Monday, May 12, 2014

Gs. Taylor Fravel nói về xung đột Việt-Trung

image
Dưới đây là bài phỏng vấn giáo sư M. Taylor Fravel - một chuyên gia về Trung Quốc của Đại học M.I.T. bên Mỹ - được thực hiện bởi báo The New York Times - một tờ báo uy tín hàng đầu quốc tế - về sự kiện giàn khoan dầu HD 981 của Tàu cộng và xung đột ngoài biển Đông gần Hoàng Sa. Bài phỏng vấn có thể giúp giải đáp vài câu hỏi nhiều người đang thắc mắc: tại sao chúng nó làm như vậy; có xảy ra xung đột lớn không, Mỹ sẽ làm gì, Đông Nam Á sẽ làm gì trước sự hung hăng của Tàu cộng?...

image
Tranh chấp lãnh thổ sôi sục từ lâu giữa Trung Quốc và Việt Nam ở biển Đông lại có một vụ bùng phát theo chu kỳ đầu tuần này khi các tàu biển Việt Nam chạm trán với các tàu Trung Quốc đang cố đặt một giàn khoan dầu gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, bên ngoài bờ biển Việt Nam. Giàn khoan thuộc Công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, chỉ cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 120 hải lý. Các tàu Trung Quốc đã bắn súng nước vào tàu Việt Nam và cả hai bên đều nói rằng tàu của mình bị đối phương đâm vào. Quân đội Trung Quốc đã đánh nhau với các đơn vị Miền Nam Việt Nam ở phía nam quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, dẫn tới việc Trung Quốc chiếm hết cả quần đảo, dù rất nhiều đảo hiện vẫn không có người ở.

Hôm thứ Ba, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng, “do lịch sử xung đột gần đây trên biển Đông, quyết định của Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp là hành động gây hấn và không có ích gì cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực”.

Hôm qua thứ Năm 8-5, giáo sư M. Taylor Fravel, giáo sư khoa chính trị, Học viện Công nghệ Massachusettes (M.I.T.) đã trả lời các câu hỏi của báo The New York Times về biến cố mới nhất trên vùng biển Việt Nam.

Ông Fravel nghiên cứu các vấn đề lãnh thổ Trung Quốc, và là tác giả sách “Biên giới mạnh, đất nước an toàn: Hợp tác và Xung đột trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc”, do nhà xuất bản Princeton University Press xuất bản.
--

image

Câu hỏi: Tại sao Trung Quốc cố đưa giàn khoan dầu vào vị trí này, ở thời điểm này?

Trả lời: Lý do có khả năng nhất là chính trị chứ không phải kinh tế. Về kinh tế, khu vực mà giàn khoan dầu này hoạt động có rất ít mỏ dầu đã được xác nhận hoặc có thể khai thác. Hơn thế nữa, giàn khoan có giá tới 1 tỉ USD thì hoạt động hàng ngày cực kỳ tốn kém; đặt ra câu hỏi tại sao CNOOC lại thăm dò ở một vùng có triển vọng rất không chắc chắn.

Thay vì vậy, Trung Quốc chủ yếu dùng giàn khoan để áp đặt và thực thi quyền tài phán (jurisdiction) trên vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Với chuyến công du gần đây của Tổng thống Obama tới khu vực này, gồm cả các cuộc viếng thăm chính thức MalaysiaPhilippines – hai trong số các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, Trung Quốc có thể tìm cách thử thách quyết tâm mới khôi phục của Mỹ “xoay trục” sang châu Á.

image
Dù sao, thời điểm mà Trung Quốc hành động mới khó hiểu. Tuần tới Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có hội nghị thượng đỉnh thường niên ở Miến Điện. Hành động của Trung Quốc bảo đảm rằng cách ứng xử của họ ở biển Đông sẽ trở thành chủ đề thảo luận hàng đầu của hội nghị đó và một sự quan tâm lớn lao hơn của quốc tế sẽ tập trung vào tuyên bố của khu vực. Nói chung, trong vài năm qua, Trung Quốc và Việt Nam đã cải thiện quan hệ và quản lý các cuộc tranh chấp trên biển một cách hòa bình. Hai nước cũng đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc căn bản để giải quyết tranh chấp hàng hải vào tháng 10-2011, thiết lập các đường dây nóng và tổ chức các nhóm làm việc về phân định biên giới trên biển, hợp tác cùng phát triển.

Câu hỏi: Với những gì đã xảy ra trong tuần trước và lịch sử đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, liệu tình hình có thể leo thang thành một vụ xung đột căng thẳng hơn, rộng lớn hơn?

Trả lời: Nguy cơ leo thang căng thẳng là có thật. Dầu và khí đốt ngoài biển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này tạo cho Hà Nội một sự khích lệ mạnh lẽ để ngăn cản Trung Quốc hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý của Việt Nam, ngay cả khi khu vực đặc biệt này có thể không có những mỏ dầu khí lớn. Vị trí gần gũi [của khu vực] với cả hai quốc gia tạo điều kiện để hai bên triển khai các lực lượng hải quân và các lực lượng thực thi pháp luật hàng hải. Khả năng nhiều con tàu tranh nhau quyền kiểm soát một khu vực nhỏ làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lệch và va chạm mạnh có thể leo thang thành xung đột vũ trang.

Trong vài năm qua, Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm sử dụng các tàu chấp pháp của chính phủ để thách thức điều mà họ coi là hành vi hung hăng của Trung Quốc đe dọa quyền lợi của họ. Năm 2007, Việt Nam đã tìm cách ngăn cản Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng biển Hoàng Sa, về phía bắc vị trí giàn khoan dầu hiện nay. Năm 2010, các tàu Việt Nam bao vây một tàu tuần dương của Cục Kiểm ngư Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Bây giờ, đối với Việt Nam được mất còn cao hơn nữa, nên có lẽ họ sẽ chọn cách tiếp tục nỗ lực ngăn cản giàn khoan Trung Quốc bắt đầu các hoạt động.

image

Câu hỏi: Trên cơ sở nào mà Trung Quốc nói rằng, nơi đặt giàn khoan nằm trong quyền hạn hợp pháp của họ?

Trả lời: Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trên toàn quần đảo Paracel Islands, mà Trung Quốc gọi là Xisha (Tây Sa), còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa. Cũng giống như lập trường của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, Trung Quốc luôn nói rằng không có tranh chấp với Việt Nam về các hòn đảo này. Trung Quốc kiểm soát phần phía bắc của quần đảo từ giữa thập niên 1950, và phần phía nam của quần đảo từ năm 1974 sau khi họ đánh nhau với quân đội Việt Nam Cộng hòa. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hoạt động của giàn khoan đang diễn ra “trong vùng nước của quần đảo Xisha”.

Giàn khoan được đặt ở vị trí cách đảo Tri Tôn – điểm có đất ở cực tây nam của quần đảo Hoàng Sa - khoảng 17 hải lý về phía nam. Năm 1996, Trung Quốc vẽ đường cơ sở bao quanh toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Căn cứ vào một luật năm 1998, Trung Quốc đòi một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở này, theo Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) và tuyên bố chỉ họ mới có quyền khai thác mọi tài nguyên biển trong vùng EEZ đó. Vị trí của giàn khoan nằm bên trong vùng EEZ như vậy, dựa theo tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

image

Câu hỏi: Liệu Việt Nam có lý lẽ chính đáng rằng việc đặt giàn khoan của Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam hoặc việc này phá hoại lòng tin do bản chất của vấn đề Hoàng Sa là một quần đảo đang bị tranh chấp?

Trả lời: Việt Nam phản đối việc đặt giàn khoan của Trung Quốc theo hai lý do. Một là, giàn khoan được đặt trên vùng đặc quyền kinh tế EEZ mà Việt Nam xác lập từ bờ biển của mình. Giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 120 hải lý và như vậy nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, sâu trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ rộng 200 hải lý của Việt Nam.

Hai là, Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn quần đảo Hoàng Sa và bác bỏ lập trường của Trung Quốc rằng không có tranh chấp nào cả. Mặc dù Việt Nam chưa vẽ đường cơ sở bao quanh quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam đã phản bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo và quyền tài phán đối với các vùng nước chung quanh. Theo quan điểm của Việt Nam, giàn khoan của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam và Trung Quốc không có cơ sở nào để khoan dầu ở vị trí này.

Câu hỏi: Lập trường của Hoa Kỳ trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông là gì. Và ông có nghĩ rằng Hoa Kỷ sẽ/hoặc nên phản ứng như thế nào trong vụ này?

Trả lời: Chính sách của Hoa Kỳ là không đứng về phía nào trong vấn đề chủ quyền các hòn đảo trong biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh những lợi ích chủ yếu của mình trong khu vực, bao gồm tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các vụ xung đột, và tránh hăm dọa hoặc chèn ép trong các cuộc tranh chấp. Để hỗ trợ cho giải pháp hòa bình, Hoa Kỳ đã thúc giục Trung Quốc và ASEAN tiến tới một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý và Hoa Kỳ ủng hộ việc sử dụng sự phân xử của cơ quan trọng tài quốc tế như trường hợp Philippines mới đây đã nộp hồ sơ lên Tòa án quốc tế về Luật Biển.

image
Ứng phó với biến cố đang xảy ra, Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các bên ngừng các hành động đơn phương trong vùng biển rõ ràng là đang tranh chấp. Hoa Kỳ cũng có thể nhấn mạnh rằng, sự cố đang diễn ra càng làm rõ nhu cầu bức thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử để quản lý khả năng tiềm ẩn về leo thang xung đột, tránh những sự cố như vậy trong tương lai.

Câu hỏi: Ông nghĩ các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang tuyên bố chủ quyền nhiều phần của biển Đông sẽ phản ứng như thế nào với những hành động mới nhất của Trung Quốc?

Trả lời: Hành động của Trung Quốc chỉ có thể làm cứng rắn thêm quan điểm của các nước khác cùng có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông rằng Trung Quốc đang ấp ủ những dự định xâm lăng và chỉ thích hành động đơn phương. Đặc biệt, việc bố trí giàn khoan của Trung Quốc sẽ làm tăng gấp đôi quyết tâm của các nước này làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chủ quyền. Các nước này có khả năng sẽ đầu tư nhiều hơn vào hải quân và các cơ quan thi hành luật biển; họ cũng tìm cách nâng cao hơn nữa sự hợp tác an ninh hàng hải với Hoa Kỳ và Nhật Bản, cùng với nhiều nước khác nữa, và có thể sẽ hợp tác với nhau.

Câu hỏi: Trung Quốc cam kết tới mức nào với việc sử dụng bản đồ 9 đoạn từ thời Dân quốc làm căn bản cho những tuyên bố chủ quyền trên biển Đông?

image

Trả lời: Mặc dù đường 9 đoạn (tức đường lưỡi bò, đường chữ U – ND) đã xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc nhiều thập kỷ, Trung Quốc vẫn duy trì một sự im lặng khó hiểu về ý nghĩa của nó. Trung Quốc không bao giờ nói rõ đường này mô tả cái gì, dù tích cực hay tiêu cực. Đường này có thể tượng trưng cho một đòi hỏi về chủ quyền đối với những hòn đảo nằm bên trong nó, hoặc nó có thể có ý mở rộng hơn và tượng trưng cho một đòi hỏi chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế EEZ hoặc chủ quyền dựa trên lịch sử (cả hai điều này đều không phù hợp với UNCLOS).

Trong nước Trung Quốc cũng có sự bất đồng về cách định nghĩa đường (lưỡi bò). Dù sao, những hành động của Trung Quốc trong vài năm qua, chẳng hạn bảo vệ ngư dân của họ làm ăn ở những vùng biển rất xa về phía nam của biển Đông, hoặc mời các công ty dầu khí nước ngoài đầu tư thăm dò các lô ngoài bờ biển Việt Nam… cho thấy Trung Quốc có vẻ thích một định nghĩa mở rộng hơn.

Liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc luôn khẳng định rằng, đường 9 đoạn, được xuất bản chính thức vào cuối thập niên 1940 – cung cấp sự hỗ trợ cho tuyên bố của họ đối với hai quần đảo.


Edward Wong thực hiện

Huỳnh Văn Hoa dịch 


image

Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc tại Việt Nam
Lằn đỏ trong chính sách với Trung Quốc
Báo động: NHANH LÊN KẺO MUỘN!
BCT-Trung ương đảng tứ bề thọ địch.
Ai thù, ai bạn?
Nỗi sợ Ba Sàm
Ngày Nhân quyền cho Việt Nam được cử hành tại Quốc...
Chủ giàn khoan Hải Dương 981 là ai?
Không ai cứu được Việt Nam cả!
Thằng mập CSB 8001 phun nước
Lời kêu gọi biểu tình Yêu Nước
Giàn khoan và Diên Hồng
Pháp rút khỏi VN đúng 60 năm, bước ngoặt trong lịc...
Nhà văn sáng chói!
Đưa TQ ra tòa, VN sẽ bị trả đũa?
Quốc tế bình luận va chạm trên Biển Đông
Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Thầy giáo cũ và lá Cờ Vàng
Tại sao chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn sống?
Chuyện Biển Đông: Muốn thắng Goliath thì cần David...
USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý ...
Đấu tranh dù ở bất cứ đâu
Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’
Lật tẩy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bíc...
Phê bình văn học và bình luận chính trị
Chuyện bây giờ mới kể
Hồi âm : Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Bài học nặng ký
Việt Nam bắt 2 blogger về tội 'lạm dụng quyền tự d...
Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Việt Nhật đang là đồng minh về tinh thần
Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?
Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt N...
Trung Cộng hóc thêm khúc xương Senkaku
Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn
Luật lệ xứ người
Rút tên ra khỏi "chính nghĩa" group
Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ i...
Kết Cuộc Đắng Cay _The Bitter End

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.