng muốn tin nhưng không thể!
Có thể đòi được cái đã bán hay chăng?
Bột nhừ hầm xương trong 10 phút
Thiếu tá Hồ Chí Minh
Bê bối 'thịt thối' ở Trung Cộng
Vĩnh biệt Ca sĩ Quỳnh Giao
10 hãng đồ ăn nhanh (fast food)
Hỏa tiễn Đông Phong của TC đe dọa HKMH Mỹ ở Thài B...
Câu chuyện quen thuộc ở nước Nga
Về văn học miền Nam 1954-1975
Michelle Phan đang phải đối mặt với vụ kiện vi phạ...
2014_Ai sẽ diện kiến Barak Obama?
Cơn ác mộng bất bình thường của Vladimir Putin
Ánh sáng cuối đường hầm
Những hình ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng về thả...
LHQ thông qua nghị quyết về vụ bắn rơi máy bay MH1...
Chỉ vì có quỷ sống lẫn với người
Việt Nam khó cấm bán bia rượu sau 22 giờ?
Thủ tướng Hà Lan cảnh báo Putin về “cơ hội cuối cù...
Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ... hóa chất Trung...
Từ thời còn trẻ… đến lúc về già
Tham, Dốt, Ngu không lối thoát của Cộng Sản
Chiến tranh Iraq: Bài học về tạo cớ gây chiến
Sáu mươi năm lưu lạc
MOOCs, cuộc cách mạng trong giáo dục
Thánh địa Đạo Dừa Việt Nam
Lệ Rơi, Lê Văn Tám & Những suy ngẫm về giá trị ảo
Cuộc sống căng thẳng, người Mỹ quay sang thiền tìm...
Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva
Địa đạo Củ Chi
Văn học và chính trị
Huỳnh Tấn Mẫm, đảng viên cộng sản phản tỉnh muộn m...
Máy bay Malaysia chở 295 người bị bắn rơi ở miền đ...
Lý do Samsung bỏ Hàn Quốc sang Việt Nam
Angela Merkel: ước gì bà là người Việt
Dân tộc đuổi xâm lăng Tàu, chống Mỹ móc ngoéo với ...
Nghệ Thuật Phản Kháng: tiếng gào phẫn nộ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.