Đời
người thường được gói gọn trong một câu thật đơn giản: “Từ thời còn trẻ…
đến lúc về già”. Nói như vậy nhưng không đơn giản chút nào vì những suy nghĩ
phức tạp của từng thời kỳ, qua đó thể hiện quan niệm sống khác hẳn nhau, nhiều
lúc đến độ mâu thuẫn, xung đột gay gắt.
Thời
còn trẻ bao gồm các giai đoạn từ thơ ấu, tiến dần đến tuổi vị thành niên và rồi
trở thành thanh niên vào lứa tuổi từ 19 đến 24. Đây là khái niệm của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) nhưng chưa được thống nhất vì còn tùy thuộc vào từng khuôn
khổ xã hội của từng quốc gia. Chẳng hạn như ở Trung Cộng, tuổi thanh niên là
29, trong khi tại Bangladesh là 34 và ở Malyasia thậm chí đến 40 tuổi!
Tuổi
trẻ
Những
người được gọi là “cao tuổi”, “cao niên” hay “người già” thường có độ tuổi từ
60 trở lên như tại Việt Nam .
Tại một số nước quy định tuổi của người già được căn cứ vào những gì họ cống
hiến cho gia đình và xã hội. Thuật ngữ “senior citizen” dùng tại Anh và Mỹ ám
chỉ những người đã hưu trí (retiree), thường là những người từ 65 tuổi trở lên.
Tại Mỹ, ngày 21/8 là ngày toàn quốc tôn vinh những công dân lớn tuổi, ngày đó
được gọi là “National Senior Citizens Day”.
Tuổi
già
Bài
viết này không có ý tôn vinh tuổi già và cũng chẳng đề cao tuổi trẻ. Tôi chỉ có
tham vọng đặt vấn đề về những cảm xúc của con người thay đổi theo tuổi tác.
Những điều được nêu ra dưới đây có thể mang phần nào ý nghĩa chủ quan vì người
viết thuộc về lứa tuổi “gần đất xa trời”, nhưng thiết nghĩ, người trẻ cũng như
già nên đọc để chiêm nghiệm những cái đúng và cả những cái sai.
Đề
tài từ cổ chí kim được nói đến nhiều nhất là “Tình yêu trai gái”. Một
triết gia nào đó đã phân tích: Cảm xúc về Tâm hồn tạo ra Tình Bạn; Cảm xúc về
Tri thức tạo ra lòng Kính Trọng và Cảm xúc về Thể xác tạo ra lòng Ham Muốn. Nếu
cả ba cái này cộng lại, người ta sẽ có Tình Yêu (!). Cụ thể hơn, “Tình yêu
Nam-Nữ” được thể hiện qua công thức:
Tình
yêu Nam & Nữ = Tình bạn + Tôn trọng + Ham muốn
Lúc
trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ trên đời... nhưng khi lớn tuổi, trải qua
nhiều cuộc tình, mới biết sau yêu còn có… chia tay. Không phải chỉ một lần mà
rất nhiều lần, cứ lập đi lập lại… Điều mà người trẻ tuổi không bao giờ hoặc ít
khi nào nghĩ đến!
Lúc
trẻ, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong
cuộc đời. Khi có tuổi mới biết tình yêu “đến đó rồi đi, có đó rồi mất”. Từ
những cảm nghĩ lạc quan của tuổi trẻ người ta lại bước sang tư tưởng bi quan
của người già!
Lúc
trẻ, cứ tưởng “yêu một người thì dễ, quên một người mới khó”. Người
trẻ khi yêu hình như đã mặc nhiên công nhận vị trí “khó quên” của người bạn
tình. Đến khi tuổi tác ngày một cao đã chứng minh điều ngược lại: người lớn
tuổi thấy mình đã quên đi nhiều người mình đã từng yêu, quên một cách dễ dàng!
Tình
yêu có vĩnh cửu như "ổ khóa tình nhân" trên cầu?
Lúc
trẻ cứ tưởng tình yêu luôn dựa theo nguyên tắc “bình đẳng” qua triết lý “yêu
thương cho đi là yêu thương nhận lại”. Về già mới chợt nhận ra bài học
kinh nghiệm đầy bất công của tình yêu: “có những yêu thương chỉ cho mà
không nhận”. Nhà thơ người Anh, Abraham Cowley (1628-1667) đã phải thốt
lên:
“Of
all the pain, the greatest pain
It
is to love, but love in vain”
Tạm
dịch là:
“Trong
mọi khổ đau, niềm đau vĩ đại,
Là
trót yêu người… không hề yêu lại”
Lúc
trẻ cứ tưởng rằng “yêu một người là sống chết vì người đó”, giờ mới
biết “yêu một người là phải biết tự yêu lấy mình”. Đây không phải là
lòng “tự ái” của con người khi về già mà là những điều mà nhiều người có tuổi
rút ra được sau những cuộc tình “mù quáng” của thời thanh niên và thiếu nữ.
Lúc
trẻ cứ nghĩ “sau tình yêu sẽ là hôn nhân”, đến khi về già mới nhận
ra: “vẫn có những cuộc hôn nhân không cần tình yêu”. Ngạn ngữ Pháp có
câu: “Tình yêu là Bình Minh của hôn nhân, hôn nhân là Hoàng Hôn của tình
yêu” và với kinh nghiệm bản thân, Socrates khuyên nhủ mọi người:
“Bằng
đủ mọi cách, hãy lập gia đình. Nếu lấy được người vợ tốt, bạn sẽ hạnh phúc. Nếu
lấy phải người xấu bạn sẽ trở thành một triết gia” (By all means: marry.
If you get a good wife: you’ll become happy. If you get a bad one: you’ll
become a philosopher).
Ngay từ lúc còn trẻ nhiều người cũng đã trở thành “triết gia” vì yêu. Họ
thích định nghĩa tình yêu với những mỹ từ, mỹ ý… Nào tình yêu là X, là Y, là
A,B,C,D… khi lớn tuổi lại cuống cuồng vì hoang mang, không biết tình yêu thật
sự là gì cả. Tại sao ư? Vì, “tình yêu thật khó định nghĩa: nó đến bất
chợt, đi bất ngờ, và để lại một vết thương lòng muôn thuở”!
Tình
yêu quả là… rắc rối
Lúc
trẻ cứ tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, về già mới biết hạnh phúc chỉ
đơn giản là những thứ bình dị xung quanh, có chăng là mình đã không nhận thấy.
Người trẻ chỉ thấy hạnh phúc trong hôn nhân khi được sống bên người tình yêu
mến, về già hạnh phúc đó lan tỏa đến con cháu qua một thứ không còn là tình yêu
trai gái mà là tình ruột thịt, máu mủ.
Khi
còn trẻ, phạm vi giao tiếp thường mở rộng, bạn bè giao thiệp rất đông. Đến lúc
ở vào tuổi về hưu bỗng thấy mình cô đơn vì cuộc sống thu hẹp và người già
thường “ẩn mình” trong phạm vi gia đình.
Tuy
nhiên, cũng có người vẫn hăng say hoạt động xã hội để khỏa lấp sự trống rỗng,
có người tìm một thú vui cho bản thân như chăm sóc cây cảnh, viết lách… Chỉ tội
nghiệp những ai không tìm cho mình một hướng đi lúc về già trước khi bị bệnh
tật tấn công để trở về với cát bụi.
Lúc
trẻ tưởng “nói quên là có thể quên được”, giờ mới biết có những
chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng. Điều này cho thấy người
lớn tuổi hướng về cuộc sống “nội tâm” trong khi người trẻ giữa cuộc sống tất
bật ngoài xã hội, luôn… “hướng ngoại”.
Lúc
trẻ, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm vì chung quanh toàn là người, về già mới hiểu
những giây phút bên người thân quả là một sự ấm áp nhưng lại rất mong manh,
trong khi đó, “nỗi cô đơn luôn ở bên cạnh”.
Cũng
vì thế cho nên khi còn trẻ cứ tưởng việc đóng một cây đinh vào tường thật đơn
giản vì không thích thì có thể nhổ đi. Về già mới thấy: đinh có thể nhổ nhưng
vết lõm trên tường vẫn còn đó.
“Hai
mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi
cái đầu đều bạc.
Nếu
chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn
chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con
mắt còn có đuôi”
Đó
là những lời kết trong bài thơ Tình Già của Phan Khôi đăng trên báo Phụ
nữ Tân văn năm 1932. Bài thơ này có thể coi như tác phẩm thơ tự do đầu
tiên, mở đường cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam . Về phương
diện tình cảm, bài thơ thể hiện “một vết lõm trên tường” sau khi cái
đinh được nhổ từ thời trai trẻ.
Hạnh
phúc tuổi già
Theo
lẽ tự nhiên, người ta khóc khi buồn nhưng một khi có tuổi mới thấy điều buồn
nhất là…“không thể khóc được”. Xem một cuốn phim, đọc một cuốn truyện người trẻ
và người già thường có những cảm xúc khác hẳn nhau! Có thể vì đã từng trải
nhiều nên tình cảm của người già đã trở nên… “chai lì”? Phải chăng tuyến lệ
cũng đã bị “lão hóa” nên không còn hoạt động?
Giọt
nước mắt
Ở
một thái cực ngược lại, cười là vui nhưng nhiều khi người lớn tuổi lại thấy “có
những giọt nước mắt còn vui hơn tiếng cười”, chẳng hạn như trường hợp gặp lại
người thân sau một thời gian dài xa cách, “mừng mừng, tủi tủi”.
Những
lúc tình cảm đạt đến “cực điểm”, người ta thường nhớ đến câu thơ đầy mâu thuẫn
của Xuân Diệu:
“Cười
là tiếng khóc khô không lệ
Người
ta cười trong lúc quá chua cay”
Người
ta cũng có thể “cười ra nước mắt” hay như Nguyễn Du trong Kiều đã vẽ
nên cảnh oái ăm “Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Suy cho
cùng, chuyện Khóc-Cười là lẽ thường tình nhưng rõ ràng là mức độ Khóc-Cười
thường bị ảnh hưởng phần nào vì tuổi tác.
Khóc
& Cười
Lúc
trẻ tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn mới biết có những thứ còn ngọt ngào hơn
cả kẹo. Người cha già trên giường bệnh nhận từ con viên thuốc đắng nhưng sao
vẫn thấy ngọt. Người mẹ già ăn bát canh khổ qua nhưng không cảm thấy đắng vì sự
hiếu thảo của con. Ông cha ta thường nói: “Già được bát canh, trẻ được
manh áo mới” là vậy.
Lúc
trẻ tưởng tượng rất nhiều, về già mới nhận ra: “chuyện cổ tích không bao
giờ có thật”. Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, khi tuổi tác đã
cao mới thấy thay đổi chỉ một người cũng khó, có chăng vẫn chỉ là tự thay đổi
mình.
Lúc
trẻ cứ tưởng một khi thành “người lớn” là lớn, bây giờ mới thấy có nhiều người
đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn. Đến khi thật sự thành người lớn thì người
ta mới hiểu: “không bao giờ bé trở lại được”. Đó là sự thật khiến cho
nhiều người lúc bé cứ mong mình chóng lớn, giờ đây lớn rồi lại ước gì mình bé
lại.
Lúc
trẻ cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: “được
trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”. Lúc trẻ tưởng rằng “những
gì đến rồi sẽ đi”, giờ mới biết: “khi niềm vui đến thường qua mau, còn nỗi
buồn đến thì cứ ở bên ta mãi mãi”.
Lúc
trẻ cứ nghĩ: “Tiền bạc, Tình yêu rồi mới đến Sức khỏe”, về già mới
khám phá sự đảo ngược: “Sức khỏe, Tiền bạc, Tình yêu”. Lúc trẻ rất sợ
phải chết, nhưng về già “sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều”.
Cuối
cùng, lúc trẻ cứ tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm. Về già mới hiểu
nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh. Johann Von Goethe đã từng nói: “Cái
chết, ở một mức độ nào đó, là một điều vô lý bỗng trở thành hiện thực” (Death
is, to a certain extent, an impossibility which suddenly becomes a reality).
Và
lúc đó chúng ta thanh thản ra đi để khởi đầu một cuộc hành trình cuối cùng: Bước-Nhảy-Vọt-Vào-Bóng-Tối.
Nguyễn
Ngọc Chính
Jun
24, 2014
Ngân
sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm
việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình
đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 .
Mar
17, 2014
Bước
đầu làm quen với Internet cũng rất khó khăn vì lớn tuổi nên rất bảo thủ và rất
e ngại những kỹ thuật quá mới mẻ. Nhưng các con tôi thì nhất quyết kéo, đẩy ông
già tía của chúng nó vô làm quen với internet cho kịp với ...
Jul
02, 2014
Một
người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người
có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác
thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống .
Jul
11, 2014
Sau
khi chuyển từ bà nội xuống cha mình, cái “tế bào gốc” của CG - tương lai lại
càng lận đận hơn, vì ông Nguyễn Sinh Sắc chịu cảnh mồ côi cha lẫn mẹ lúc còn
tuổi non dại. “Lên bốn, (cha của CG) về ... Một dân tộc có truyền thống hiếu để
với cha mẹ bậc nhất thế giới như Việt Nam với mấy chục triệu người lại không nuôi
được “cha già dân tộc” của mình, để CG phải đi làm lính đánh thuê cho Tàu là
nước từng bao phen xâm lược nước mình. Đó chẳng phải do “con ...
Mar
20, 2014
Những
chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi
già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do
bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu ...
Nov
27, 2013
Người
lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban
đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ
ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là ...
Mar
27, 2013
Tôi
còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc,
đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng -
100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau ...
Oct
18, 2013
Thực
tế, ở nhiều nước phương Tây, tuổi già là lúc người ta bắt đầu quay trở lại
trường học. Khi còn trẻ, nhiều người không có điều kiện theo học “đến đầu đến
đũa” hoặc theo đuổi những lĩnh vực mà họ đam mê vì nhiều lý do ...
May
19, 2011
Trong
mục sổ tay của tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, gã lượm được một mẩu tin như sau:Kể
từ nay, chính phủ sẽ không bổ nhiệm người làm thứ trưởng và những chức vụ tương
đương quá 55 tuổi. Khi đọc thông báo trên do ...
Apr
14, 2011
Minh
nhớ lại gần hai năm trước, khi ông bà Mạnh còn minh mẫn và ở trong một chung cư
dành cho người già tại Westminster
. Với tiền trợ cấp của chánh phủ và tiền đóng góp của anh chị em trong nhà, họ
đã mướn chị Năm, ...
Oct
28, 2013
Người
Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã
vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản
phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện ...
Mar
20, 2012
Trẻ
em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ, nhưng đến
tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả
tự nhiên. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn.
Jul
26, 2013
Tôi
không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ
vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú
sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ ...
Feb
07, 2014
Nếu
quý vị, hoặc người thân là người tài xế cao tuổi, có nhiều phương cách để giúp
quý vị an toàn trên xa lộ và tiếp tục lái xe thêm nhiều năm nữa. Điều cốt yếu
là phải biết khả năng thể lý bị hạn chế ra sao lúc về già.
May
15, 2012
Mà
nói tới ông anh cả của bả mới tội, ổng gần tám mươi rồi mà không được hưởng
tuổi già, được sống gần con cái ở Quy nhơn mà phải ở đây lo cho ông già hơn
trăm tuổi mới khổ chứ. - Nhà Quế hương đông mà, sao lại bắt ...
Nov
27, 2013
Theo
kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society
for Neuroscience thì người cao niên có thể thay đổi tình trạng minh mẫn và tránh
được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu ...
Khi
bạn qua tuổi 60 hãy hưởng thụ những gì mình yêu thích....
Bạn
không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và bạn cũng không thể mang đi những
gì bạn đã có được, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm.
Bởi thế, bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch , mua sắm thứ bạn thích, và cho đi những gì bạn có thể, và đừng quan tâm đến nhận lại.
Đừng nghĩ là phải để lại tất cả những gì bạn đã kiếm được cho các con cháu, chẳng phải thế sao ? vì bạn không hề muốn chuyển giao lại cho những kẻ sống ký sinh, những người đang nóng lòng chờ đợi ngày chết của bạn .
Bạn cũng không cần lo lắng về những điều sẽ xảy ra cho các con bạn, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào, bởi vì khi chúng ta trở về với cát bụi rồi thì ta không còn nghe thấy bất kỳ lời khen, hay tiếng chê nào nữa.Thời gian mà các bạn sống vui vẻ trên đời, thời gian để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó sẽ chấm dứt .
Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi lẽ chúng có số phận riêng của chúng, và chúng sẽ tìm được, chắc chắn là như vậy, con đường của chúng trong cuộc đời .
Chớ làm nô lệ cho con cái bạn .Hãy giữ quan hệ với chúng, yêu thương chúng và giúp đỡ chúng khi chúng cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng .
Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nhất khi bạn có thể và bằng lòng với cuộc sống .
Kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn .Đa phần, chúng đều yêu quý cha mẹ , nhưng chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng cần quan tâm nhiều hơn .
Có những đưa con bất cẩn, chúng có thể cãi nhau về của cải của bạn ngay cả lúc bạn đang còn sống, và có thể là chúng muốn bạn chết sớm hơn để thừa hưởng nhà cửa và của cải của bạn .
Nói chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu, trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của chúng .
Vì thế, sau tuổi 50-60 bạn không cần phí sức, không cần phải hao tổn thêm sức khỏe để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến lúc xuống mồ .Rất có thể là tiền bạc của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết .
Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền ? Bao nhiêu thì đủ ? Một trăm ngàn ? Một triệu ? Mười triệu ? Từ hàng ngàn hecta ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả, và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày ; từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho bạn : một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp .Với chừng ấy thời gian mà bạn cần một chỗ ở, một số tiền để ăn, để mặc, và một số vật dụng cần thiết khác …thế là bạn đã sống tốt rồi .Chỉ cần sống vui vẻ hạnh phúc là được.
Gia đình nào cũng có vấn đề, bất luận là ở chế độ xã hội nào. Bạn đừng so sánh với người khác về phương diện tài chính, Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất, mà hãy đi chơi nhiều hơn, đến các bar, kể cả đi du lịch nước ngoài .
Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn, ai hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh, và sống lâu hơn .
Đừng bận tâm đến những điều mà bạn không thể thay đổi .Nó chẳng giúp gì cho bạn, mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật.Hãy tạo cho mình một trạng thái thường xuyên ổn định, và hãy xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc .
Với chừng ấy thời gian bạn sống khỏe mạnh và vui vẻ, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch, rồi nóng lòng chờ đợi những ngày tiếp theo .
Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi . Một ngày có dù chỉ một giây phút vui vẻ là một ngày được lợi .Một tâm hồn lạc quan thì chữa khỏi bệnh tật nhanh chóng. Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa, bởi nó không quen biết bệnh tật …
Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt ;hãy di chuyển, ra ngoài thường xuyên, đi dưới nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất, và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào .
Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có, và những gì có ở xung quanh bạn .
Và đừng quên bạn bè .Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản :chịu khó nghe và đừng ngắt lời ; hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng ; hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại ; hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối ; hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên .
Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn .
Chúc bạn có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ !
Bởi thế, bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch , mua sắm thứ bạn thích, và cho đi những gì bạn có thể, và đừng quan tâm đến nhận lại.
Đừng nghĩ là phải để lại tất cả những gì bạn đã kiếm được cho các con cháu, chẳng phải thế sao ? vì bạn không hề muốn chuyển giao lại cho những kẻ sống ký sinh, những người đang nóng lòng chờ đợi ngày chết của bạn .
Bạn cũng không cần lo lắng về những điều sẽ xảy ra cho các con bạn, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào, bởi vì khi chúng ta trở về với cát bụi rồi thì ta không còn nghe thấy bất kỳ lời khen, hay tiếng chê nào nữa.Thời gian mà các bạn sống vui vẻ trên đời, thời gian để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó sẽ chấm dứt .
Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi lẽ chúng có số phận riêng của chúng, và chúng sẽ tìm được, chắc chắn là như vậy, con đường của chúng trong cuộc đời .
Chớ làm nô lệ cho con cái bạn .Hãy giữ quan hệ với chúng, yêu thương chúng và giúp đỡ chúng khi chúng cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng .
Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nhất khi bạn có thể và bằng lòng với cuộc sống .
Kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn .Đa phần, chúng đều yêu quý cha mẹ , nhưng chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng cần quan tâm nhiều hơn .
Có những đưa con bất cẩn, chúng có thể cãi nhau về của cải của bạn ngay cả lúc bạn đang còn sống, và có thể là chúng muốn bạn chết sớm hơn để thừa hưởng nhà cửa và của cải của bạn .
Nói chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu, trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của chúng .
Vì thế, sau tuổi 50-60 bạn không cần phí sức, không cần phải hao tổn thêm sức khỏe để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến lúc xuống mồ .Rất có thể là tiền bạc của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết .
Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền ? Bao nhiêu thì đủ ? Một trăm ngàn ? Một triệu ? Mười triệu ? Từ hàng ngàn hecta ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả, và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày ; từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho bạn : một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp .Với chừng ấy thời gian mà bạn cần một chỗ ở, một số tiền để ăn, để mặc, và một số vật dụng cần thiết khác …thế là bạn đã sống tốt rồi .Chỉ cần sống vui vẻ hạnh phúc là được.
Gia đình nào cũng có vấn đề, bất luận là ở chế độ xã hội nào. Bạn đừng so sánh với người khác về phương diện tài chính, Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất, mà hãy đi chơi nhiều hơn, đến các bar, kể cả đi du lịch nước ngoài .
Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn, ai hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh, và sống lâu hơn .
Đừng bận tâm đến những điều mà bạn không thể thay đổi .Nó chẳng giúp gì cho bạn, mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật.Hãy tạo cho mình một trạng thái thường xuyên ổn định, và hãy xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc .
Với chừng ấy thời gian bạn sống khỏe mạnh và vui vẻ, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch, rồi nóng lòng chờ đợi những ngày tiếp theo .
Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi . Một ngày có dù chỉ một giây phút vui vẻ là một ngày được lợi .Một tâm hồn lạc quan thì chữa khỏi bệnh tật nhanh chóng. Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa, bởi nó không quen biết bệnh tật …
Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt ;hãy di chuyển, ra ngoài thường xuyên, đi dưới nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất, và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào .
Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có, và những gì có ở xung quanh bạn .
Và đừng quên bạn bè .Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản :chịu khó nghe và đừng ngắt lời ; hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng ; hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại ; hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối ; hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên .
Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn .
Chúc bạn có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ !
Đinh công Đức
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.