Ông
Laurent Gédéon hiện đang nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị của Trung Quốc
Một
chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng,
Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên
Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
Ông
Laurent Gédéon, chuyên gia về Trung Quốc và Việt Nam, nhấn mạnh trong toàn bộ
cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc đã ‘thắng’ vì họ đã làm được những gì họ muốn
trên Biển Đông.
“Trong
cuộc khủng hoảng bất cân xứng này, các nước trong khu vực cần tìm tới một đồng
minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia
vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng
lại với sức mạnh của Trung Quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực
thì không thể đấu lại được,” nhà nghiên cứu nói.
Ông
Gédéon cũng cho rằng, sự kiện giữa Crimea và Nga có mối liên hệ với sự kiện
biển Đông, do ‘lãnh đạo’ Trung Quốc đã theo dõi ‘rất sát’ nhằm đánh giá khả
năng phản ứng và hồi đáp của các quốc gia lớn ở phương Tây, “nhất là Hoa Kỳ,
nổi bật là trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”.
BBC
Tiếng Việt giới thiệu cuộc phỏng vấn với chuyên gia người Pháp hôm 25/05 tại Lyon , Pháp bên lề cuộc thảo luận về các vấn đề trong cuộc
khủng hoảng căng thẳng Trung – Việt.
Trung
Quốc đã 'thắng'
BBC: Phải
chăng do vị trí địa lý của Việt Nam
với Trung Quốc mà vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước sẽ không bao giờ
giải quyết được?
Tôi
cho rằng mâu thuẫn không phải là không thể tránh được nếu Trung Quốc và Việt Nam
đạt được thỏa thuận chung về vùng nước trong vịnh Bắc Bộ.
Một
thỏa thuận chính trị chung giữa Hà Nội và Bắc Kinh là hoàn toàn có thể và chúng
ta có chứng cứ để tin rằng điều này có thể đạt được.
Về
vấn đề lãnh hải trên biển Đông, chúng ta thấy có sự chồng lấn trong việc tuyên
bố lãnh thổ từ phía Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, các tuyên bố này áp dụng
lên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và rộng lớn hơn, là không gian hàng hải.
Như
vậy có thể nói đây là một dạng căng thẳng nằm trong căng thẳng chính trị mà
không chỉ đơn giản là vấn đề địa lý.
BBC: Điều
gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với những gì đang diễn ra trên Biển Đông? Việt Nam có lý do để
lo lắng không?
Nhiều
tấm quảng cáo tuyên truyền về biển đảo đã được dựng lên ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm
27/05.
Trung
Quốc đã chứng tỏ họ có phương tiện để duy trì sự có mặt của giàn khoan này
trong khu vực, bằng cách đưa hơn 80 tàu thuyền xung quanh để bảo vệ giàn khoan.
Chúng
ta cũng có giả thuyết rằng giàn khoan có thể sẽ được rút đi. Với cách nhìn của
tôi thì đây là chiến thắng về mặt chính trị và chiến thắng về mặt ngoại giao.
Bởi
vì nhìn vấn đề một cách khách quan thì từ năm 1974, quần đảo Hoàng Sa đã chịu
chủ quản trực tiếp của Trung Quốc. Nên một khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan vào
vùng này rồi kể cả có rút ra, chủ quyền của họ đối với vùng này là không thay
đổi.
Theo
ý kiến của tôi, việc này vén màn chiến lược của Bắc Kinh nhằm trước tiên và
đương nhiên là thử phản ứng của các nước láng giềng với Việt Nam, và xa hơn là
của Hoa Kỳ. Thế nên giàn khoan này có thể chỉ là một bước thử nghiệm.
Với
người dân, người Việt vốn vẫn cực kỳ lo lắng trước Trung Quốc, vì Trung Quốc
nhắc họ nhớ tới lịch sử đô hộ, mà nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam chỉ độc lập
trước Trung Quốc vào năm 939 bằng vũ lực, và sau này vẫn luôn phải đối mặt với
ý đồ muốn chiếm lại Việt Nam từ đế chế Trung Hoa.
Vậy
đó là lịch sử cận đại, và ít nhất thì Trung Quốc cũng đã chiếm cứ một số không
gian trên biển của Việt Nam .
Nhưng
về đe dọa chiến tranh thực sự và mối lo ngại liên quan trực tiếp đối với Việt Nam và Trung
Quốc, tôi nghĩ là rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì theo tôi thì từ cả phía Bắc
Kinh và Hà Nội đều không có ý định đối đầu nhau.
'Tách
rời phương Đông'
Đảng
vừa phải đối mặt với áp lực nội bộ, vừa phải giải quyết áp lực từ Trung Quốc
BBC: Dưới
áp lực nào thì giới lãnh đạo Việt Nam thấy họ buộc phải đổi mới?
Chúng
ta chỉ có thể đưa ra các giả thuyết, tuy nhiên Hà Nội vẫn thường xuyên đánh giá
mối đe dọa từ Trung Quốc và khả năng Việt Nam có thể đối phó với các đe dọa của
Trung Quốc.
Cũng
có áp lực từ nội bộ, khi mà đảng Cộng sản phải bảo vệ vị trí và vai trò dẫn dắt
của mình trong toàn cảnh chính trị Việt Nam . Tôi cho rằng cần có sự cân
bằng trong việc đưa ra các quan điểm chính trị từ phía chính phủ và Đảng.
Từ
phía đảng Cộng sản cần phải giữ vững quan điểm chính trị quốc gia và các biện
pháp chống lại áp lực từ Trung Quốc. Và câu trả lời cũng nằm ở việc họ cân bằng
áp lực này như thế nào.
Nếu
áp lực của Trung Quốc ngày càng lớn, đây chỉ là một giả thuyết, và Việt Nam vẫn
thấy mình đơn độc trong việc đối đầu với Trung Quốc, và thấy cần thiết phải tìm
tới các đối tác mạnh mẽ khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Nhưng
lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị
trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề
cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam .
Với
cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm
một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ.
Như
thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các
anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.
...Theo
cách nhìn khách quan, ta có thể thấy có nhu cầu cần phải tìm được sự cân bằng
này. Nếu không, Việt Nam
có thể sẽ gặp rắc rối trong chính trị nội bộ.
Sự
kiện Crimea và Nga là 'chỉ dấu' cho lãnh đạo
Trung Quốc liên quan tới vấn đề biển Đông, theo nhà nghiên cứu người Pháp
BBC: Ông
từng nói sự kiện Crimea và Nga cũng liên quan
tới vấn đề Biển Đông?
...Cụ
thể trong trường hợp Crimea , tôi nghĩ là Bắc
Kinh đã cực kỳ chú ý tới sự kiện này. Đặc biệt là những người đứng đầu Trung
Quốc đã đánh giá khả năng phản ứng và đáp trả của các nước lớn ở phương Tây,
đặc biệt là Hoa Kỳ, trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.
Tôi
nghĩ là sự thiếu câu trả lời trực tiếp và hiệu quả đối với Crimea từ Hoa Kỳ -
vì Nga đã dùng tới biện pháp chính trị sự đã rồi – và tới thời điểm này, vẫn
chưa có các biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, khiến lãnh đạo Bắc Kinh suy nghĩ.
...Cùng
lúc đó, chúng ta có thể thấy với sự kiện biển Đông, việc thiếu câu trả lời của
Hoa Kỳ trong vụ Crimea có thể chỉ dấu cho Trung Quốc rằng họ có thể dùng tới
chút vũ lực, họ có thể dùng kiểu chính trị sự đã rồi vì Mỹ sẽ phản ứng lại một
cách hạn chế.
Và
chúng tôi tự hỏi, liệu giàn khoan đưa ra nhằm mục đích chắc chắn là thử Việt
Nam nhưng có phải cũng là để xem khả năng phản ứng và đáp trả của Hoa Kỳ đối với
các sự việc về không gian lãnh thổ theo kiểu này.
Hạnh
Ly
|
Một bài viết cho tuổi trẻ Việt Nam http://baomai.blogspot.com/ |
Nói với những ai sợ buông Trung Quốc http://baomai.blogspot.com/ |
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.