Bé
gái mười bốn tuổi hành nghề mại dâm ngồi chờ khách tại một nhà chứa ở Faridpur,
ở trung tâm Bangladesh .
Liên
Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt nạn buôn bán người vào lúc đánh dấu Ngày Thế giới chống
nạn buôn người. Từ Geneva, thông tín viên VOA Lisa Schlein ghi nhận chi tiết về
hình thức nô lệ thời hiện đại trong bài tường thuật.
Ngày
Thế giới Chống nạn Buôn người diễn ra 4 năm sau khi Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc
phê chuẩn một Kế hoạch Hành động Toàn cầu để chống lại tội ác này. Kế hoạch tập
trung vào việc phòng chống buôn bán, truy tố những kẻ vi phạm và bảo vệ các nạn
nhân. Kế hoạch đề nghị các quốc gia thành lập những chương trình toàn quốc để
thực thi các biện pháp này.
Các
nhà hoạt động cho nhân quyền coi ngày này là một bước nữa có ý nghĩa trong cuộc
chiến chống lại hình thức nô lệ thời nay. Cố vấn về Buôn bán Người của Cao Ủy
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Youla Haddadin nói với đài VOA rằng việc bán và
khai thác người để thủ lợi kinh tế diễn ra trên khắp thế giới. Bà nói không có
nước nào là tránh khỏi tội ác này.
Bà
Haddadin cho biết: “Tội ác diễn ra ở các nông trại, ở các nhà máy, trong các hộ
tư nhân v.v. đối với tôi đây là hình thức nghiêm trọng nhất khi ta bắt mọi
người phải phục dịch và lạm dụng họ làm người giúp việc trong nhà. Nó diễn ra
dưới hình thức khai thác người khác hay buộc người khác làm nghề mại dâm. Nó
diễn ra dưới rất nhiều hình thức. Ngày nay, ta có thể nhìn thấy rất nhiều cuộc
hôn nhân cưỡng bách và những cuộc hôn nhân cưỡng bách chính là một hình thức
mua bán người.”
Công
cuộc mua bán người mang đầy tính tội phạm này phát đạt là nhờ nó đem lại rất
nhiều lợi lộc. Tổ chức Lao động Thế giới ILO báo cáo những kẻ buôn bán người,
những chủ nhân và tội phạm có tổ chức thu về 150 tỷ đô la mỗi năm nhờ công cuộc
khai thác tình dục thương mại và khai thác kinh tế cưỡng bức.
Một
cô gái hành nghề mại dâm đứng chờ khách trên đường phố Nice, miền Nam
nước Pháp.
ILO
ước tính 21 triệu người, gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, là nạn nhân của lao
động và mại dâm cưỡng bách. Tổ chức này báo cáo vùng châu Á Thái Bình Dương
chiếm con số lớn người lao động cưỡng bách trên thế giới, tiếp theo là châu Phi
và châu Mỹ Latinh.
Bà
Haddadin nói rất khó mà xác định được nguyên do cội rễ của việc mua bán người.
Bà nêu ra rằng có nhiều yếu tố khiến mọi người dễ bị khai thác.
Bà
Haddalin nói tiếp: “Một số nhóm người bị đặt dưới bạo lực, phân biệt đối xử
dưới mọi hình thức. Nghèo khó có thể là một yếu tố góp phần. Tôi không nói đó
là nguyên do cội rễ, nhưng đó là một yếu tố góp phần bởi vì không phải tất cả
người nghèo đều là nạn nhân bị mua bán. Một số nạn nhân thậm chí còn xuất thân
từ những gia đình giàu có... Quý vị biết mọi người tự ý chọn việc di trú qua
các nước khác, mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn và rồi ra lại trở thành nạn
nhân bị mua bán bởi vì không có các chính sách rõ ràng về di trú được áp dụng.”
Liên
Hiệp Quốc đang mượn sự kiện này để nâng cao nhận thức công chúng về những vi
phạm khủng khiếp mà hàng triệu nạn nhân của nạn buôn người đang phải chịu đựng.
Tổ chức thế giới này nói các hành động bạo lực và lạm dụng này không thể tiếp
tục mà không bị trừng phạt. Bởi lẽ nạn buôn người diễn ra ở mọi quốc gia. Liên
Hiệp Quốc cho rằng tất cả các chính phủ phải tận lực chấm dứt tập tục xấu xa
này.
Lisa
Schlein
Mar
27, 2014
Như
đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm
dưới chế độ Cộng sản”. Đề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không
có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.
Nov
22, 2013
Tại
Kenya, 1,5 triệu người đang sống với HIV, và có khoảng 100.000 trường hợp nhiễm
HIV mới mỗi năm. Bất chấp điều đó một số người làm nghề mại dâm vẫn có quan hệ
tình dục không an toàn và sau đó dùng thuốc ...
Jul
02, 2013
Phải
kể đó là “thời loạn lạc”, Sài Gòn cũng giống như Okinawa của Nhật khi quân đội
Mỹ quản lý quần đảo này từ năm 1945, tới năm 1972 mới trả lại cho Nhật Bản.
Thời kỳ đó cũng phát sinh tệ nạn mại dâm, có người còn ...
Aug
02, 2013
Hồi
tháng Ba năm 2012, Tòa phúc thẩm Ontario
bỏ đoạn cấm nhà chứa nhưng giữ quy định cấm liên hệ với mục đích mại dâm và như
vậy cũng có nghĩa mại dâm đứng đường là bất hợp pháp. Ngoài ra có hành vi tình
dục ở ...
Jun
19, 2014
“Chính
quyền địa phương không hề nói chuyện với bất kỳ người làm nghề mại dâm hay
người dân ở đây trước khi quyết định đóng cửa khu vực – điều này sẽ làm ảnh
hưởng tới tất cả những ai đang sống ở đây.” image.
May
23, 2012
Tổ
chức của Mam, AFESIP, cũng đã bị chỉ trích vì đã nhận các cô gái mại dâm bị
cảnh sát Campuchia bắt giữ mà HRW nói việc này cũng là "bắt và giam giữ
tùy tiện những người vô tội". Mam đã bác bỏ đánh giá đó của HRW.
Nov
05, 2013
Được
hai tổ chức ngoài chính phủ giải thoát, Sina Vann trở thành cộng tác viên đắc
lực trong việc phòng chống và cứu vớt những nạn nhân của tệ nạn mãi dâm thiếu
nhi ở Kampuchia , trong đó có rất nhiều trẻ Việt ở đất ...
Apr
08, 2014
Nằm
ngay giữa khu phố mại dâm tấp nập là một nhà thờ cổ kính được xây dựng từ thế
kỷ 14. Có người nói rằng nhà thờ được xây dựng ở khu phố này để cứu rỗi linh
hồn của các cô gái và đám đàn ông trụy lạc; thế nhưng, ...
May
11, 2011
Đàn
bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục. Ngồi mà hay vuốt
lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung, uốn éo thì ý dâm vượng
thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm. Sách cũng có chép một ...
Jun
08, 2012
Mình
bỗng thương Mỹ Xuân, Hồng Hà, Thiên Kim và các cô gái bị chà đạp thêm nhiều lần
sau các chuyên án điều tra, bóc dỡ đường dây mại dâm này. Chính xã hội là
nguyên nhân gây nên cơn “thèm tiền” đến điên loạn.
Oct
17, 2013
Cụm
từ “bán trôn nuôi miệng” dành cho giới chị em ta, còn bọn mãi dâm nam bán cái
gì nuôi miệng đây? Nghĩ hoài mà không ra, chẳng lẽ dùng từ “bán ... nuôi
miệng”? Mà “heo độc” khác với “heo bầy” và “heo 4 Đ” như thế ...
May
11, 2012
Không
có Cường thì tôi không thể nào ngờ được rằng đây là những điểm mại dâm vì trông
chúng cũng chẳng khác gì những hiệu cắt tóc hợp pháp khác trên khắp thành phố
này. Chúng tôi dừng lại trước một hiệu có treo một ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.