Thursday, May 8, 2014

Giàn khoan và Diên Hồng

image
Liệu Việt Nam có thể lùi bước thêm nữa hay không?
Mặc dù Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa 40 năm, nước này mới chỉ bắt đầu nỗ lực củng cố sự kiểm soát trên biển và khai thác tài nguyên trong vùng biển kế cận quần đảo này trong thời gian tương đối gần đây.
Và họ sẽ không ngừng ở đó mà sẽ dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để đẩy vùng họ kiểm soát lấn vào các vùng biển khác của Việt Nam như vết dầu loang. Do đó, có thể cho rằng cuộc chiến Hoàng Sa vẫn đang tiếp diễn trên biển, dù điều đó có nổi bật trong nhận thức của người Việt hay không.
Cho đến năm 2009 ngư dân Việt Nam vẫn còn đánh bắt tự do trong vùng biển Hoàng Sa. Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu củng cố sự kiểm soát trên biển bằng chính sách đàn áp ngư dân Việt Nam, nhằm đẩy lùi những người Việt Nam cuối cùng ra khỏi vùng biển Hoàng Sa.
Kế đến là việc Trung Quốc triển khai các hoạt động dầu khí.

Vết dầu đang loang

image
Thí dụ, năm 2012 nước này mời thầu tại Lô 65/12, gần đảo Cây thuộc và ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Với Việt Nam chỉ phản đối một cách phi đối sách, diễn biến tất nhiên là Trung Quốc sẽ mở rộng hoạt động dầu khí về các phía đông, tây và nam của quần đảo này. Việc triển khai giàn khoan HD-981 gần đảo Tri Tôn thuộc và về phía tây nam quần đảo sẽ chỉ là một trong nhiều bước loang của vết dầu - nếu Việt Nam tiếp tục chỉ phản đối một cách phi đối sách.
Song song với các động thái trong hai lãnh vực nghề cá và dầu khí, Trung Quốc sẽ tăng cường những sự kiểm soát dân sự và quân sự khác trên biển, nhằm đi từ sự đã rồi trên đảo đến sự đã rồi trên biển, trong một vùng biển rộng lớn tối đa.
Tuy nhiên đó còn chưa phải là mục đích tối hậu của Trung Quốc.
Ngoài việc biến vùng biển Hoàng Sa thành “biển thiên triều”, nước này sẽ tiến hành những khía cạnh khác của cuộc nam tiến, thí dụ như đưa tàu thuyền bán quân sự và giàn khoan vào kiểm soát, khảo sát và khai thác vùng Tư Chính, ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam, với hải quân khổng lồ của họ luôn đứng sau.
Những gì Đế quốc Trung Hoa ngày xưa đã không thực hiện được trên bộ, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay đang cố gắng thực hiện trên biển. Có thể nói rằng Việt Nam ngày nay đang đứng trước một quá trình xâm lấn từ phương Bắc quy mô không kém, và còn có thể nói là tinh tế hơn, những gì Việt Nam ngày xưa đã từng đối diện, và phải ứng phó một cách tích cực không kém người Việt xưa đã từng giữ nước.
Không những thế, cuộc nam tiến của Trung Quốc trên biển ngày nay có nhiều khía cạnh khác với những cuộc xâm lăng thời phong kiến. Thứ nhất, như Trần Hưng Đạo nói, nếu quân ngoại xâm tiến chậm như tằm ăn dâu thì khó chế ngự, trong khi đó lại là chiến lược của Trung Quốc hiện nay. Thứ nhì, nếu Trung Quốc chiếm một số đảo nhỏ xa bờ hay giành sự kiểm soát và khai thác trong một vùng biển thì Việt Nam khó có thể theo đuổi một cuộc chiến tranh không giới hạn để giành lại. Thứ ba, chiến tranh hiện đại trên biển là khác với chiến tranh trên bộ ngày xưa.

image
Giàn khoan được ví như pháo đài chủ quyền di động của Trung Quốc

Cần có đối sách

Trước chủ trương của Trung Quốc, một chủ trương bất di bất dịch bất kể lời lẽ ngoại giao phù phiếm, trước hết Việt Nam cần nhìn nhận rằng việc phản đối phi đối sách chỉ có thể dẫn tới bị chinh phục trên thực tế. Chỉ phản đối phi đối sách là tương đương với thầm chấp nhận bị chinh phục trên thực tế.
Trong lãnh vực pháp lý, Việt Nam phải tận dụng những phương tiện pháp lý mình có.
Việt Nam phải công khai thách Trung Quốc ra tòa về chủ quyền đối với Hoàng Sa. Mặc dù khả năng là Trung Quốc sẽ khước từ, nhưng đó là lỗi của họ chứ không phải của Việt Nam thách họ, và thế giới cũng như người Trung Quốc sẽ thấy nước nào là nước trốn tránh công lý.
Vì luật quốc tế không cho phép khoan dầu khí trong vùng biển trong tình trạng tranh chấp, Việt Nam cũng nên đơn phương nộp đơn kiện Trung Quốc về giàn khoan HD-981.
Mặc dù Trung Quốc đã vận dụng Điều 298 của UNCLOS để tránh việc áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho một số loại tranh chấp, và do đó trọng tài UNCLOS sẽ không có thẩm quyền để phán quyết vùng biển đó thuộc về bờ biển hay đảo nào, vì địa điểm của giàn khoan này nằm cách đất liền Việt Nam dưới 200 hải lý, trọng tài UNCLOS sẽ công nhận rằng hiện hữu tranh chấp trong khu vực đó, bất kể các câu hỏi liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, và sẽ cấm Trung Quốc đơn phương khoan dầu khí.
Ngoài ra, trọng tài UNCLOS cũng sẽ công nhận rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam là sử dụng bạo lực trong vùng tranh chấp, tức là vi phạm luật quốc tế.
Nếu Việt Nam không sử dụng những phương tiện pháp lý mình có thì dễ có câu hỏi về Việt Nam có thật sự quyết liệt về biển đảo hay không. Dù từ Trung Quốc, hay từ thế giới, hay từ người dân, thì câu hỏi đó cũng bất lợi cho Việt Nam.

image
Trong lãnh vực chính trị và ngoại giao, Việt Nam phải “thoát Trung”, phải thoát khỏi vòng kim cô ràng buộc mình vào một nước mà, bất kể lời lẽ hữu nghị xã hội chủ nghĩa, bản chất xương tủy, ngàn năm văn hiến của họ vẫn là Đế quốc Trung Hoa ngày xưa.
“Thoát Trung” tạo thêm điều kiện cho chúng ta tự do lựa chọn và ứng xử với đồng minh sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất. “Thoát Trung” cũng tạo thêm điều kiện để chúng ta hội nhập nhiều hơn với thế giới văn minh và phát triển đất nước. Vấn đề là Việt Nam có đủ tự lập trong chính trị, tư duy và khả năng để “thoát Trung” không.
Nhưng nếu không đủ tự lập thì cũng đáng hổ thẹn cho một quốc gia độc lập, và cho một dân tộc mà một trong những niềm tự hào lịch sử lớn nhất mình có là việc đấu tranh giành độc lập. Nhìn từ góc độ này, “thoát Trung” cũng có thể khích thích cho Việt Nam tự lập hơn, một điều mà dân tộc và đất nước nào cũng cần.

image
Nhưng cuối cùng thì điều không thể thiếu được của một quốc gia độc lập là đối sách trên thực địa. Tòa án quốc tế không có cảnh sát để bảo đảm phán quyết của họ sẽ được các bên thi hành. Khó có nước nào khác sẽ ủng hộ Việt Nam bằng vũ lực ở Hoàng Sa hay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ đất liền.
Mặc dù hải quân, không quân và các lực lượng bán quân sự trên biển của Trung Quốc mạnh hơn của Việt Nam, và mặc dù chiến lược tằm ăn dâu của họ làm cho Việt Nam khó quyết định về phản ứng trên thực địa, Việt Nam không thể không có đối sách trên thực địa, dù điều đó có thể bao hàm hy sinh xương máu và khí tài.
Bất kể Việt Nam có sử dụng biện pháp pháp lý, chính trị và ngoại giao nào hay không, và bất kể việc con tằm chỉ ăn lá dâu từng miếng nhỏ, Trung Quốc đang từng bước dồn Việt Nam đến câu hỏi Diên Hồng. Không rõ câu hỏi này khó trả lời cho Đại Việt ngày xưa thế nào, nhưng chắc chắn là ngày nay cần những trả lời tinh tế hơn xưa, vì trong bối cảnh ngày nay hòa cũng như chiến đều có nhiều hình thức và mức độ. Nhưng nếu tránh câu hỏi đó thì sẽ là vô trách nhiệm với chủ quyền lãnh thổ.




Dương Danh Huy


May 05, 2014
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược ...

May 07, 2014
Vụ việc liên quan đến giàn khoan HD981 mấy ngày gần đây đã trở thành điểm nóng ở Việt Nam , kể cả trên báo chí chính thức lẫn trên các diễn đàn và mạng xã hội. Theo nhiều nguồn tin từ phía báo chí trong nước và phía ...

May 07, 2014
image https://www.youtube.com/watch?v=Xrclw-9Jfc4. Chính phủ Việt Nam nói tàu Trung Quốc "chủ động đâm vào tàu Việt Nam" trong lúc đối đầu quanh việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam.

4 hours ago
Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng gần Hoàng Sa và ngay trong EEZ Việt Nam cho thấy tham vọng của nước này trong việc dùng Hoàng Sa làm bàn đạp, kết hợp với yêu sách đường chữ U để không chỉ ...


image

Pháp rút khỏi VN đúng 60 năm, bước ngoặt trong lịc...
Nhà văn sáng chói!
Đưa TQ ra tòa, VN sẽ bị trả đũa?
Quốc tế bình luận va chạm trên Biển Đông
Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Thầy giáo cũ và lá Cờ Vàng
Tại sao chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn sống?
Chuyện Biển Đông: Muốn thắng Goliath thì cần David...
USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý ...
Đấu tranh dù ở bất cứ đâu
Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’
Lật tẩy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bíc...
Phê bình văn học và bình luận chính trị
Chuyện bây giờ mới kể
Hồi âm : Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Bài học nặng ký
Việt Nam bắt 2 blogger về tội 'lạm dụng quyền tự d...
Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Việt Nhật đang là đồng minh về tinh thần
Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?
Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt N...
Trung Cộng hóc thêm khúc xương Senkaku
Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn
Luật lệ xứ người
Rút tên ra khỏi "chính nghĩa" group
Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ i...
Kết Cuộc Đắng Cay _The Bitter End
Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý
Nếu không nhìn lại: Mình sẽ mất quá khứ và tương l...
Việt Nam có tự do báo chí?
Tự do truyền thông trên thế giới ở mức thấp nhất t...
Công nhân khắp thế giới tuần hành nhân ngày Quốc t...
Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ
Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.