Friday, June 13, 2014

Những bằng chứng Trung Cộng tố cáo Việt Cộng

image
Ngày 8/6/2014, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng ra bản tin với tựa đề "Hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981: Sự khiêu khích của Việt Cộng và lập trường của Trung Cộng". Trong bản tin ngoài công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bản tin còn dẫn sách Địa Lý lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 1974 nói Tây Sa và Nam Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là một phần của Trung Cộng:

image
Chương về Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
... Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn... làm thành một bức "trường thành" bảo vệ lục địa Trung Cộng...
Trích Sách địa lý lớp 9 (1974)

Những bằng chứng Trung Cộng tố cáo csVN ra trước Liên Hiệp Quốc:

image
1)- Tài liệu thứ nhất là bản đồ in năm 1972 của Phủ Thủ Tướng

image
2)- Tài liệu thứ nhì là sách giáo khoa Địa Lý Lớp 9 in năm 1974

image
3)- Tài liệu thứ ba Công hàm Phạm Văn Đồng

image
4)- Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Cộng trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa " của Bộ Ngoại giao Trung Cộng (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Họ bảo rằng: Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của Hồ Chí Minh đã tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung Cộng tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt Cộng, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung Cộng".

image
Đây là những phần tài liệu mà Trung Cộng chuyển tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, và yêu cầu ông này chuyển tới tay các quốc gia thành viên vào hôm thứ Hai 9/6/2014. Đây là lần thứ hai Trung Cộng đệ trình tài liệu lên Liên Hiệp Quốc nói Việt Cộng xâm phạm chủ quyền, lần thứ nhất là vào tháng 5/2014.


TC đưa sách giáo khoa VC ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông


image
Trung Cộng sử dụng những bản in từ một sách địa lý cho học sinh lớp 9 của Việt Cộng xuất bản cách nay 40 năm để vận động sự ủng hộ của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Bản tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Cộng, và trang bìa của một bản đồ thế giới in vào năm 1972.


image
Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Cộng, trích lời ông Vương Dân, Phó Đại sứ của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng “Trung Cộng nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để trình bày sự thật với cộng đồng quốc tế, và sửa sai cách hiểu biết của quốc tế về vấn đề này.”

CNN tường thuật rằng đây là cố gắng mới nhất của Trung Cộng nhằm chứng minh chủ quyền của nước này trong một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, giữa lúc cả hai nước tố cáo tàu bè của nước kia đâm va vào tàu của mình ngoài Biển Đông.

Một nhà sử học đã bảo vệ luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, xác nhận là sách giáo khoa liên hệ dành cho học sinh lớp 9 của Việt Cộng có công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Cộng gọi là Tây Sa, là thuộc chủ quyền của Trung Cộng, nhưng theo ông, sách giáo khoa đó không có giá trị trước pháp lý quốc tế.

Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa Tiến sĩ Nguyễn Nhã trao với Ban Việt ngữ:

“Trong sách giáo khoa đó thì cái bản đồ có ghi là Tây Sa là của Trung Cộng.”


Sách đó có nói Tây Sa là của Trung Cộng?


image
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Vâng, Tây Sa là của Trung Cộng, dạ vâng.

Thưa sách giáo khoa đó là dành cho học sinh lớp 9 của Việt Cộng phải không ạ, mà lại khẳng định Tây Sa là của Trung Cộng?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tôi đã nói là cái tâm lý của hai miền Nam Bắc đối đầu với nhau, thì sẵn sàng ủng hộ đồng chí đồng minh của mình thôi, nhưng mà nó không có giá trị trước luật pháp quốc tế vì vấn đề không có thẩm quyền để mà từ bỏ chủ quyền. Hiệp định Genève quy định rất rõ là chính quyền phía Nam mới quản lý (Hoàng Sa).”


image
Dr Sam Bateman, Senior Fellow at S. Rajaratnam School of International Studies (RSIS)
CNN trích lời ông Sam Bateman, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng Hải của Trường Quan Hệ Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách bắt kịp Việt Nam, sau một chiến dịch khá hiệu quả của Hà Nội nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Cộng.

Tuy nhiên, ông Sam Bateman nói rằng mặc dù Việt Nam đi trước Trung Cộng trong cuộc quốc tế vận này, đa số các nhà quan sát quốc tế độc lập cho rằng những lập luận của Trung Cộng đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vững chắc hơn các lập luận của Việt Nam.

Trong một lập luận chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu này nói bước hành động tốt nhất đối với Việt Nam, là nhường chủ quyền cho Trung Cộng, và thương thuyết để có được những sự nhượng bộ của Trung Cộng, kể cả việc tiếp cận các vùng biển để đánh cá, và một thỏa thuận để khai thác chung các tài nguyên dầu khí.


image
Nhà sử học Nguyễn Nhã phản bác lập luận của Giáo sư Bateman:

“Ông đó chắc là người thân Trung Cộng đó! Theo tôi một cách khách quan thì cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar thôi. Còn tất cả những gì mà Trung Cộng nói, nhất là sau 1974, thì hoàn toàn mang tính cách suy diễn mà thôi, không có sự thực lịch sử. Tôi là một người nghiên cứu lịch sử, theo luật pháp quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phải là một sự chiếm hữu thực sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Theo tôi thì suốt từ Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cho tới thời kỳ Pháp thuộc, cho đến thời kỳ thống nhất, chưa có một chính quyền nào có trách nhiệm quản lý Hoàng Sa Trường Sa nào từ bỏ chủ quyền cả.”

Việt Cộng cũng đã nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo Trung Cộng là vi phạm “nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam”, và tiếp tục tố cáo “nhiều tàu Trung Cộng đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.”

Các nhà phân tích cho rằng những tố cáo qua lại giữa hai nước đã làm vẫn đục lối tiếp cận lẽ ra nên có là hợp tác khu vực như đã vạch ra trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.



image

Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc?
Trung Quốc - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
Tiểu bang California đặt tên đường “Ca nhạc sĩ Việ...
Thế Uyên, Tình dục là sự sống
Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh cao quyền lực
Trung Cộng 'Quốc tế hóa' tranh chấp Biển Đông?
Cả Thế Giới ghét TC
Nếu phải đánh nhau.?
TC phản công ‘chiến dịch bôi nhọ’ của VN
Gần nửa bao cao su ở VN 'không chuẩn’
Một người Tàu làm Phó Chủ tịch Quốc hội VN
TC khó thoát khỏi Thiên La Địa Võng của Hoa Kỳ
VN không có nhiều lựa chọn trong vụ tranh cãi về b...
Ðảng Phá Sản
TQ giận dữ vì Canada hủy visa đầu tư
Khinh Dân và Sợ Dân
Tình già công viên ở Hàn Quốc
Chuyến đi Mỹ của Đức cha Nguyễn Thái Hợp
Sẽ có dân cử gốc Việt trong Thượng viện California...
Cái giá của sự tức giận
Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ
Bực mình chính quyền, công dân Mỹ sơn nhà phản đối...
Trung Quốc đã lý giải về lai lịch đường lưỡi bò
Tóc bạc sớm
Dư âm từ diễn văn BT Quốc phòng VN
Việt Nam và cơ hội thoát Trung lần 4
Nhạc sĩ Tô Hải, 1 cựu ĐVCS, trở thành người Công G...
Báo chí Việt Nam ‘phá rào’, đưa tin về vụ Thiên An...
G7 quan ngại sâu sắc về tranh chấp chủ quyền ở Châ...
Thế hệ: Quả dâu Tây & Gà công nghiệp
Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc lần nữa
Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo ...
Bản nhạc điạ ngục xưa 600 năm, xăm trên mông người...
Thư một người mẹ Mỹ dạy con dùng iPhone
Sự thu hút của Tiểu bang Texas
Các bà mẹ Thiên An Môn: Không muốn trả thù, nhưng ...
Báo Việt Nam 'rút bài Thiên An Môn'
Nhật Bản cô lập Trung Cộng
Chính quyền Việt Nam đang đối mặt với những nguy c...
TQ từ chối nộp bằng chứng minh định chủ quyền ở Bi...

1 comment:

  1. DINH LUAT VA THUC TE KHONG THE CHOI CAI DUOC:
    Chang co ten lanh dao VC nao tra loi duoc khi chung ta hoi:
    1/ Co bao gio anh thay " AMERICAN TOWN" tren cac nuoc ma Hoa Ky da den voi ho chua ?
    Bon CSVN, cac du hoc sinh khi den Hoa Ky...Bon no cung "cam cai mieng, " ma tra loi la KHONG, khong co AMERICAN TOWN tai VietNam. Vi sao ? Vi chinh nguoi dan VietNam cung khong muon song tren manh dat VC nay. Cho khong, bieu khong, Nguoi My cung chang them xay cat nha cua de sinh song tai VN.. ..Nhung, nguoc lai:
    *** Chung ta di den dau, bat cu hang cung ngo hem nao...cung co bon " Xi xo xi xao.." lap ra cai CHINA TOWN..
    Do do, choi voi My, se giu duoc nuoc, nhung, tuyet doi khong duoc theo Chu Nghia Cong San,............, nguoc lai, choi voi Giac Tau, thi se mat nuoc, mat ca To quoc, mat ca dan toc. Va, bon Giac Tau nay, dong mau cua no luc nao cung xoi xuc dong mau " Cuop, Xam lang.., Hiep Dam..." vi cai " GENE " XAM LANG cua bon Giac Tau da co trong mau cua Ong Co Noi no tu lau roi...
    2/ Ty le nguoi dan VietNam , giua nguoi muon hoc tieng My va nguoi muon hoc tieng Tau, Ty le nao cao nhat ? Khi hoi cac " Thay, co va hoc sinh.." Thi , hau nhu tat ca..chang ai muon hoc Tieng Tau, ai cung muon di du hoc Hoa Ky...
    Do do, bon Chop Bu Mafia CSVN, phai biet su chon lua nao la dung dan: CHOI VOI MY..la Thuc te dung dan nhat.
    TM

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.