Từ
thư của Huỳnh Tấn Mẫm đến thư ngỏ của 61 Ðảng viên CS, chỉ là sự phản tỉnh nửa
vời
Công
luận trong và ngoài Việt Nam đang quan tâm bàn tán về một Thư ngỏ của 61 đảng
viên Cộng sản từng giữ các chức vụ cao cấp trong bộ máy Đảng Cộng Sản và Nhà
nước Việt Nam, tiêu biểu là những đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng như Tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Tương Lai, Nguyễn Trung, Huỳnh
Kim Báu, Nguyên Ngọc, Hạ Đình Nguyên, Kha Lương Ngãi, Tô Nhuận Vỹ, Lữ Phương,
Nguyễn Thị Kim Chi, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Phạm Chi Lan...
Đọc
qua nội dung Thư ngỏ này, ai cũng thấy nó tương tự như Thư tâm tình của cá nhân
đảng viên Cộng sản Huỳnh Tấn Mẫm, có khác chăng là Thư ngỏ của tập thể thì gửi
cho các nhà lãnh đảo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) yêu cầu thay
đổi chế độ chính trị và toàn diện đất nước, còn Thư tâm tình của Huỳnh Tấn Mẫm
thì gửi cho các thanh niên sinh viên học sinh để thúc đẩy thế hệ trẻ dấn thân
làm thay đổi đất nước.
Nội
dung Thư ngỏ của 61 đảng viên Cộng sản cũng như Thư tâm tình của Huỳnh Tấn Mẫm
đều đưa ra những định chung chung về thực trạng đất nước trước hai hiểm họa nội
xâm và ngoại xâm, rồi quy trách nhiệm tất cả do sự lãnh đạo sai lầm của đảng
CSVN. Những hiểm họa ấy ai cũng biết đã thể hiện trên thực tế qua sự yếu kém
của “guồng máy công quyền”, tệ trạng tham nhũng, xã hội suy đồi, bất công trong
chế độ hiện tại, sự hèn yếu của tầng lớp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước hiểm
họa Trung quốc xâm lăng từng bước lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Việt Nam.v.v…
Chẳng
hạn, thư ngỏ mở đầu viết “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn
dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình
xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba
nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để,
trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và
chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo
điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham
nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với
nhiều nước xung quanh.”
Thế
nhưng, tất cả đều dừng lại ở mức độ phê phán, rồi kêu gọi các lãnh đạo hàng đầu
tự nguyện tự giác thay đổi chế độ chính trị và đường lối cai trị theo chiều
hướng dân chủ đa nguyên, đa đảng. Thư ngỏ của 61 đảng viên cũng viết “Trước tình
thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác
và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi
thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.”
Đây
là điều mà nhiều cá nhân và tập thể đảng viên Cộng sản đã làm trong quá khứ,
không có gì mới và chắc chắn cũng không có hiệu quả thực tế.
Thực
tế muốn những lời kêu gọi có hiệu quả thì cần đi kèm nhiều động tác khác nữa,
trong đó có hành động cụ thể, cương quyết và triệt để hơn của chính những cá
nhân và tập thể đảng viên Cộng sản đã đưa ra được những nhận thức đúng đắn về
thực trạng suy đồi toàn diện của đất nước, nếu không thì những lời kêu gọi
suông đó mới chỉ chứng tỏ được sự “phản tỉnh” của chính họ, một sự “phản tỉnh
nửa vời”, không có tác dụng gì làm chuyển biến được tình hình đất nước.
Từ
Thư tâm tình với giới trẻ của Huỳnh Tấn Mẫm ngày 4-7-2014, đến Thư ngỏ của 61
đảng viên ngày 28-7 mới đây gửi cho Đảng CSVN, tất cả mới chỉ là phản tỉnh về
mặt nhận thức, trong khi chính những người lên tiếng kêu gọi đã không dám làm
một cuộc đổi thay cá nhân để tỏ rõ lập trường dứt khoát đứng vế phía dân chủ,
chống lại độc tài toàn trị: đó là họ phải cùng lúc công khai tách ra khỏi đảng
CSVN. Tất nhiên hành động này vẫn chưa đủ để chứng tỏ một sự “phản tỉnh hoàn
toàn” mà còn cần nhiều động tác quyết liệt tiếp theo, như là cùng nhau thành
lập một bộ tham mưu lãnh đạo quần chúng đấu tranh, dưới mọi hình thức, từ ôn
hòa bất bạo động đến bạo động, tạo áp lực cần thiết buộc đảng CSVN phải “tự
nguyện tự giác” thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp cho dân cho nước, nếu không
sẽ bị chính sức mạnh đấu tranh của quần chúng nhân dân buộc đảng CSVN phải đổi.
Đây là điều thực sự không người Việt Nam yêu nước nào mong muốn, vì nó sẽ có
hậu quả tàn hại cho dân, cho nước, và sẽ mang lại một số phận bi thảm khó tránh
khỏi cho chính những người lãnh đạo hàng đầu cũng như cho toàn đảng CSVN.
Bởi
vì, hơn ai hết những người CSVN biết rõ luận điểm Mác-Lê về đấu tranh giai cấp,
đó là“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” và “Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng nhân dân”.
Chúng
tôi thành tâm mong muốn cá nhân đảng viên Huỳnh Tấn Mẫm và tập thể 61 đảng viên
nói trên không chỉ dừng lại ở sự “phản tỉnh nửa vời” mà cần có những hành động
tiếp theo để chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn”.
Chúng
tôi cũng thành tâm mong muốn toàn thể các đảng viên đảng CSVN “phản tỉnh tập
thể” nhằm tạo áp lực cần thiết làm chuyển biến “não trạng xơ cứng” của một nhóm
lãnh đạo hàng đầu, theo chiều hướng có lợi cho dân cho nước.
Thiện
Ý
Việt
Nam
liệu có ‘thoát Trung’ được không?
Xe
tải xếp hàng tại cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Cộng từ Lạng Sơn, Việt Nam . Bộ Công
thương Việt Nam
đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía
nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị
trường Trung Cộng.
'Cơ
hội thoát Trung ngàn năm có một', 'Muốn thoát Trung Cộng, phải vượt qua chính
mình'… Đó là các hàng tít trên báo chí Việt Nam những ngày qua. Mới đây, Bộ
Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu
thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này
tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Cộng. Để tìm hiểu xem liệu Việt Nam có
thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của Trung Cộng hay không, VOA Việt Ngữ đã hỏi
chuyện Tiến sĩ kinh tế người Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng có nhiều năm
hoạt động kinh doanh tại cả Việt Nam lẫn Trung Cộng.
Trước
hết, kinh tế gia này nói về sự áp đảo của kinh tế của nước láng giềng phương
Bắc của Việt Nam :
Thực
tình thì sự áp đảo này đã kéo dài lâu rồi vì có nhiều lý do: một là họ ở rất
gần, hai là họ rất quen thuộc với thị trường và thứ ba là nhà nước Việt Nam đã
dành cho họ rất nhiều ưu đãi.
Điều
quan trọng nhất là cái hệ thống pháp luật của Việt Nam dễ bị trục lợi nếu mà vấn đề
tham nhũng hiện diện gần như là khắp nơi. Trong các vấn đề chính này, Trung
Cộng đã lợi dụng tối đa thành ra họ có một cái ưu thế so với các nhà đầu tư hay
các doanh nhân khác trên thế giới thì họ gần như là có một lợi thế gần như
tuyệt đối trong vấn đề giao thương với Việt Nam, và do đó cái kinh tế Việt Nam
tùy thuộc rất nhiều vào Trung Cộng.
Có
thể nói cái quan trọng nhất là vấn đề là gần như là nền kinh tế Việt Nam hiện nay
tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề xuất khẩu qua những xí nghiệp FDI. Và cái quan
trọng nhất, tất cả các nguyên liệu, phụ liệu cũng như là máy móc dùng cho việc
xuất khẩu này nó đều là, phần lớn là từ Trung Cộng. Thì đó tôi cho là một cái
điều sẽ gây ra những hệ lụy nếu mà Trung Cộng có áp dụng các biện pháp này kia.
Hiện bây giờ vẫn chưa thấy nhưng có thể trong tương lai, đó là một vũ khí bén
nhọn của họ.
VOA: Như
vậy, có nghĩa là trong tương lai gần, Việt Nam khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng
của Trung Cộng về kinh tế đúng không, thưa ông?
Tiến
sĩ Alan Phan: Đúng rồi, bởi vì ngoài vấn đề họ đang nắm giữ một lợi thế
rất là quan trọng thì lại thêm một cái là cái thu nhập của người Việt Nam,
người tiêu dùng Việt Nam quá thấp thành ra họ ưa chuộng cái hàng rẻ tiền và
những cái hàng này thì đặc biệt là Trung Cộng có thể nói là họ có lợi thế không
những tại Việt Nam
mà gần như khắp toàn cầu về các đồ rẻ tiền, kém chất lượng.
Dĩ
nhiên là người Việt Nam thì họ vẫn thích những hàng hóa từ Âu – Mỹ nhưng mà họ
không có thể nào trả giá được, thành ra đó là vấn đề tại sao hàng Trung Cộng
tràn ngập Việt Nam, nhất là tại những vùng quê. Nói về số lượng thì nó khủng
khiếp lắm.
Một
điều quan trọng hơn nữa là doanh nhân Trung Cộng họ rất khôn khéo nếu so với
doanh nhân Việt Nam .
Các chiến lược về thị trường hay mô hình kinh doanh cũng như cách thức để mà
đem hàng Trung Cộng vào Việt Nam
thì họ rất thành công.
VOA: Thưa
ông, vừa qua các nhân sĩ, trí thức ở Việt Nam có đề cập tới điều họ nói là
‘thoát Trung’, theo ý kiến của ông, tính khả thi của lời kêu gọi này như thế
nào?
Tiến
sĩ Alan Phan: Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân
sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên
thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt
với lại chính trị của Trung Cộng.
Vấn
đề là ngay cả chính phủ, dù họ nói bất cứ điều gì, thì cái quyền lợi, quyền lực
của họ dựa rất nhiều vào chính trị của đảng Cộng sản Trung Cộng. Thành ra tôi
nghĩ là ngay cả người cầm đầu cũng không muốn làm gì để ảnh hưởng tới cái đó
thì những chuyện khác sẽ tùy thuộc vào quyết định đó.
Còn
vấn đề thoát ra khỏi kinh tế thì cũng là một điều khó bởi vì như tôi nói, nó
đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện về cách thức làm ăn, về những cái doanh
nghiệp nhà nước, về những người đã được hưởng thụ rất nhiều từ Trung Cộng mà
hiện bây giờ đang nắm nền kinh tế Việt Nam. Bảo họ thay đổi thì tôi nghĩ đó là
điều không thể có. Và điều sau cùng như tôi nói, thị trường Việt Nam với một
cái thu nhập quá thấp thì họ khó có thể đi tìm hàng hóa từ những nơi khác để mà
thay thế, và xuất khẩu Việt Nam cũng tùy thuộc rất nhiều vào giá rẻ của nguyên
liệu Trung Cộng nên thành ra bây giờ bảo họ thay đi, họ sử dụng nguyên liệu của
Ấn Độ hay của những nơi khác thì tôi nghĩ đó là một cái chuyện họ không muốn làm.
VOA: Giới
quan sát cho rằng trong khi tình hình ở biển Đông hiện vẫn chưa lắng dịu, có lẽ
trong thời gian tới, những khó khăn mà kinh tế Việt Nam sẽ vấp phải cũng không phải là
nhỏ. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Tiến
sĩ Alan Phan: Đương nhiên khi mà đã có những trục trặc xảy ra từ cái vấn
đề chính trị. Trung Cộng dĩ nhiên họ là một nước lớn, họ muốn trở thành một
cường quốc và họ muốn có một nguồn tài nguyên chắc chắn, ổn định, muốn một láng
giềng có thể nói là lệ thuộc hoàn toàn với họ thành ra họ có vẻ cứng rắn trong
vấn đề biển Đông.
Đồng
thời, Việt Nam có nhu cầu
chính trị về địa phương, về dân tộc thì tức là các lãnh đạo Việt Nam cũng không
muốn tỏ ra là quá lệ thuộc vào Trung Cộng. Nhưng mà tất cả những chuyện này tôi
nghĩ nó cũng giống như là ‘a storm in a teacup’, tức là quậy lên vậy thôi, chứ
còn đâu cũng vào đấy. Tôi nghĩ về lâu về dài nó không thay đổi gì lắm. Còn hiện
tại, trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ra bất cập cho nền kinh tế Việt Nam .
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.