Tờ
báo này cũng cảnh báo về sai lầm to lớn nếu ai đó quyết định ngả theo Trung
Quốc trong các vấn đề Biển Đông.
Ngày
1/6, trên trang mạng của tờ báo Nga “Gazeta.ru” có đăng bài bình luận – phân
tích của nhà báo Vladimir Koriaghin về những diễn biến căng thẳng trên Biển
Đông sau khi Trung Quốc tiến hành việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bài báo có nhan đề “Người Việt Nam không bao giờ chấp nhận”, với hơn
2.500 từ, phân tích khá chi tiết từ cứ liệu lịch sử đến những hành động của
Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây... để khẳng định tính phi lý của Trung
Quốc đối với khu vực Biển Đông.
Mở
đầu, bài báo nêu vấn đề: Bất đồng giữa các quốc gia trong vùng Biển Đông đang
gây ra những xung đột về lãnh thổ, trong đó một bên là CHND Trung Hoa. Và
“Gazeta.Ru” tìm ra lịch sử các xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam khi lý giải vì sao quần đảo Hoàng Sa là của
Việt Nam .
Với
đề mục “400 năm không Trung Quốc”, bài báo đã dẫn ra một số cứ liệu địa lý,
lịch sử để khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa trong mấy thế kỷ gần đây không có
trong bản đồ của Trung Hoa thời cổ lẫn kim. Tác giả nêu vị trí kinh độ, vĩ độ,
rồi nêu một điểm đáng ghi nhận trong tập bản đồ cổ của Việt Nam từ Thế kỷ thứ
17, khẳng định trong đó lần đầu tiên nhắc đến tên “Cát Vàng” (tức “Hoàng Sa”)
và quần đảo “Spratli”.
Theo
các cứ liệu lịch sử, vào năm 1721, một Công ty của Việt Nam mang tên “Công ty
Hoàng Sa” đã được thành lập nhằm khai thác các đảo trong vùng Biển Đông cũng
như cử các đội tàu tới đó. Trong khi đó thì trong tất cả các tư liệu cùng thời
của Trung Quốc, không hề có chữ nào nhắc tới Spratli hay Paraseli.
Bài
báo còn đưa ra những tư liệu lịch sử nói về sự có mặt liên tục của Việt Nam qua
các thời kỳ và đến tận đầu thế kỷ 19, khi Thực dân Pháp đô hộ và lập từ điển
Latin – An Nam thì quần đảo Hoàng Sa vẫn được lấy theo tên gọi “Cát vàng” của
Việt Nam. Một câu chuyện được dẫn ra để chứng minh việc Trung Quốc không hề có
vai trò gì ở đây là vào cuối thế kỷ 19, trong khu vực Hoàng Sa xảy ra tai nạn
với 2 chiếc tàu của Vương Quốc Anh chở nhiều tài sản quý. Người dân Trung Quốc
thuộc tỉnh Hải Nam
đã chiếm hết số tài sản này, khiến người Anh nổi giận. Nhưng khi đó, người
Trung Quốc đã trả lời rằng, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, bởi
thế Chính quyền nước này không chịu trách nhiệm gì về những việc xảy ra trên
quần đảo này.
Sau
những phân tích đó, tác giả bài báo cho rằng, những hành động của Trung Quốc
gây mâu thuẫn và tranh chấp trong khu vực Hoàng Sa là do tư tưởng bá quyền của
Trung Quốc. Tác giả tiếp tục đưa ra những cứ liệu lịch sử để vạch ra những hành
động sai trái của Trung Quốc khi từng bước “Hán hóa” quần đảo Hoàng Sa.
Từ
chỗ cho ra bản đồ hành chính mới của Trung Quốc năm 1933 gọi quần đảo Spratli
và Parasel là Nam Sa và Tây Sa... rồi đến việc vào năm 1947 Trung Quốc chính
thức tuyên bố các tên gọi Nam Sa và Tây Sa cho các quần đảo mà Trung Quốc chiếm
trước khi người Pháp cùng người Việt Nam ra giải giáp vũ khí của quân Nhật sau
khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.
Tiếp
đó là nhiều sự kiện khác nữa, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm
hoàn toàn được tác giả bài báo nhắc lại thông qua sự kiện xảy ra vào tháng
1/1974. Khi đó Trung Quốc đã dùng vũ lực để nắm quyền kiểm soát và bắt đầu
chuẩn bị khai thác trong khu vực Spratli.
Tác
giả bài báo dùng cụm từ “Bắc Kinh đốn củi” để nói về quan điểm không thay đổi
của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông. Thời gian đó, khi dầu mỏ và khí đốt được
tìm thấy vào đầu những năm 1990 cách không xa quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đứng
ngồi không yên.
Đã
xảy ra những va chạm ở phạm vi cục bộ trên vùng Biển Đông trong nhiều năm,
nhưng không dẫn đến đụng độ quân sự.
Rồi
đến sự kiện giàn khoan Hải Dương – 981. Tác giả bài báo, Vladimir Kuriaghin
khẳng định Trung Quốc đã để xảy ra xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế không
phải của Trung Quốc. Tác giả dẫn ra những hành động, lời phát biểu của cộng
đồng quốc tế cũng như của người dân Việt Nam phản đối việc làm của Trung Quốc
và cho rằng, Trung Quốc đã không đưa ra những phản hồi xây dựng đối với những
đòi hỏi hợp pháp từ phía các đại diện của cộng đồng thế giới.
Cũng
trong bài báo của mình, tác giả Kuriaghin trích dẫn ý kiến của các chuyên gia
có uy tín nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Biển Đông và quan hệ Trung Quốc – Việt
Nam, thông qua cuộc trao đổi của họ với “Gazeta.Ru”, để lý giải về bản chất của
những gì đang diễn ra và triển vọng giải quyết xung đột. Đó là Grigori Locshin,
Tiến sỹ Khoa học Lịch sử, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN
của Viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Ivan Melnikov, Phó Chủ tịch Thứ
Nhất BCH Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga, Phó Chủ tịch Thứ Nhất Duma Quốc gia
Nga (tức Hạ Viện); Giáo sư Viện Hàn lâm Quốc phòng Australia Carl Thayer, một
trong những chuyên gia uy tín nhất trong nghiên cứu Biển Đông; Nicolai
Kolesnic, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức Xã hội liên vùng các cựu chiến binh
Nga tại Việt Nam; Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Peterburg
Vladimir Kolotov và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga
Ilya Usov....
Qua
các ý kiến này, việc làm của Trung Quốc càng bị khẳng định là sai trái, gây bất
ổn trong khu vực. Dư luận chung đều lo ngại diễn biến căng thẳng này và bày tỏ
mong muốn các bên giải quyết xung đột bằng thương lượng hòa bình.
Đặc
biệt, trong ý kiến của mình, nhà nghiên cứu Ilya Usov nêu: “Trung Quốc và Việt Nam là những
đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây đất nước chúng ta giữ
quan điểm trung lập trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với sự thay
đổi trong đường lối chiến lược của Nga xuất hiện một mối nguy hiểm (đây quả
thực là nguy hiểm), rằng Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình trước những
quan điểm của các bên trong vùng Biển Đông, thay đổi quan điểm trung lập hoàn
toàn bằng ngả về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu điều đó xảy ra
thì sẽ là sai lầm”./.
Điệp
Anh_VOV-Moscow
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.