Thursday, May 29, 2014

Cảnh sát đứng nhìn vợ tôi bị đánh chết

image
Chồng của người phụ nữ Pakistan bị ném đá đến chết giữa ban ngày bên ngoài tòa án Lahore nói rằng cảnh sát chỉ đứng nhìn mà không làm gì để ngăn chặn.
Cô Farzana Parveen, đang mang thai ba tháng, bị người nhà đánh chết hôm 27/5 vì đã dám kết hôn với người cô thương.
“Chúng tôi hô hoán kêu cứu nhưng không ai nghe cả,” chồng cô, ông Muhammad Iqbal, nói với BBC.

‘Giết người danh dự’

image
Cảnh sát đang thu thập chứng cớ tại hiện trường vụ tấn công
Các phóng viên cho biết có hàng trăm cái vụ việc được gọi là ‘giết người danh dự’ như vậy xảy ra ở Pakistan mỗi năm mà các nạn nhân đều là phụ nữ.
Bà Navi Pillay, cao ủy phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, nói bà ‘hết sức bàng hoàng’ và kêu gọi chính quyền Pakistan có ‘những biện pháp khẩn cấp và mạnh mẽ’.
“Thậm chí tôi còn không muốn dùng chữ ‘giết người danh dự’, không có một chút gì gọi là ‘danh dự’ khi đánh chết một phụ nữ như thế này,” bà nói.
Chồng cô mô tả cảnh sát là ‘bất nhân’ và ‘đáng xấu hổ’ vì đã không ngăn được cuộc tấn công.
“Chúng tôi kêu cứu nhưng không có ai nghe. Một người họ hàng của tôi cởi áo để vẫy cảnh sát thế mà họ cũng không can thiệp.”
“Họ đứng yên nhìn Farzana bị đánh đến chết mà không làm gì cả,” ông nói.

image
Hôn nhân sắp đặt là điều bắt buộc ở Pakistan và kết hôn trái ý gia đình là điều ngoài sức tưởng tượng ở nhiều cộng đồng còn hết sức bảo thủ ở đất nước này.
Cha của nạn nhân, một trong những người tham gia hành động tấn công, đã nộp mình cho cảnh sát nhưng những kẻ tấn công khác vẫn chưa bị bắt.
Chồng nạn nhân nói họ đang đe dọa ông và gia đình.
“Hôm qua họ nói là họ sẽ đến giật xác,” ông nói, “Chúng tôi đến đây với sự hộ tống của cảnh sát.”
“Chúng tôi đã bắt giữ một số người và những kẻ khác đang bị điều tra,” ông Mujahid Hussain, cảnh sát trưởng địa phương, cho biết.

Cha mẹ cô Parveen đã cáo buộc Iqbal bắt cóc cô và đã đâm đơn kiện ông ra tòa.
Tuy nhiên cô đã làm chứng với cảnh sát rằng cô ‘tự nguyện’ lấy ông.

image
Mohammad Iqbal
Iqbal nói với BBC rằng khi hai vợ chồng ông đến tòa hôm thứ Ba ngày 27/5 để dự tòa thì người nhà của vợ ông đã đợi sẵn và tìm cách dẫn cô đi.
Khi cô vùng vẫy để thoát thân thì họ kéo lê cô trên mặt đất, dùng gạch ném vào cô đến mức vỡ đầu. Cô chết trên vỉa hè.

Ủy ban Nhân quyền Pakistan nói 869 phụ nữ bị sát hại ở quốc gia Nam Á này hồi năm ngoái trong các vụ việc ‘giết người danh dự’. Tuy nhiên họ cho rằng con số thực tế còn cao hơn.

Pakistani woman stoned to death because she married the man she loved

image
A 25-year-old woman was stoned to death and killed by her family outside a high court in the Pakistani city of Lahore, for marrying the man she fell in love with, according to police and a lawyer. Police said about 20 members of the family started attacking Farzana Parveen, and her husband Mohammad Iqbal, with sticks and bricks as they waited for the high court to open on Tuesday afternoon.
The photo below, taken by Mohammad Tahir of Reuters, shows Pakistani police officers trying to gather evidence on the killing, as Parveen's body lies on the ground, with people surrounding the scene. The Associated Press said family members attacked the couple before a crowd of onlookers in front of the court.

image
Farzana Parveen was was stoned to death by her family outside a court in Pakistan. (Mohammad Tahir/Reuters)
According to the police, everyone who was involved in the killing escaped except the girl's father, who admitted killing his daughter and said he did it for honor. Pakistani families who have been involved in such killings say a woman marrying a man without their permission is seen as a breach of honor of the family. To many, that translates as the reason to seek revenge, by killing their own children.

image
William Hague has condemned the murder of Farzana Parveen
Although the Pakistani government itself does not collect any data — and it is illegal to carry out such killings — several hundred women are said to be killed in honor killings every year in Pakistan. In the latest annual report released (PDF) by the Human Rights Commission of Pakistan, 869 women were killed in the name of honor in 2013.
Earlier this year, the BBC traveled to a village in northwestern Pakistan to tell the story of a young woman who survived an honor killing and has been publicly speaking about it since. As the story notes, such killings are difficult to prove or to prosecute because of two reasons: first, the lack of witnesses to the crime, and second, lack of motivation for the police to pursue the suspects, regardless of the evidence.

But what happened in Lahore on Tuesday seems different. It wasn't in a remote village in Pakistan, neither was it in the middle of the night. Parveen was killed in broad daylight, in the presence of several bystanders, in front of the top court in the second largest city in Pakistan.


4 người bị bắt trong vụ giết người vì danh dự gia đình

image
Thành viên Ủy ban Nhân quyền và Xã hội Dân sự trong thành phố Islamabad biểu tình phản đối vụ giết bà Farzana Iqbal, 29/5/14

Cảnh sát Pakistan cho biết đã bắt 4 người có liên can đến trường hợp một phụ nữ mang thai bị gia đình đánh cho đến chết tại thành phố Lahore, miền đông Pakistan vì tội kết hôn với một người do cô chọn.

Cảnh sát ngày hôm nay nói những người bị bắt gồm chú và hai người bà con của nạn nhân.

Hôm thứ Năm, Thủ tướng Nawaz Sharif đưa ra một tuyên bố ra lệnh cho thủ hiến Punjab trong đó Lahore là thủ phủ phải có hành động tức thì.

Cảnh sát cho biết thêm cô Farzana Parveen, 25 tuổi bị đánh bằng gạch bên ngoài một tòa án hôm thứ Ba khi cô đang chờ để nói với thẩm phán là cô kết hôn với một người cô chọn theo ý cô.

Chồng cô nói với các phóng viên là ông đã khẩn cầu cảnh sát ngưng cuộc tấn công nhưng họ đứng nhìn không làm gì hết trong khi gia đình của vợ ông gồm cha và các anh em đánh dập cô.

Chỉ huy trưởng cảnh sát Lahore Shafiq Ahmad nói với Thông tấn xã Reuter là không có cảnh sát viên nào có mặt trong cuộc tấn công.

Chính ông Mohammad Iqbal, chồng nạn nhân cũng có thành tích bạo động. Ông thú nhận ông đã giết người vợ đầu tiên nhưng không bị tù vì gia đình bên vợ tha thứ và không truy tố.

Tại thủ đô Islamabad, các nhà tranh đấu cho nhân quyền phản đối vụ tấn công ngày thứ Ba, cầm bích chương và hô to các khẩu hiệu đòi công lý và chấm dứt những vụ giết hại vì danh dự gia dình.

Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay hôm thứ Tư kêu gọi chính phủ Pakistan làm nhiều hơn nữa để ngăn ngừa những tội phạm như vậy.

Bà nói “Tôi không muốn dùng từ ‘giết vì danh dự’ vì không có chút danh dự nào khi giết một phụ nữ theo lối như vậy.”

Ủy ban Nhân quyền Pakistan nói có gần 900 phụ nữ thiệt mạng vì loại tội phạm như vậy trong năm 2013. Ủy ban cho biết thêm là con số thực sự có thể cao hơn nữa, vì nhiều vụ giết hại vì danh dự không được báo cáo.


image

Kẻ thù của người Trung Quốc
Chính khách và lãnh tụ
TT Obama: Không nên làm ngơ ‘hành động gây hấn’ ở ...
VN cần 'bà con xa' hay 'láng giềng gần'?
Trung đoàn biệt kích Nhật Bản bị cá sấu xóa sổ
Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?
Tuyệt chiêu "bài xoa bóp" cụ bà Mek Wok Kundor
Điểm lược 8 nhóm tại World Cup 2014
Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
Một vụ gian lận bảo hiểm lớn nhất trong lịch sử qu...
Hổ thẹn vì… tình đồng chí
Cầm ... cờ (?) cho chó đái
Bối cảnh vì sao VN thần phục TQ
Các ông tướng và xu hướng 'mạnh tay'
HĐGMVN: NHẬP CUỘC CỨU NƯỚC
Còn tin vào 16 chữ vàng là lú lẫn?
TỚI LUÔN BÁC TÀI!
Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới
Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?
Hình ảnh biểu tình tại Sài Gòn 11-5-2014
Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồn...
Bà cụ 76 tuổi bị lừa $4 triệu
Trung cộng: Không cần phải đánh "bọn chó"
Qua một trận đánh có bài bản
Những sự mất mát từ Biển Ðông
Có người tự thiêu trước Dinh Độc Lập
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ ý nghĩa 'đường lưỡi bò'
Đổi chác tệ hại với Việt Nam
Kịch bản chiến tranh Việt-Trung
Một bài viết cho tuổi trẻ Việt Nam
Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ biến nước biển th...
Nói với những ai sợ buông Trung Quốc
Quân đội Thái đảo chính và nắm quyền
Chưa có lời giải vụ bạo loạn ở VN
Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ ...
Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà c...
Việt Nam và Philippines lập liên minh chống Trung ...
Xem lại ảnh hưởng TQ ở VN
Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.