Wednesday, July 2, 2014

Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tranh chấp Biển Đông

image
Ông Nguyễn Phú Trọng nói: Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’ với tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không để nội bộ rối ren'.
Các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đồng loạt lên tiếng xác quyết cam kết bảo vệ chủ quyền và thúc giục quốc gia chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Truyền thông nhà nước trích phát biểu của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam hôm 1/7 nói rằng Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’ với tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không để nội bộ rối ren.’

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh dù không mong muốn chiến tranh nhưng Việt Nam cũng phải chuẩn bị tất cả mọi phản ứng cho mọi tình huống, kể cả chiến tranh.
Ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định vấn đề Biển Đông là rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

image
Ông Trọng nói Việt Nam không thể chọn nước láng giềng ‘ăn đời ở kiếp’ với mình, nên phải tìm cách để sinh sống hòa bình-hữu nghị trên tinh thần giữ được độc lập chủ quyền, nhưng ông thừa nhận rằng đây là việc khó.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các ban ngành địa phương chuẩn bị những giải pháp ứng phó với các tình huống kinh tế khó khăn giữa lúc tranh chấp Biển Đông liên quan đến giàn khoan Trung Quốc đang leo thang.

Ông Dũng nói giàn khoan Hải Dương 981 đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và đồng thời cảnh báo tình hình sẽ xấu hơn nếu căng thẳng giàn khoan không lắng dịu.

image
Các tình huống xấu ở đây bao gồm khả năng Trung Cộng sẽ ngưng các hoạt động xuất-nhập khẩu tại các đường biên giới với Việt Nam hoặc tệ hơn là rút các nhà thầu đang thi công các dự án ở Việt Nam về nước. Đây cũng chính là quan ngại mà giới phân tích lâu nay đưa ra khi nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Cộng.

Tuy nhiên, tờ Tuổi trẻ thuật lời Thủ tướng Dũng nói chính sách của Việt Nam là phát triển thành một nền kinh tế độc lập, hợp tác bình đẳng với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, không lệ thuộc vào một nền kinh tế đơn lẻ nào.
Theo tường thuật của Vietnamnet, ông Dũng nói Việt Nam mong muốn hợp tác kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng sẽ có biện pháp nếu Bắc Kinh không hợp tác.  

image
Cùng ngày hôm qua, Chủ tịch Trương Tấn Sang tuyên bố Việt Nam sẽ không quỳ lụy nước láng giềng phương Bắc dưới bất cứ tình huống nào. Phát biểu của ông Sang do báo Thanh Niên trích thuật được đưa ra trong cuộc giao lưu trực tuyến với lực lượng thực thi luật pháp trên biển.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu lực lượng chấp pháp ở thực địa duy trì áp lực đối với giàn khoan Trung Cộng. Ông Sang thúc giục lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển tiếp tục tuyên truyền để Bắc Kinh hiểu hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và thuyết phục họ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Hôm qua đánh dấu lần đầu tiên các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đồng loạt đưa ra những phát biểu công khai, mạnh mẽ ‘đối đầu’ với Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông.

image
Đây có phải là tín hiệu chứng tỏ sự quyết tâm của giới lãnh đạo Việt Nam và liệu sẽ tác động thế nào đối với Trung Cộng? Nhà quan sát-Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng từ Hà Nội nhận định:
“Tôi cho đây là tín hiệu đáng quan tâm về sự thất vọng của Việt Nam sau chuyến đi của ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội không đạt được một thỏa thuận như mong muốn. Điều này nhắc lại rằng những đề nghị của Bộ Chính trị và cá nhân ông Trọng khi làm việc với Bắc Kinh dường như không mang lại những gì họ mong muốn, cuối cùng đành phải trở về với nhân dân, thuận theo xu hướng của thời đại. Nói ngắn gọn phải chuẩn bị ‘chiến tranh’.”


image
Một thái độ ‘đối đầu’ với Trung Cộng sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều thiệt hại trong mọi mặt từ kinh tế tới quân sự. Tuy nhiên, nhà quan sát Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:

“Tất cả những hệ quả sinh ra cho tới giờ này chính do nhà nước Việt Nam gây ra và phải gánh chịu. Họ không còn cách nào khác là phải đối đầu để khắc phục những hậu quả do họ gây ra. Còn đối đầu như thế nào để mang lại ưu thế cho Việt Nam? Đó là câu hỏi mà chính nhà nước Việt Nam, chứ không phải người dân Việt Nam, phải trả lời vì họ đã tự làm suy yếu chính họ.”

image
Nhà kinh tế-chính trị học chuyên về Việt Nam, giáo sư Jonathan London thuộc Khoa nghiên cứu Châu Á và Quốc tế trường đại học Hong Kong
Nhà kinh tế-chính trị học chuyên về Việt Nam, giáo sư Jonathan London thuộc Khoa nghiên cứu Châu Á và Quốc tế trường đại học Hong Kong, cho rằng các phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam là một thông điệp hai chiều.

Tiến sĩ Jonathan London:
“Giới lãnh đạo muốn thể hiện sự thống nhất của lãnh đạo nhà nước Việt Nam đối với vấn đề trên biển, cụ thể là Trung Cộng xâm lược. Thứ hai, đây cũng là một cách để họ gửi thông điệp tới Bắc Kinh thể hiện sự quyết tâm. Chưa rõ liệu các phát biểu của họ có bao hàm nguy cơ tình hình trên biển có thể xấu đi hay không, nhưng ít nhất qua đó chúng ta có thể thấy lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng thể hiện một mặt trận thống nhất dù mặt trận đó thật sự hay không thì chưa rõ.”


image
Liệu những tuyên bố mạnh mẽ lần này của giới lãnh đạo Việt Nam sẽ kéo theo những hành động cụ thể, chủ động hơn từ Hà Nội trong vấn đề bảo vệ chủ quyền? Giáo sư London dự đoán:

“Tôi nghĩ chiến lược của Việt Nam là vẫn còn chờ đợi xem sao vì hình như sự phát triển của những tranh chấp trên biển, những vấn đề đối với Trung Cộng chủ yếu xuất phát từ động thái của phía Trung Cộng chứ không phải Việt Nam. Chiến lược trước nay của Việt Nam vẫn là chờ đợi và dần nâng cao áp lực quốc tế.” 

image
Theo Tiến sĩ London, để đối phó với những khó khăn một khi ‘đối đầu’ với Trung Cộng, Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp pháp lý quốc tế; tham gia cùng với Philippines trong vụ kiện bản đồ ‘đường lưỡi bò’; sớm giải quyết tranh chấp với các nước khác trong khu vực để mạnh hơn trong việc đối phó với Trung Cộng; và cải cách thể chế sâu rộng.
Ông London nói những cải cách về nhân quyền và chính trị sẽ giúp Việt Nam thu phục được sự ủng hộ của quốc tế và mang lại một vị trí tốt hơn rất nhiều cho Việt Nam trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.



Trà Mi-VOA



VN 'chuẩn bị cho tình huống xấu' với TC

image
Cuộc họp chính phủ hôm 1/7
Chính phủ Việt Nam cho biết đã chuẩn bị cho 'tình huống xấu' với Trung Cộng, trong lúc ý kiến chuyên gia nói Bắc Kinh sẽ không chọn cách cắt giao thương.
"Với tình huống xấu xảy ra, hoạt động giao thương kinh tế thương mại với Trung Cộng đình trệ thì cần mở rộng thị trường", ông Nguyễn Văn Nên, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, được báo Dân Trí dẫn lời nói trong cuộc họp chính phủ hôm 1/7.
“Trong các tình huống đó, tuy có ảnh hưởng nhưng không quá lớn đến mức chúng ta không giải quyết được".

“Thực ra các kịch bản này đã được đề ra từ lâu. Với đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam, các cấp lãnh đạo nhà nước đã nêu yêu cầu làm sao để nền kinh tế Việt Nam không quá phụ thuộc vào thị trường nào”, ông nói thêm.

Căng thẳng trên Biển Đông từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã gây nhiều lo ngại rằng nền kinh tế Việt Nam, vốn dựa vào Trung Cộng để làm nguồn cung vật liệu và sản phẩm trung gian cho nhiều ngành xuất khẩu, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Trung Cộng sẽ không muốn quan hệ thương mại với Việt Nam bị xấu đi.

image
Trả lời BBC ngày 2/7, tiến Sĩ Vũ Minh Khương, giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore, nói "khả năng Trung Cộng đóng cửa hoàn toàn là không có".

"Nếu Việt Nam bị thiệt hại một thì Trung Cộng cũng bị thiệt hại thêm nhiều lần."

"Hơn ai hết, Trung Cộng rất sợ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, mà cách hành xử vừa qua của Trung Cộng đối với khu vực và thế giới đã tạo ra những trở lực rất lớn cho Trung Cộng phát triển nhanh chóng."

"Việt Nam phải chủ động trong những tình huống có thể xảy ra và xem tình huống hiện nay là động lực để cải cách toàn diện, trong đó có những cải cách lâu nay vẫn ngần ngại."

Hy sinh cho thế hệ sau

image
Theo ông Khương, Việt Nam cần chú trọng vào việc "vượt trên đầu" những người muốn ngăn trở mình, thay vì chỉ "đối đầu".

"Đây là một nguyên lý rất quan trọng để Việt Nam trỗi dậy trong những thập kỷ tới", ông nói.

"3 chữ C: Con người, cơ chế, chiến lược sẽ cho Việt Nam khả năng vượt lên đầu và tránh đối đầu."

"Cần tìm những người có lòng với đất nước, cần có hệ thống chính trị sẵn sàng đổi mới cơ chế để cho phép người tài được cống hiến hết khả năng của mình và từ nhiệm khi đã hoàn thành nhiệm vụ."

Ông cho rằng căng thẳng hiện nay là động lực để Việt Nam tái cân bằng điều mà ông gọi là sự 'rối loạn về cơ cấu thương mại'.

"Việt Nam xuất sang Trung Cộng chỉ hơn 15 tỷ đôla, hầu hết là hàng nông sản, nguyên liệu, trong khi nhập hơn 35 tỷ đôla. Đó là mức thâm hụt rất lớn", ông nói.

"Việt Nam nhập siêu rất nhiều hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, nhưng không có tính chất gì về công nghệ hay giá trị cao cả, chỉ ham giá rẻ, chấp nhận chất lượng thấp."

"Trong ngắn hạn mà nói thì mọi rối loạn về thương mại đều gây sốc cho nền kinh tế, nhưng đó là cú sốc buộc Việt Nam phải chấn chỉnh cơ cấu thương mại mất hợp lý quá lâu dài".

"Thế hệ ngày này phải chấp nhận những hy sinh gian khổ rất lớn để thế hệ sau có thể thừa hưởng những thành quả mà thế hệ này đã tạo ra."

Không thiếu nguồn lực

image
Tiến Sĩ Vũ Minh Khương nói nỗ lực của Việt Nam hiện nay không bằng Hàn Quốc và Đài Loan thời Chiến Tranh Lạnh
Ông Khương cho rằng Việt Nam không thiếu nguồn lực mà thiếu 'tâm thế' để vượt lên.

"Đài Loan và Hàn Quốc gặp rất nhiều thách thức trong thời Chiến Tranh Lạnh và tài trợ của thế giới vào họ rất hạn chế, chủ yếu là từ Mỹ," ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 2/7.

"Nhưng tôi quan sát kinh nghiệm của họ thì thấy các nhà đầu tư giúp đỡ họ đều cảm thấy kinh ngạc vì nỗ lực của những nước này vượt xa kỳ vọng của nhà viện trợ."

"Trong khi đó, nếu nhìn lại các dự án của Việt Nam thì phần lớn đều bị đánh giá thấp hơn kỳ vọng hoặc trung bình thấp."

"Như vậy vấn đề ở đây là sử dụng nguồn lực thế nào để vượt lên chứ không phải là thiếu nguồn lực."

"Ba chữ C mà tôi nói: con người, cơ chế, chiến lược, mới là cái Việt Nam đang thiếu."

"Cần phải có quyết tâm lớn từ Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Rất nhiều bạn bè quốc tế cũng rất sẵn sàng tư vấn để giúp Việt Nam phát triển."


image
"Có điều họ có coi trọng sứ mệnh đưa đất nước trở nên phồn vinh hay không, hay vẫn bám lấy thứ ý thức hệ giáo điều, lợi ích cá nhân và những thứ mơ hồ khác?"


image

Thôn nữ Ấn Độ khổ vì cảnh không nhà xí
Một người Việt ở Mỹ bị tù vì hỗ trợ khủng bố
Vận động thể chất giúp người lớn tuổi duy trì khả ...
Mỹ phạt ngân hàng Pháp 9 tỉ đôla
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Dương Khiết Trì sa...
Tự do Tôn Giáo thắng lớn ở Tối Cao Pháp Viện Hoa K...
Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông
Ăn vạ thế nào 'thì tốt'?
Gặp tân nữ Thiếu úy xuất thân West Point, Amanda N...
Người con gái kiên cường và người mẹ can đảm
Bức thư người Nhật viết cho người Hoa Lục
Nhà thờ khắc từ đá ở Ethiopia
Art: Những tác phẩm tuyệt vời của nghệ thuật vẽ bằ...
Nhà hoạt động công đoàn được thả
Chồng Nam Vợ Bắc
Wal-Mart mở chiến dịch dùng hàng 'Made in America'...
Hãy đối xử với nhau bằng NỤ CƯỜI
Những chuyện bên lề
Vấn đề Trung Cộng của Việt Nam – không chỉ áp lực ...
Chúng ta vẫn đeo mặt nạ để sống
Lương cao nhất 'bị' về nước, lương ít 'được' ở lại...
Theo chân những cặp giò xứ World Cup 2014, Brazil
3 người Việt bị bắn chết tại nhà riêng ở Wichita, ...
Mơ thấy mình là người Việt Nam
Những cây cầu ngói ở Việt Nam
10 điều thú vị về nước Mỹ
Trả thù tình: Nữ nha khoa nhổ sạch răng bạn trai
Bắc Hàn dọa 'trả thù' Mỹ vì bộ phim hài
TC phát hành bản đồ 10 đoạn khẳng định chủ quyền ở...
Ai xúi giục chị? : Trái tim tôi
Người Nhật 'thoát Á' và người Việt 'xấu xí'
Tuổi Già: Ai sẽ là “tôi” cho tôi ?
Triển lãm chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa của VN
Thoát Trung ?!
Mỹ giải bài toán Iraq, Trung Cộng sẽ mất Iran
Hoa hậu Tristine Trâm Bùi ngồi tù vì trồng cần sa
Tự thiêu ở Mỹ phản đối Trung Cộng
Khóc với dòng sông
Sài Gòn: Người đàn ông 'Không bán nước' bị CA bắt ...
Nghề truyền thông và nghiệp làm báo

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.