Không
chỉ canh phòng nghiêm ngặt ở xung quanh khu vực dự án, mà mỗi cụm công trình
còn có hàng ràng bằng tôn và cổng ra vào được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong
khi dư luận trong và ngoài nước xôn xao và phản ứng mạnh mẽ trước sự kiện Cty
Formosa Hà Tĩnh gửi công văn cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải với đề xuất
thành lập đặc khu kinh tế gang thép Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) thì những phản
ứng của chính phủ lại cho thấy một thái độ thiếu cầu thị và đặc biệt là cố tình
“chạy tội” cho tội đồ - PTT Hoàng Trung Hải, người không chỉ “dâng” Vũng Áng
cùng cảng Sơn Dương cho Trung Cộng mà còn dành cho Formosa Hà Tĩnh rất nhiều ưu
đãi “vô tiền khoáng hậu”.
Thái
độ né tránh, quanh co
Trước
sự phản đối gay gắt của dư luận trên cả báo chí “lề đảng” lẫn báo chí “lề dân”,
trong cuộc trao đổi với báo Thanh Niên ngày 27/6/2014, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh cho biết là đề xuất của Formosa Hà Tĩnh
đã được gửi lên Bộ, Bộ thấy không ổn và đã báo cáo PTT Hoàng Trung Hải và PTT
cũng đã có kết luận không đồng ý.
Thiết
tưởng không cần phải nhắc lại rằng, công văn của Formosa Hà Tĩnh gửi cho PTT
Hoàng Trung Hải (gửi Thủ tướng nhưng dự án Formosa Hà Tĩnh thuộc lĩnh vực quản
lý của PTT “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải) nên theo đúng quy trình thì
ngài PTT sẽ trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các bộ ngành hay địa phương “tham
mưu”. Đó là những gì đã xẩy ra với công văn số 1405069/CV-FHS ngày 21/5/2014
của Formosa gửi Thủ tướng Chính phủ (chỉ 2 ngày sau, Văn phòng Chính phủ đã có
công văn đóng dấu hoả tốc số 3730/VPCP-KTTH với nội dung truyền đạt “ý kiến chỉ
đạo” của PTT Hoàng Trung Hải).
Việc
ông Bùi Quang Vinh phát biểu như trên rõ ràng là “ngược quy trình” và lộ rõ ý
đồ “chạy tội” cho ngài PTT Hoàng Trung Hải. Người ta hẳn sẽ không bất ngờ trước
thái độ của ông Bộ trưởng KH-ĐT nếu biết rằng “bộ ba Lào Cai” Bùi Quang Vinh –
Nguyễn Hữu Vạn – Nguyễn Văn Vịnh đã bị tố cáo là tay chân đắc lực của ngài
PTT này và góp phần quan trọng vào việc biến Lào Cai thành “tử huyệt” của
Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc.
Tiếp
theo, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Văn Nên phát biểu trong
cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ ngày 1/7: “Báo chí thời gian qua có
nói họ xin vùng kinh tế đặc khu gì đó, phải nên chỉnh lại cho chính xác hơn là
họ xin cơ chế đặc thù cho dự án của họ với một thiện chí tốt.”
Trong
công văn số 1405069/CV-FHS ngày 21/5/2014 nói trên, Formosa đã
ghi rõ là đề nghị “thành lập khu kinh tế đặc thù riêng cho dự án
FSH”; còn trong công văn số 1406022/CV-FHS ngày 10/6/2014 gửi PTT Hoàng Trung
Hải, Formosa lại đưa ra đề xuất “thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng
Áng nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp
liên quan như gang thép, điện...”. Chính vì vậy mà dư luận có quyền đặt câu hỏi
là đằng sau hiện tượng “mù chữ” đột xuất của ông Chủ nhiệm VPCP là gì?
Bộ
trưởng Nguyễn Văn Nên còn cho biết trong cuộc họp báo rằng: “Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và địa
phương giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, vượt quá thẩm quyền
thì báo cáo Thủ tướng.” Câu nói này dường như lại muốn nhằm mục đích “chạy
tội” đ/c PTT Hoàng Trung Hải. Xin thưa với ông Bộ trưởng khả kính rằng, với dự
án này thì chẳng có gì đáng gọi là “vượt quá thẩm quyền” của ông PTT “phụ
trách kinh tế” Hoàng Trung Hải cả: một mình ông ta đã quyết từ chủ trương đầu
tư cho đến những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu” dành cho dự án đầy mờ ám
này, mờ ám như chính nguồn gốc Tàu của ông ta vậy. (Công văn số
323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng
Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước
sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số
869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực
hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu
Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” đều do ông Phó Thủ tướng này ký.)
Ai
là chủ nhân của Formosa Hà Tĩnh?
Trong
bài “Đặc khu kinh tế - Quỷ kế nhãn tiền?”, tác giả Trung Ngôn viết: “Những
người khảo sát xác định vị trí dự án của cả hai bên thật thông minh, hiểu biết
đã đặt cho nó vào đúng một vị trí ‘nhạy cảm’ như một ‘tử huyệt’ án ngữ một khu
vực phòng thủ lợi hại vào bậc nhất trải dài từ Nghệ Tĩnh tới Quảng Bình, Thừa
Thiên - Huế, xưa kia gọi là vùng Thuận Hóa mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
chỉ ra cho Chúa Nguyễn là: ‘Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.’ Chính vì
thế nên dù dự án này có chủ là nhà đầu tư Nga hay Mỹ cũng vậy thôi. Nó nhất
định phải về tay người Hoa Lục như một định mệnh, không thể khác, vì một bên
cần kiếm nhiều tiền, còn một bên thì coi đây là món hàng vô giá, đắt mấy cũng
phải mua cho bằng được.”
Theo
báo Taipei Times ngày 28/9/2013 thì tập đoàn Đài Loan Formosa
Plastics Group (FPG) chỉ còn nắm 59% cổ phần của Formosa Hatinh Steel thông qua
4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals
& Fibre Corp và Formosa Petrochemical Corp, vì mỗi công ty con này đã giảm
sở hữu cổ phần từ 21,25% xuống 14,75%.
Việc
chuyển nhượng cổ phần này đã, đang và sẽ diễn ra mờ ám vì theo tờ báo mạng
chuyên ngành Steel First thì một quan chức của Formosa Hà Tĩnh đã cho họ
biết rằng: “Mọi cán bộ công nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đều bị cấm đưa ra bất
kỳ bình luận nào với công chúng về việc chuyển nhượng cổ phần”.
Formosa
Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu hay chưa?
Báo
Tiền Phong ngày 17/6/2013 đăng bài “Đài Loan đang làm gì tại siêu dự án Formosa ?”,
trong đó viết:
Sau
khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà
Tĩnh (tháng 12/2012) - một dự án thành phần quan trọng trong khu liên hợp có
diện tích trên 3.300 ha, từ đó đến nay, khu vực này được cho là “nội bất
xuất ngoại bất nhập”.
Người
dân bình thường không thể vào trong khu vực dự án vì chủ đầu tư thuê bảo vệ
canh tứ phía. Nhiều người dân được hỏi cho biết, dù ở ngay bên cạnh dự án nhưng
việc chủ dự án làm gì bên trong thì không hay biết.
Không
chỉ người bình thường mà ngay cả phóng viên báo chí chính thống của
nhà nước muốn thâm nhập thực tế để viết bài cũng không được.
Báo
Tuổi Trẻ ngày 29/6/2014 đăng bài “Formosa Hà Tĩnh ‘được voi đòi tiên’”,
trong đó viết:
Phó
thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo
quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình
công nhân thuê hoặc mua. Nhiều đề xuất khác của Formosa Hà Tĩnh cũng được giải
quyết. Cụ thể, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội kịp thời áp dụng cơ chế, tiêu chuẩn đặc thù, linh hoạt để giải
quyết nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu bổ sung lao động người nước ngoài và trong
nước của dự án Formosa Hà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh được yêu cầu đơn giản
hóa thủ tục như miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng dịch chứng thực (hoặc công
chứng) trong thủ tục cấp phép lao động nhằm “đáp ứng yêu cầu về lao động xây
lắp” của các nhà thầu dự án Formosa Hà Tĩnh.
Chưa
hết, theo báo Pháp Luật ngày 1/7/2014 thì tại hợp đồng thuê đất ngày
6/2/2009 còn quy định: “Đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát
triển kinh tế hay các mục đích khác; đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng,
an ninh, hai bên tiến hành thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm
trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án này còn nằm ngoài sự chi phối
của Điều 38 Luật Đất đai 2003 (quy định về việc nhà nước thu hồi đất).
Trong
khi sự kiện Formosa Hà Tĩnh đề nghị PTT Hoàng Trung Hải cho thành lập đặc khu
kinh tế trực thuộc VPCP vẫn còn nóng hổi thì ngày 1.7 vừa qua, UBND tỉnh Hà
Tĩnh lại đồng ý cho Formosa Hà Tĩnh triển khai xây dựng miếu thờ trong
khu đất dự án của mình.
Một
biệt khu bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, được canh phòng cẩn mật cả
trong lẫn ngoài, được hưởng những ưu đãi đặc thù mà không một dự án
nào ở Việt Nam dám mơ tới, được nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai,
được xây dựng miếu thờ riêng[i]…
Rõ ràng, Formosa Hà Tĩnh không chỉ là một đặc khu bất khả xâm phạm mà còn đang
trên đường trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam.
Các
bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
[i] Một người đã
bình luận dưới một bài đăng trên trang Facebook của tác giả về miếu
thờ này như sau: “Nó lập miếu thờ Hoàng Trung Hải vì đã có công [giúp Trung
Cộng] đánh Việt Nam
không tốn một viên đạn nào mà vẫn chiếm được nhiều đất đai địa thế đẹp và biển
đảo.
Lê
Anh Hùng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.