Một
người say nằm ngủ trên đường phố ở ngoại ô Nairobi , Kenya ,
9/5/14
GENEVE —
Tổ chức Y tế Thế giới đang kêu gọi các nước hành động để giảm thiểu tác hại của
chất cồn mà theo họ, giết chết 3,3 triệu người mỗi năm.
Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, báo cáo việc sử dụng chất cồn có hại gây nên 6% tất cả những trường hợp tử vong trên toàn thế giới – tức là mỗi 10 giây lại có 1 người chết.
Ngoài việc dễ gây nghiện, báo cáo cho biết tiêu thụ chất cồn làm tăng nguy cơ phát triển hơn 200 loại bệnh, bao gồm bệnh xơ gan và một số bệnh ung thư. Lần đầu tiên, WHO cho hay việc sử dụng chất cồn có hại khiến người ta dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, viêm phổi và HIV.
Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, báo cáo việc sử dụng chất cồn có hại gây nên 6% tất cả những trường hợp tử vong trên toàn thế giới – tức là mỗi 10 giây lại có 1 người chết.
Ngoài việc dễ gây nghiện, báo cáo cho biết tiêu thụ chất cồn làm tăng nguy cơ phát triển hơn 200 loại bệnh, bao gồm bệnh xơ gan và một số bệnh ung thư. Lần đầu tiên, WHO cho hay việc sử dụng chất cồn có hại khiến người ta dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, viêm phổi và HIV.
"Báo cáo kết luận rằng trên toàn thế giới, 16% những người uống bia rượu trên 15 tuổi uống theo kiểu nốc, gây hại nhiều hơn những kiểu uống khác... nhiều nhất là ở những vụ tai nạn, tự hại mình và hại những người khác ... Những nước có thu nhập cao có mức tiêu thụ bia rượu bình quân đầu người cao nhất và cũng có tỉ lệ nốc bia rượu phổ biến nhất. "
Báo cáo lưu ý trung bình mỗi người từ 15 tuổi trở lên uống 6,2 lít bia rượu mỗi năm, nhưng vì chưa tới 50% dân số thế giới uống chất cồn, cho nên những người có uống tiêu thụ trung bình 17 lít cồn nguyên chất mỗi năm.
Khắp toàn cầu, báo cáo nhận thấy châu Âu là khu vực có mức tiêu thụ rượu bia cao nhất, đặc biệt là ở những vùng Trung và Đông Âu, kế tiếp là châu Mỹ và châu Phi. Báo cáo nói
Mặc dù châu Phi tiêu thụ ít chất cồn hơn so với châu Âu, ông Vladimir Poznyak, Điều phối viên Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện của WHO, nói rằng tác động về sức khỏe ở châu Phi xấu hơn ở châu Âu. Ông nói:
"Sự khác biệt là ở khu vực châu Phi cũng như ở các nước khác với nguồn tài nguyên ít hơn, tiêu thụ rượu bia mang tới nhiều tác hại cho sức khỏe và mối quan hệ xã hội vì sự thiếu vắng những yếu tố đệm đỡ, thường là hỗ trợ xã hội, tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Đó là những thứ còn thiếu."
Lisa
Schlein
Nhiều khi say qua, nôn ọe mặt xanh mặt vàng, bao tử thì cồn cào ruột gan... cực mệt mỏi. Những lúc như vậy thề với lòng là sẽ nghỉ bia rượu, nhưng mọi chuyện vẫn ko thay đổi. hihi
ReplyDeleteCông dụng tuyệt vời của đậu nành sấy giòn ăn liền với sức khỏe