Wednesday, July 16, 2014

Tân Cương cấm người Hồi giáo nhịn ăn

image
Người Hồi giáo ở Tân Cương nói Bắc Kinh 'đàn áp tôn giáo và phong tục của họ'
Một số sinh viên ở Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc đã nói với BBC rằng họ bị cấm nhịn ăn theo phong tục Hồi giáo trong tháng nhịn ăn Ramadan.

Ba sinh viên Hồi giáo nói chuyện với BBC đều không muốn tiết lộ danh tính do họ lo sợ bị chính quyền trừng phạt vì dám nói đến một vấn đề nhạy cảm.
Tuy nhiên họ nói với chúng tôi rằng họ bị buộc phải dùng bữa cùng với các giáo sư để đảm bảo rằng họ không thể nhịn ăn.
Những sinh viên nào không chịu ăn sẽ bị phạt.

image
Một sinh viên nói: “Nếu anh muốn sống bình thường ở đây thì anh không nên nhịn ăn.”
Tân Cương là nơi sinh sống của đông đảo người Uighur theo Hồi giáo.
Bắc Kinh quy trách nhiệm hàng loạt các vụ tấn công gần đây cho các phần tử Hồi giáo cực đoan và những nhóm mà họ gọi là ‘các tổ chức khủng bố từ nước ngoài’.
Hôm thứ Năm ngày 10/7, tòa án ở Tân Cương đã kết án tù 32 người vì đã tải hoặc gửi các đoạn video về ‘khủng bố bạo lực’.
Tuy nhiên, nhiều người Uighur lại cho rằng bạo lực ở đây bắt nguồn từ chính sách của Bắc Kinh đàn áp văn hóa và tôn giáo của họ.

Hại sức khỏe

image
Các sinh viên nói chuyện với BBC cho biết tất cả các trường đại học trong khu vực đã cấm sinh viên của họ nhịn ăn.
Một số cơ quan chính phủ cũng ra lệnh cấm nhân viên công chức nhịn ăn.
Một bệnh viện công thậm chí còn yêu cầu các nhân viên theo Hồi giáo ký cam kết không nhịn ăn.
Nhịn ăn trong tháng Ramadan – tức là không ăn uống gì cả từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn – được xem là một trong năm trụ cột của Hồi giáo.

image
Trung Cộng đã tăng cường an ninh ở Tân Cương sau hàng loạt vụ tấn công
Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang ốm và người đang đi đường xa được miễn nhịn ăn.
Nằm trong chiến dịch tuyên truyền chống nhịn ăn, các tờ báo do chính quyền kiểm soát ở Tân Cương đã đăng những bài xã luận cảnh báo các nguy cơ về sức khoẻ của việc nhịn ăn uống.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trung Cộng cấm đoán việc nhịn ăn ở Tân Cương.
Tuy nhiên, trong bối cảnh bạo lực dâng cao trong khu vực, lệnh cấm này có khả năng làm gia tăng căng thẳng.

image
Các sinh viên nói chuyện với BBC ở Đại học Kashgar cho biết những ai không ăn uống sẽ bị nhà trường ra cảnh báo chính thức. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sự nghiệp của họ.
Trong một số trường hợp, những sinh viên vi phạm lệnh cấm còn bị treo bằng.
“Đa số chúng tôi muốn thực hành nhịn ăn,” một sinh viên nói, “Tuy nhiên trước tình hình hiện nay hầu hết chúng tôi đều quyết định sẽ không nhịn ăn.”



Martin Patience


Vụ tấn công làm thay đổi Tân Cương

image
Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp an ninh sau một loạt các vụ tấn công mà giới chức quy trách nhiệm cho những người Uighur cực đoan
Trung Quốc đang có cuộc trấn áp an ninh to lớn sau một loạt các vụ tấn công bạo lực mà nước này quy trách nhiệm cho người Hồi giáo thuộc sắc tộc Uighur thiểu số ở miền tây bắc tỉnh Tân Cương.
Trong những tuần gần đây, hàng trăm nghi phạm đã bị bắt giữ và các buổi xét xử công khai đã được phát trên truyền hình nhà nước.
Một trong những vụ khét tiếng nhất là vụ ba người đàn ông và một phụ nữ đang chờ xét xử về vụ tấn công ở ga Côn Minh khiến 29 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.

image
Một trong các nạn nhân là Shi Kexiang, người bị một kẻ lạ mặt mặc đồ đen cầm kiếm chém vào cổ. Bà bị hôn mê từ đó tới nay.
Suốt bốn tháng qua, Shi Xuefa túc trực bên giường bệnh viện, cầu xin Kexiang hãy nghe thấy tiếng mình. Các bác sỹ rất tử tế, chính phủ trả mọi hóa đơn y tế, nhưng Xuefa không biết rồi đây chị mình có tỉnh lại nữa không.
Với một gia đình nông dân bị khó khăn do hạn hán, chỉ có mặt ở sân ga đêm đó bởi vừa trở về sau khi đi làm công nhân xây dựng xa nhà, thì thảm họa này đã làm tiêu tan đi kể cả những hy vọng nhỏ nhoi nhất.

image
Shi Xuefa nói ông đang mang hành lý lên phòng chờ thì xảy ra vụ tấn công ở tầng dưới nhà ga Côn Minh

image
Bà Shi Kexiang đã nằm hôn mê từ bốn tháng nay, sau khi bị kẻ lạ mặt chém vào cổ ở nhà ga Côn Minh
Tốc độ, mức man rợ và sự bừa bãi của vụ tấn công tại nhà ga tỉnh khiến cả Trung Quốc rung chuyển. Cảnh sát nói những người ly khai Uighur muốn tiến hành thánh chiến.
Và vấn đề Tân Cương của Trung Quốc, vốn thường bị coi là khó khăn mang tính địa phương, bỗng nhiên khiến người ta cảm thấy như mối đe dọa cho mọi người ở mọi nơi.
Một số người trên truyền thông thậm chí còn gọi đây là vụ 11/9 của Trung Quốc cho tới khi họ bị cơ quan kiểm duyệt nhà nước yêu cầu hạ giọng, do lo ngại mức độ tường thuật sẽ dẫn tới các cuộc bạo loạn chống lại người Hồi giáo tại nước này.

Dạy cho họ một bài học

image
Tại nhà ga Côn Minh, biện pháp an ninh như ở sân bay đang được áp dụng, và lực lượng chống khủng bố được vũ trang đầy đủ, mặc đồ rằn ri sẫm màu thực tập các kỹ năng.
Shi Xuefa trở lại nơi diễn ra vụ tấn công và mô tả những gì đã diễn ra.
"Tôi khi đó đang mang một ít hành lý lên phòng chờ, còn chị Kexiang đứng ở tầng dưới trông chỗ đồ còn lại," ông nói.
"Tôi nghe tiếng hét và khi chạy xuống dưới, tôi thấy những ai chạy được đều bỏ chạy cả. Nhưng có những xác người nằm trên nền nhà và tôi thấy chị mình nằm giữa vũng máu."

image
Trong vòng 15 phút, Xuefa cố lấy những ngón tay mình để cầm máu từ vết thương ở cổ Kexiang. Cuối cùng, khi các lực lượng khẩn cấp tới nơi, họ kinh hoàng đưa những người bị thương và tử vong lên xe buýt, cùng chạy về bệnh viện.

Xuefa không mang ác cảm với những người Uighur tuân thủ pháp luật về những gì đã xảy ra, nhưng ông tin rằng những kẻ máu lạnh giết người vô tội cần phải đối diện với án tử hình.
"Trong số những người Uighur, có nhiều người tốt hơn là kẻ xấu. Nhưng với những kẻ xấu, chính phủ cần phải thẳng tay trấn áp để dạy cho họ một bài học," ông nói.

image
Vụ tấn công ở nhà ga Côn Minh khiến 29 người chết và hơn 100 người bị thương
Phân định được người xấu trong lúc không gây thù nghịch với người tốt là một thách thức cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Bắc Kinh nói gốc rễ của vấn đề nằm ở ngoài Trung Quốc, rằng dân quân Hồi giáo đang lan ra từ Trung Á thông qua truyền thông xã hội nhằm đầu độc trái tim của thanh niên Uighur tại Tân Cương.
Câu trả lời của Bắc Kinh là: tăng thêm biện pháp an ninh. Gồm các biện pháp huấn luyện chống khủng bố, có cảnh sát có vũ trang trên đường phố và ra án nặng cho những ai trao đổi tài liệu cực đoan trên mạng.

image
Nhưng các nhóm nhân quyền và những người Uighur lưu vong nói những chính sách đó đang khiến cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn và gốc rễ của tình trạng bạo lực là người Uighur đang ngày càng bị lấn át ở ngay trên đất của mình.

Họ cũng cảnh báo rằng các nỗ lực nhằm xóa bỏ hoặc kiểm soát việc ăn kiêng, việc để râu và các hình thức thể hiện tôn giáo, văn hóa khác đang khiến cho người Uighur càng trở nên thù nghịch hơn.

Raffaelo Pantucci, nhà nghiên cứu về an ninh Tân Cương, nói Trung Quốc không phải là nước đầu tiên đối diện với một số những thách thức này.
"Vào lúc này, Trung Quốc đang có cuộc tranh luận về tính hòa đồng và tính đa dạng văn hóa," ông Pantucci nói. "Chúng tôi thấy điều đó đã xảy ra ở châu Âu từ vài năm trước, và tôi không nghĩ nó được giải quyết triệt để ở châu Âu."
"Trên hết, đây là quốc gia độc đảng và có ý chí rõ ràng trong việc muốn cơ cấu xã hội như thế nào. Làm thế nào để quý vị, trong một quốc gia có 1,4 tỷ dân, lại tạo điều kiện cho một cộng đồng thiểu số 10 triệu người?"

image
Người Hồi giáo ở Tân Cương bị cấm ăn kiêng trong tháng Ramadan
Tạo điều kiện không phải là chuyện dễ. Các buổi cầu nguyện thứ Sáu từng là dịp để tất cả người Hồi giáo tại Côn Minh tụ tập tại nhà thờ Hồi giáo.
Trước vụ sát hại ở nhà ga, những buổi lễ đó có hàng trăm người Uighur tham dự. Nay, con số chỉ chừng vài ba chục người. Và khi ra về, cảnh sát chặn từng người lại kiểm tra giấy tờ.
Tin tức ảm đạm hàng ngày từ Tân Cương càng khiến họ bị cách ly, và nay cư dân Uighur ở Côn Minh hiếm khi dám ra ngoài công khai.

Tại nhà hàng Hồi giáo Tianshan, công việc làm ăn đi xuống một cách tệ hại.
Vào buổi tối tôi đến, thì tôi hầu như là thực khách duy nhất. Người địa phương tránh xa, còn các nhóm du khách từng đến từ Tân Cương nay không thể ra khỏi tỉnh.

image
Cảnh sát thường xuyên tới nhà hàng, hỏi han và kiểm tra giấy cư trú. Người Uighur chưa từng dễ dàng trong việc tìm công ăn việc làm hay thuê nhà trọ tại các thành phố đông người Hán ở Trung Quốc, nhưng nay, Mamati, chủ nhà hàng nói đó là điều gần như không thể.
"Trên tàu hỏa hoặc xe buýt, mọi người tránh xa chúng tôi. Họ sợ chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng sợ họ," ông nói.
"Chúng tôi không thể ra ngoài một mình được nữa. Chúng tôi chỉ có thể đi theo nhóm và ngay cả khi đó, mọi người nguyền rủa chúng tôi, bảo chúng tôi về nhà đi, hoặc trở về Tân Cương đi. Nhưng tôi là người Trung Quốc và tôi không phải là người xấu."

image
Mamati và nhân viên của ông là người Uighur, nhưng cũng là các công dân Trung Quốc. Họ nói họ không quan tâm tới Hồi giáo cực đoan hay việc đòi ly khai.
Nhưng tình trạng bạo lực tại Tân Cương vẫn tiếp diễn và việc trấn áp bằng biện pháp an ninh tăng cao. Cuộc sống của người Uighur trên khắp Trung Quốc đang trở nên khó khăn hơn và ai cũng có thể bị coi là nghi phạm khủng bố.




Carrie Gracie

Sep 18, 2012
Các cuộc biểu tình chỉ xác nhận chính sách vuốt ve, hay nói lịch sự hơn, chính sách hòa hoãn mà TT Obama thực hành đối với khối Hồi giáo, tiếp nối theo TT Bush, đã hoàn toàn thất bại vì cả hai tổng thống hoặc là vẫn chưa ...

Oct 12, 2012
Những người hồi giáo đã biểu tình để đòi quyền được đạo đức hơn là những gì họ đã có tại Pháp, biểu tình đó là để chống lại lịnh cấm choàng khăn trùm đầu Hejab, nhưng chúng ta đã không biểu tình với một niềm đam mê ...

Jul 02, 2014
Người theo Hồi giáo ở Hoa Kỳ tỏ đau buồn và kinh hoàng trước vụ khủng bố ở Boston giống như những người theo tôn giáo khác. Nhưng có một số lo ngại họ sẽ bị công luận Mỹ gán cho là phải chịu trách nhiệm về vụ này.

Apr 16, 2011
Theo truyền thống của những người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người đặt chân đầu tiên vào hậu cung không ai khác chính là vợ và con gái của Sultan và của các con trai ông ta. Trong hậu cung, họ được học múa, học ...

Jun 06, 2013
Cuộc triển lãm độc đáo trên mạng này trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và những câu chuyện của những người phụ nữ Hồi giáo hiện đại – từ người thắng giải Nobel Hòa bình Shirin Ebadi và nhà thơ Mỹ gốc Bangladesh ...

Oct 27, 2013
Khi chính quyền Tunisia thông báo rằng một loạt cô gái trẻ đã bỏ nhà đi phục vụ tình dục cho các chiến binh Hồi giáo ở TunisiaSyria, nhiều người đã bị sốc và ngờ vực. Phóng viên BBC Ahmed Maher đã đến Tunisia để ...

May 25, 2013

Nhà tiên tri Muhammad, được gọi là Thánh Allah của đạo Hồi là người có 13 vợ và một nàng hầu. Muhammad sinh năm 570 tại Mecca và mất ngày 8-6-632 tại Medina . Cả 2 thành phố nầy là thánh địa của Hồi giáo, ở nước ...


image

Chiến binh đào tẩu kể về Isis
Israel: Một đất nước thần kỳ
Đừng sống bằng sự dối trá
William Hague và ngoại giao Anh với VN
Tầm quan trọng của kiều hối
Hai nhóm chính trong cộng đồng người Việt hải ngoạ...
Hội thảo: Xu hướng gần đây ở Biển Ðông và Chính sá...
Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình
TNS John Cornyn chào mừng cuộc tổng vận động cho V...
Đường hóa học giết người không gươm dao
Đức đăng quang World Cup 2014
Đại Hội Giới Trẻ Cao Đài Thế Giới và một quyết địn...
Trò chuyện với con gái người tự thiêu phản đối già...
Bạo loạn bùng lên ở Argentina sau thất bại bóng đá...
Đức: Vộ địch túc cầu Thế giới 2014
Bên trong lò lột da rắn ở Indonesia
9 nơi nổi tiếng không được chụp ảnh
Chọn ai: Thời gian quyết định không còn dài nữa
Thiếu nữ Việt với sản phẩm tẩy rửa và bảo vệ tai
Bệnh Gan ở Mỹ tăng nhiều do thuốc Lá Cây
Cha già lận đận
Bàn về nước tiểu
Ngũ Giác Ðài có chiến thuật mới để ngăn chặn TC ở ...
Thượng Viện HK: Trung Cộng rút giàn khoan
Chống giặc Tàu Ô ngoại xâm
Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Cộn...
Tố cáo thẳng thừng "Súc vật hồ chí minh" trên Yout...
Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN
Xem phân định bệnh
Nếu đảng cộng sản TC không còn?
Trọng tài mất mạng trên sân bóng đá
Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
Cuộc cách mạng của bóng đá Đức
Cảm phục nữ Thủ tướng Đức
Cái chết của một nền bóng đá?
Ăn cơm mới, nói chuyện cũ…
Chuyện ở Học Viện Quân Sự West Point
Huỳnh Thục Vy điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ
Thời điểm 'bất ổn' ở Đông Bắc Á
Kẻ cắp bán đồ gian

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.