Friday, June 20, 2014

Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình

image
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) ra chính sách, Thủ tướng Lý Khắc Cường thực hiện?
Một báo cáo quan trọng vừa ra trong tháng Sáu tìm hiểu những thay đổi và mâu thuẫn trong chính sách ngoại giao của Trung Cộng dưới thời Tập Cận Bình.
Từ khi chính thức trở thành lãnh đạo tối cao của Trung Cộng tháng Ba 2013, ông Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực vô cùng nhanh chóng. Điều này chứng tỏ sự chống đối nội bộ không nghiêm trọng như dự đoán trước đó, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.

image
Báo cáo của Christopher K. Johnson, viết cùng nhiều người khác, cho rằng các sắp xếp nhân sự của ông Tập bảo đảm rằng “toàn bộ các quyết định quan trọng đi qua và xuất phát từ ông”.

Chủ thuyết ngoại giao

Các lãnh đạo Trung Cộng khi lên nắm quyền đều đề ra tư tưởng chiến lược mới. Với Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đó là các cụm từ “Lý luận Đặng Tiểu Bình”, “Tư tưởng ba đại diện” và “Tư tưởng phát triển khoa học”.
Còn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại nói mục tiêu phát triển trong tương lai là thực hiện "Giấc mơ Trung Quốc", đem lại “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Điều này có nghĩa là đến năm 2049, cũng là 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh muốn trở lại vị trí thống lĩnh khu vực.
Trong khuôn khổ chiến lược này, Bắc Kinh tiếp tục xem quan hệ ổn định với Mỹ là “mục tiêu đối ngoại chủ chốt”. Ngoại trưởng Vương Nghị, vào tháng Ba 2014, tuyên bố phong cách mới của quan hệ nước lớn là “phá vỡ mô hình lịch sử của xung đột và đối đầu giữa các nước lớn”.

image
Tuy vậy, các tác giả nói vẫn không rõ các điều kiện của Trung Cộng đặt ra để có sự ổn định này.
Nhìn lạc quan, Trung Cộng xem quan hệ Mỹ - Trung hơi giống giai đoạn hòa hoãn giữa Mỹ và Liên Xô trước đây: tránh xảy ra xung đột trực tiếp.

Nhưng lại có đánh giá bi quan hơn rằng Trung Cộng muốn Mỹ phải chấp nhận định nghĩa “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh. Cũng trong tuyên bố của ông Vương Nghị hồi tháng Ba, ông này định nghĩa tôn trọng nhau là tôn trọng “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống xã hội và con đường phát triển, và các lợi ích cốt lõi và quan ngại”.

image
Ông Tập Cận Bình tăng cường quan hệ với Nga
Hai cách tiếp cận trái ngược này cùng hiện rõ trong hành vi của Trung Cộng dưới thời Tập Cận Bình. Một mặt, quân đội Mỹ - Trung đã cải thiện quan hệ. Báo cáo thậm chí cho rằng “có dấu hiệu” Trung Cộng sẽ khó cắt đứt toàn bộ quan hệ quân sự nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Hai nước cũng bày tỏ mong muốn sẽ thiết lập hệ thống thông báo cho nhau về các diễn biến điều động quân đội trong vùng.
Nhưng những tháng gần đây, bằng chứng “đen tối hơn” đã có. Hồi tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn, khi họp báo với người tương nhiệm Mỹ Chuck Hagel, kêu gọi Mỹ phải giữ Nhật Bản “trong vòng kiềm chế, không dễ dãi và ủng hộ”. Ông này cũng gọi đồng minh Philippines của Mỹ là “giả vờ làm nạn nhân” khi nộp đơn kiện Trung Cộng vì biển đảo. Nó cũng giống như các bình luận của quan chức và học giả Trung Cộng cho rằng quan hệ Mỹ - Trung bị xấu đi vì Mỹ ủng hộ các nước có mâu thuẫn với Trung Cộng.

Ngoại giao nước lớn

image
Một điểm quan trọng trong chính sách ngoại giao thời Tập Cận Bình là sự nhắc lại quan niệm “ngoại giao nước lớn”, vốn lần đầu được đề cập dưới thời Giang Trạch Dân. Trước đây, Giang chủ tịch thừa nhận Trung Cộng vẫn phải chịu các hạn chế do Mỹ áp đặt. Nhưng hiện nay, quan niệm này lại đặt mối quan hệ với Mỹ ở trạng thái bình đẳng hơn.

Dĩ nhiên ông Tập muốn có quan hệ tốt và ổn định với Mỹ. Nhưng báo cáo cho rằng khác với các lãnh đạo Trung Cộng trước đây, ông Tập dường như muốn gửi tín hiệu cho Washington rằng “chúng tôi còn nhiều lựa chọn”. Nó thể hiện qua mối quan tâm của ông Tập dành cho Nga trong hợp tác an ninh, chính trị, và châu Âu trong quan hệ thương mại.

image
Trước Nhật Bản, quan niệm rằng Trung Cộng cần hành xử như một đại cường dẫn đến hệ quả đòi Nhật phải đứng thấp hơn trong quan hệ song phương và trong địa chính trị khu vực. Việc lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông là một trong những biện pháp nhằm tạo sức ép liên tục và gây cảm giác cô lập cho Nhật.

Tương tự, trong quan hệ với Bắc Hàn, ông Tập muốn nói với Bình Nhưỡng rằng “quan hệ đặc biệt” trong quá khứ đã không còn, được thay bằng quan hệ “bình thường” giữa nhà nước với nhau.

Quan hệ với ASEAN

Ông Tập Cận Bình gọi quan hệ với các nước Đông Nam Á “như môi với răng”. Ông hứa hẹn sẵn sàng cùng với các nước ASEAN bàn thảo việc ký kết Hiệp ước Láng giềng hữu nghị và Hợp tác. Chủ tịch Trung Cộng cũng hy vọng đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Cộng và ASEAN sẽ lên tới một nghìn tỷ đôla Mỹ.

image
Vụ giàn khoan Hải Dương 981 khiến Việt Nam lên án Trung Cộng
Tuy vậy, không chắc Tập Cận Bình có thể thành công trong quan hệ hữu hảo với các nước Đông Nam Á. Mặc dù Bắc Kinh đã tăng mạnh đầu tư để “xây dựng kết nối”, vẫn có nghi ngờ ở nhiều nước ASEAN về sự phụ thuộc Trung Cộng, cũng như nghi ngờ rằng hợp tác kinh tế đem lại lợi ích chủ yếu cho Trung Cộng. Sự hung hăng hơn của Trung Cộng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng làm tăng lo ngại.

Theo báo cáo của CSIS, các lãnh đạo ASEAN nói chung có những nhận định sau về chính sách ngoại giao dưới thời Tập Cận Bình:

Ông Tập là chủ soái: ASEAN cho rằng Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực nhanh và hiệu quả hơn mọi lãnh đạo khác từ thời Đặng Tiểu Bình.

Dân tộc chủ nghĩa: ASEAN tin rằng ông Tập đặt lợi ích của Trung Cộng, gồm cả vấn đề chủ quyền, lên cao hơn mọi tính toán. Mặc dù Bắc Kinh nhấn mạnh quan hệ “đại gia đình” với Asean, Trung Cộng cũng quyết tâm giành ưu thế trong tranh chấp Biển Đông.

Ông Tập là cơ hội: Một lập luận trong khối ASEAN là chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình sẽ nhấn mạnh hợp tác, chứ không thách thức hay kiểm soát, láng giềng. Nhưng quan điểm này dường như bị bác bỏ qua các hành động như vụ giàn khoan Hải Dương 981 gây rạn nứt quan hệ với Việt Nam.

Ông Tập là đe dọa: Một lập luận ngược lại cho rằng Trung Cộng sẽ có chính sách ngoại giao hung hăng hơn, đặc biệt nếu Bắc Kinh cho rằng Washington yếu thế và bớt quan tâm.

Một nhận định khác từ báo cáo là ông Tập có vẻ muốn duy trì ấn tượng khủng hoảng để biện minh cho quyền lực to lớn của cá nhân, cũng như sự táo bạo và quy mô cải tổ mà ông xúc tiến ở trong nước.

image
Ông phải “tô vẽ một số lựa chọn khó khăn của đảng theo ngôn ngữ sống chết”. Một ví dụ là sự nhấn mạnh vấn đề biển đảo. Mô tả của ông Tập đối với các thách thức trên biển tỏ ra cứng rắn hơn và mang tính chất chiến lược. Họp với Bộ Chính trị tháng Bảy năm ngoái, ông Tập nói “đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, và công nghệ”.

Ông Tập cũng ngụ ý rằng mặc dù Trung Cộng đang có cơ hội phát triển, nước này cũng đối diện đe dọa gia tăng. Ông nhấn mạnh xây dựng tư tưởng quân đội "phải biết đánh trận, đánh thắng trận; mở rộng chí tiến thủ, cải cách sáng tạo”.

image

Báo cáo của CSIS nói cần xem xét hệ quả khi đối phó với một nhà lãnh đạo mà dường như nghĩ rằng rất cần duy trì “mức độ căng thẳng nhất định”, cả trong và ngoài nước, để đạt được các mục tiêu chính sách của ông.


Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc?
image


image

Giảm lệ thuộc vào Trung Cộng như thế nào
Du học: "Đi đi, đừng về!"
Vợ chồng và World Cup
Những mánh khóe và xảo thuật của đặc công Việt cộn...
Khoa học gia gốc Ấn thắng giải lương thực Thế giới...
TC đưa giàn khoan thứ hai gần VN hơn
Indonesia 'khó dẹp' khu đèn đỏ
Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Tr...
Hiểm họa từ căn cứ quân sự trái phép TC xây trên đ...
Hãy trả lại sự thật cho lịch sử!
Bất ngờ và thất vọng sau vòng một
Tổng thống Obama loan báo kế hoạch bảo vệ Thái Bìn...
Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Cộng
Huyền thoại cây Sồi già
Hãy sống đúng nghĩa như một hoa hậu
Phở Việt ở Brazil 248.000 đồng/tô
Bóng Đá Mỹ: Số Đỏ
Phong trào 'Không bán nước' được hưởng ứng và lan ...
Màn kịch độc ác và tàn nhẫn?
Đại sứ Trung Cộng Wang Min tố cáo chính quyền Hà N...
Người Việt ở Mỹ với Father's Day
Khi nào Việt Nam thay đổi
TS Hà Vũ: ‘TC chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN th...
Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát!
Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới
Không tay chân vẫn câu được hơn 7.000 con cá
Những bằng chứng Trung Cộng tố cáo Việt Cộng
Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc?
Trung Quốc - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
Tiểu bang California đặt tên đường “Ca nhạc sĩ Việ...
Thế Uyên, Tình dục là sự sống
Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh cao quyền lực
Trung Cộng 'Quốc tế hóa' tranh chấp Biển Đông?
Cả Thế Giới ghét TC
Nếu phải đánh nhau.?
TC phản công ‘chiến dịch bôi nhọ’ của VN
Gần nửa bao cao su ở VN 'không chuẩn’
Một người Tàu làm Phó Chủ tịch Quốc hội VN
TC khó thoát khỏi Thiên La Địa Võng của Hoa Kỳ
VN không có nhiều lựa chọn trong vụ tranh cãi về b...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.