Bàn
thắng từ quả phạt đền sau cú ngã của Robben trong trận gặp Mexico là đề
tài gây tranh cãi.
Đóng
kịch chẳng bao giờ là tốt, nhưng cũng có rất nhiều cách gọi cho hành động này
của các cầu thủ.
Bị
gọi là “ăn vạ” thì không ai thích, đó chắc chắn là từ xấu. Nhưng nói là “ngã
vờ” thì có vẻ không xấu lắm, nghĩa tiêu cực giảm đi khoảng một nửa. Nếu thay
bằng “ngã tinh quái”, ấn tượng xấu gần như bằng không.
Tiếc
là không phải ai cũng may mắn nhận được ngôn từ bóng bẩy từ giới truyền thông.
Nếu chẳng may trong lần thử “té” đầu tiên mà bị bình luận viên chê là hành động
xấu xí, ngày mai một cơn bão chỉ trích trên mặt báo và người hâm mộ có thể đổ
xuống đầu anh.
Vĩnh
viễn sau này, cứ khi nào anh ngã người ta cũng cho là anh “không quân tử” dù
việc làm này diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong mọi trận đấu ở gần như tất cả
các cầu thủ.
Ai
đã xem World Cup 2006 chắc hẳn còn nhớ Italia đã lên ngôi trong một mùa giải mà
Serie A đang trải qua đợt khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử.
Người
Ý nhiều khả năng sẽ không được ăn mừng chức vô địch năm đó nếu không có quả
penalty của Grosso trong trận gặp Australia . Hậu vệ người Ý đã cố
tình vướng vào người cầu thủ Australia để kiếm một quả phạt đền ở những phút
cuối của trận đấu, anh không những không bị chê bai mà lại được khen ngợi vì có
một pha “ngã đẳng cấp”.
Có
lẽ vì thương cảm với đội tuyển Italia nên bình luận viên đã quên rằng,
Australia mới là đội bóng nhỏ, và nếu Grosso không ngã mà dắt bóng tiếp (đã rất
gần khung thành) thì anh hoàn toàn có thể ghi một bàn thắng để đời.
Đến
khi Italia vào chung kết, chính họ bị Penalty oan do Malouda ngã vờ, đáng ngạc
nhiên hành động của cầu thủ Pháp lại bị lên án kịch liệt. Có lẽ “Những chú gà
trống” những năm trước đó đã vô địch nhiều quá nên họ không được ủng hộ nữa.
Còn với Malouda, hình ảnh của một kẻ “giả tạo” gắn với anh cho đến mãi sau này.
Sân
cỏ là nơi nguy hiểm và không phải lúc nào anh cũng được bảo vệ, nên có ngoan
mấy thì sau một thời gian thi đấu, các cầu thủ vẫn phải học cách đóng kịch như
thường, tiêu biểu như Shevchenko hay Torres chẳng hạn.
Ngay
đến các cầu thủ Brazil
– những người nổi tiếng vì lối đá đẹp, việc ăn vạ cũng chẳng phải điều gì xa
lạ. Hậu vệ huyền thoại Roberto Carlos từng nói thẳng thừng: “Gian lận mà kiếm
được nửa bàn thắng thì cũng làm”.
“Người
ngoài hành tinh” Ronaldo cũng thường xuyên kiếm một quả phạt đền hay phạt gián
tiếp từ cách thức trên nhưng anh chả bao giờ bị chê trách cả.
Có
lẽ chúng ta nên lập một danh sách những người ngã vờ mà vẫn vô sự. Đứng đầu có
lẽ là Wayne Rooney. Trong trận đấu lớn đầu tiên của anh tại Manchester United,
“gã Shrek” đã góp công lớn chấm dứt kỷ lục 49 trận bất bại của Arsenal bằng một
pha “đánh bẫy” Sol Campbell.
Tất
cả đều mừng cho Rooney và quay sự chỉ trích sang cho trung vệ kỳ cựu của
Arsenal vì đã có một pha cản phá “thiếu kinh nghiệm”. Mới đây thôi tại tứ kết
Champions League với Bayern Munich, Rooney cũng ngã rất thật để Schweinsteiger
bị đuổi khỏi sân, nhưng không có ai gọi tiền đạo người Anh là kịch sỹ cả.
Nguyên
nhân của sự đánh giá
HLV
Chelsea Mourinnho kêu gọi sử dụng công nghệ video để hỗ trợ quyết định của
trọng tài.
Có
lẽ vẻ bề ngoài cục mịch đã “cứu” Rooney, còn người bạn thân của anh - Cristiano
Ronaldo thì không được “may mắn” như vậy. Đỏm dáng và điệu đà có thể làm xiêu
lòng các chị em, nhưng thường không gây được ấn tượng tốt với cánh mày râu. Khi
“số 7” ăn vạ, anh này thường hứng chịu một làn sóng châm biếm từ người hâm mộ
vì “mới chạm nhẹ mà đã lăn quay ra”.
Cũng
có khi C.Ronaldo là nạn nhân trong một tình huống tương tự, mới đây thôi trong
trận đấu với Athletic Bilbao, Gurpegui đẩy Ronaldo trước và chỉ chờ tiền vệ của
Real chạm vào người là ngã đùng ra. Lúc này, mũi dùi lại chĩa về phía CR7 vì
“không biết kiềm chế”.
Lịch
sử chơi bóng của các cầu thủ cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự đánh giá.
Khi mà người có nhân cách “đứng đắn” như Zidane phạm lỗi, người ta sẽ đi tìm
nguyên nhân vì sao.
Materazzi
có lẽ là trường hợp hy hữu trong lịch sử bóng đá khi anh này bị phạm lỗi mà sau
trận đấu vẫn “bị” người ta điều tra bằng “khẩu hình” để xác định lý do nào
khiến số 10 huyền thoại của Pháp tức giận đến mức húc đầu vào ngực đối phương
trong một trận đấu tối quan trọng.
Và
nhắc đến chuyện ăn gian thì không thể không nhắc đến bàn thắng không hợp lệ của
Diego Maradona tại Mexico
1986. Pha ghi bàn bằng “bàn tay của Chúa” chẳng bị ai (trừ người Anh) cho là
xấu xí cả, người ta chỉ cười xòa khi nhắc đến nó dù chơi bóng bằng tay là điều
cấm kị bậc nhất trong môn thể thao dùng chân này.
Nguyên
nhân cho sự dễ dãi của người hâm mộ rất đơn giản, cũng trong trận đấu đó “Cậu
bé vàng” đã có pha solo từ giữa sân rồi ghi một bàn được đánh giá là đẹp nhất
trong lịch sử các kỳ World Cup."
Sự
đánh giá những pha đóng kịch cũng còn tùy vào việc bạn đang ở chiến tuyến
nào.Jose Mourinho muốn trao cho các cầu thủ Barca “huy chương vàng Olympic môn
đóng kịch”, nhưng chẳng dại gì làm điều đó với các cầu thủ của mình dù trong
tay ông cũng đầy những “diễn viên” tài năng.
Mãi
sau này, huấn luyện viên người Bồ mới thừa nhận ngoài khả năng săn bàn, Didier
Drogba còn là kịch sỹ tài ba. Nguyên nhân của sự “trung thực”? –“Vì tôi không
còn dẫn dắt cậu ấy nữa nên tôi có thể nói điều này” – “Người đặc biệt” tâm sự.
Tất nhiên không chỉ có Mourinho, huấn luyện viên nào cũng vậy cả thôi.
Robben
'xấu xí'?
Chuyện
nóng bỏng nhất mấy ngày qua chính là pha ngã vờ của Arjen Robben để đem về một
quả phạt đền cho đội nhà. Chỉ cần nhìn vào lịch sử chơi bóng của “Đôi chân pha
lê” (biệt danh ám chỉ việc dễ bị chấn thương) là biết anh này sẽ phải khổ sở
thế nào sau trận đấu. Nhưng có phải lúc nào số 11 của Hà Lan cũng sai?
Tại
vòng 1/16 Champions League giữa Arsenal và Bayern năm nay, Mesut Ozil đã gài
Jerome Boateng trong tình huống các hậu vệ bắt buộc phải thò chân ra, nhờ đó
cầu thủ Arsenal đã có một pha ngã hoàn toàn “hợp lệ”, không ai “săm soi” anh
cả. Trong khi đó Robben đã bị Szczesny phạm lỗi rõ ràng, đến mức thủ môn của
Arsenal cũng chẳng cần phân bua với trọng tài về chiếc thẻ đỏ của mình. Thế mà
Robben vẫn bị chỉ trích vì pha va chạm “không đến mức phải đau đớn đến thế”.
Robben
có thể đóng kịch trong tình huống cuối cùng với Mexico, nhưng trong hiệp 1 tiền
đạo Hà Lan cũng đã bị phạm lỗi rõ ràng trong vòng cấm mà lại không được thổi
phạt.
Dù
sao giả vờ trong mọi hoàn cảnh đều không tốt, nhưng chắc hẳn Robben sẽ ấm ức
khi nghĩ lại rằng: cùng một lỗi mà có nhiều người vẫn bình yên vô sự.
Thôi
mà, Robben, cuộc đời vốn không “công bằng”! Hãy cứ làm việc của mình và biết
đâu lại được “đền bù” bằng chiếc cúp mà người Hà Lan chưa từng được chạm vào
thì sao?!
Trần
Công Hưng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.