Friday, July 18, 2014

Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva

image
Trẻ em đi chân đất chào đón lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneva, 9/10/1954.
Trong lúc Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva công nhận một nước Việt Nam độc lập sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị thực dân, những vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tiếp tục là đề tài bàn luận của người dân.

Hàng trăm người đứng hát bài quốc ca Việt Nam trong một buổi lễ tổ chức tại Hà Nội hôm thứ Sáu để kỷ niệm hòa ước đã chấm dứt chế độ thực dân Pháp nhưng đồng thời cũng làm cho đất nước bị chia đôi.

image
Hiệp định này qui định tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào năm 1956 và trong lúc đó đất nước sẽ bị chia cắt làm hai miền – Bắc và Nam – dọc theo vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã không bao giờ được tổ chức và một thập kỷ sau đó quân đội Mỹ tiến vào Sài Gòn để hỗ trợ miền Nam trong cuộc chiến tranh chống lại những người Cộng sản miền Bắc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói hiệp định Geneva là một dấu mốc quan trọng cho sự độc lập dân tộc và đoàn kết, và cho thấy những bài học trong việc “thúc đẩy vai trò của dân chủ, tăng cường đối thoại và dùng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ quốc tế theo luật pháp quốc tế.”

Trong vài tháng qua, Việt Nam có tranh chấp căng thẳng với Trung Cộng khi nước này đặt một giàn khoan ở vùng biển mà cả hai nước đều cho là thuộc chủ quyền của mình. Vụ tranh chấp bắt nguồn từ những yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng gọi là Tây Sa.
Một phần luận cứ của Việt Nam đối với quần đảo này, theo truyền thông Việt Nam, là do người Pháp đã coi các đảo đó thuộc lãnh thổ thuộc địa của họ.

image
Giáp sư Carl Thayer của trường Đại Học New South Wales của Úc nói:
“Năm 1955 Việt Nam Cộng Hòa được thành lập theo các cuộc bầu cử và Việt Nam Cộng Hòa có quyền tài phán đối với Trường Sa và Hoàng Sa bởi vì các quần đảo này nằm bên dưới vĩ tuyến 17. Giữa năm 1954 và 1956, người Pháp rút khỏi các đảo này và để Việt Nam Cộng Hòa đưa quân đội ra đó.”

Một số nhà bình luận Việt Nam tuyên bố rằng vì Trung Quốc đã tham gia cuộc đàm phán cho Hiệp Định Geneva, cho nên có nghĩa họ đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với những quần đảo này. Nhưng không có một văn bản nào được Trung Cộng ký, cho nên, theo ông Thayer, tuyên bố này là “một sự diễn giải quá đáng.”


image
Căng thẳng giữa hai nước đã dịu xuống đôi chút hôm thứ Tư vừa qua, khi Trung Cộng di chuyển gian khoan dầu trị giá 1 tỷ đô la tới vùng biển gần đảo Hải Nam. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói việc di chuyển này là theo các kế hoạch thương mại của họ chứ không liên quan đến bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

Ông Thayer cho rằng Trung Cộng dời giàn khoan một phần là vì Việt Nam chuẩn bị triệu tập một cuộc họp của Ủy Ban Trung Ương Đảng để bàn thảo về việc có nên tiến hành các hành động pháp lý đối với Trung Cộng về việc đặt giàn khoan hay không. Ông nói:
“Khi Trung Cộng bắt đầu đặt giàn khoan vào tháng 5, Ủy Ban Trung Ương Đảng đã nhóm họp – một cuộc họp chuẩn bị từ lâu – và họ đã không thể đồng ý với nhau về việc có nên tiến hành các hành động pháp lý hay không. Thủ Tướng Dũng là người ủng hộ việc này, giữa lúc ý kiến tán đồng của công chúng tăng cao. Trung Cộng một mặt phản đối hành động đó của Việt Nam,  một mặt họ cũng lo sợ rằng các quốc gia khác sẽ can dự.”


image
Bà Jennifer Richmond, giám đốc bộ phận Trung Cộng của công ty tình báo toàn cầu Stratfor có trụ sở tại Mỹ, nói bà nghĩ rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi vấn đề này quay trở lại. Bà nói:
“Bạn có thể thấy một giàn khoan đến và đi và bạn sẽ tiếp tục thấy những thủ đoạn tương tự, không chỉ với Việt Nam mà với những nước khác, như Philippines.
Nhiều người tin rằng Biển Đông có nhiều khí đốt và dầu lửa, nhưng bà Richmond tin rằng có các yếu tố khác liên quan đến việc này:
“Các vấn đề với Việt Nam là một công cụ mà các nhà báo chính trị ở Trung Cộng lợi dụng để khơi dậy chủ nghĩa dân tộc. Người dân bình thường ở Trung Cộng có lo ngại hay nghĩ rằng Việt Nam là một mối đe dọa hay không?


image
Không. Nhưng chính phủ có thể lợi dụng vấn đề này để thúc đẩy chương trình nghị sự quốc gia. Chắc chắn là như vậy. Và đó là điều mà họ đang làm."

Bà Richmond nói bà chưa bao giờ thấy Trung Cộng lại mạnh về chính trị như lúc này. Vì lý do đó, theo bà, có phần chắc là vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông sẽ không lắng dịu trong thời gian tới đây.



Marianne Brown


Sáu Mươi Năm Ngày Chia Đôi Đất Nước !

Vì sao n
ước Vit chia đôi ?
Vì ai đ
t nước đến hi chia ly ?
Th
ương v Bến Hi nhiu khi
Hi
n Lương bun bã , t ngày chia hai !

Mi
n Nam no m t do
Ch
tôi min Bc m o gy mòn !
Tr
i bao biến c sng còn !
Dã tâm xâm chi
ếm min Nam tng ngày !

Vi
t Nam kiếp sng đo đày
T
ngày thng nht , quê hương đ b !
Hi
n Lương , cu vn mong ch
Quê h
ương sng li , khi tan cng thù !

Hoàng Hc



image

Địa đạo Củ Chi
Văn học và chính trị
Huỳnh Tấn Mẫm, đảng viên cộng sản phản tỉnh muộn m...
Để cải cách cần kiểu lãnh đạo khác
Máy bay Malaysia chở 295 người bị bắn rơi ở miền đ...
Lý do Samsung bỏ Hàn Quốc sang Việt Nam
Angela Merkel: ước gì bà là người Việt
Dân tộc đuổi xâm lăng Tàu, chống Mỹ móc ngoéo với ...
Nghệ Thuật Phản Kháng: tiếng gào phẫn nộ
Thị trấn mỗi nhà có một chiếc máy bay
Vì sao Trung Cộng rút giàn khoan vào thời điểm này...
Hai toan tính của Trung Cộng khi dời giàn khoan
Tờ khai sinh oan nghiệt
Sức mạnh biệt kích hải quân Israel vừa tấn công Ga...
Tại sao họ viết văn bằng tiếng Việt
Nạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giá...
Tân Cương cấm người Hồi giáo nhịn ăn
Chiến binh đào tẩu kể về Isis
Israel: Một đất nước thần kỳ
Đừng sống bằng sự dối trá
William Hague và ngoại giao Anh với VN
Tầm quan trọng của kiều hối
Hai nhóm chính trong cộng đồng người Việt hải ngoạ...
Hội thảo: Xu hướng gần đây ở Biển Ðông và Chính sá...
Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình
TNS John Cornyn chào mừng cuộc tổng vận động cho V...
Đường hóa học giết người không gươm dao
Đức đăng quang World Cup 2014
Đại Hội Giới Trẻ Cao Đài Thế Giới và một quyết địn...
Trò chuyện với con gái người tự thiêu phản đối già...
Bạo loạn bùng lên ở Argentina sau thất bại bóng đá...
Đức: Vộ địch túc cầu Thế giới 2014
Bên trong lò lột da rắn ở Indonesia
9 nơi nổi tiếng không được chụp ảnh
Chọn ai: Thời gian quyết định không còn dài nữa
Thiếu nữ Việt với sản phẩm tẩy rửa và bảo vệ tai
Bệnh Gan ở Mỹ tăng nhiều do thuốc Lá Cây
Cha già lận đận
Bàn về nước tiểu
Ngũ Giác Ðài có chiến thuật mới để ngăn chặn TC ở ...

2 comments:

  1. Sáu Mươi Năm Ngày Chia Đôi Đất Nước !

    Vì sao nước Việt chia đôi ?
    Vì ai đất nước đến hồi chia ly ?
    Thương về Bến Hải nhiều khi
    Hiền Lương buồn bã , từ ngày chia hai !

    Miền Nam no ấm tự do
    Chị tôi miền Bắc ốm o gầy mòn !
    Trải bao biến cố sống còn !
    Dã tâm xâm chiếm miền Nam từng ngày !

    Việt Nam kiếp sống đoạ đày
    Từ ngày thống nhất , quê hương đỏ bờ !
    Hiền Lương , cầu vẫn mong chờ
    Quê hương sống lại , khi tan cộng thù !

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete
  2. ( Bài thơ đã có phần bổ túc )

    Quốc Hận Chia Đôi Nước Việt !

    Ngày nào nước Việt chia đôi
    Buồn cho vận nước đến hồi chia ly
    Thương về Bến Hải nhiều khi
    Hiền Lương buồn bã , từ ngày chia hai !

    Vì đâu nên nỗi , vì ai ?
    Vì đâu Bến Hải một giòng chia hai ?
    Vì đâu cuộc chiến kéo dài ?
    Vì đâu dân sống từng ngày âu lo ?

    Miền Nam no ấm tự do
    Dân tôi miền Bắc ốm o gầy mòn !
    Trải bao biến cố sống còn !
    Dã tâm xâm chiếm miền Nam từng ngày !

    Việt Nam kiếp sống đoạ đày !
    Từ ngày thống nhất , quê hương đỏ bờ !
    Hiền Lương , cầu vẫn mong chờ
    Quê hương sống lại , khi tan cộng thù !

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.