Thursday, May 1, 2014

Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ

image
Hàng ngàn trẻ em là con cái của lính Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Nay, ở tuổi 60-70, một số cựu binh khát khao muốn tìm lại những đứa con mà họ chưa từng biết đến.

Một người Mỹ cao, gầy đội mũ cỏ đi lang thang qua các con hẻm tại Thành phố HMC với cuốn album ảnh trong tay.
Đi cạnh ông là người phiên dịch, đồng thời cũng là người giúp đặt các cuộc hẹn, Phan Hung. Hùng từng giúp hàng chục cựu binh Mỹ tìm được những đứa con thất lạc trong 20 năm qua.
Khách hàng mới nhất của Hùng là người Mỹ đội chiếc mũ cói, là Jerry Quinn. Ông tới Việt Nam để tìm đứa con trai.

"Tôi biết là chúng tôi sống ở số nhà 40," Quinn nói và nhìn dọc theo con hẻm căn nhà ông từng sống chung với bạn gái người Việt. Nhưng không có số nhà 40.
Rồi một đám đông nho nhỏ vây quanh ông. Một người đàn ông đứng tuổi từ trong nhà đi ra và nói rằng khi Việt Cộng tiến vào Sài Gòn hồi 1975, họ đã không chỉ dừng lại ở việc đổi tên thành phố mà đổi cả tên các đường phố, thậm chí cả số nhà.

Jerry Quinn là một trong số hai triệu quân nhân Mỹ được điều tới giúp quân đội miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống lại miền Bắc. Trong cuộc xung đột đó, chừng 100 ngàn đứa trẻ được cho là đã ra đời từ những mối quan hệ giữa các phụ nữ địa phương với lính Mỹ.
Những người lính ngày trước, nay đã lớn tuổi. Một số người mang cảm giác tội lỗi, hoặc cảm thấy muốn biết điều gì đã xảy ra đối với những đứa con của mình.
"Nhưng có một số người cha không muốn biết," Brian Hjort nói.

Cùng Phan Hùng, ông điều hành tổ chức phi lợi nhuận có tên Tìm Được Cha (Fathers Founded) chuyên kết nối những ông bố với những đứa con lai Á-Mỹ.
Hjort, người Đan Mạch, chỉ là một người châu Âu đi du lịch kiểu tây ba lô tới Việt Nam hồi thập niên 1980 khi ông gặp những đứa trẻ lai Á-Mỹ. "Chúng ở trên đường phố, ăn xin và nhờ giúp đỡ," ông nhớ lại. "Người Việt đối xử với chúng rất tàn nhẫn - chúng là con cái của kẻ thù."
Một số người có ảnh và biết tên cha. Bởi Chính phủ Mỹ giữ hồ sơ chi tiết về các quân nhân và các cựu binh, Hjort đã nhanh chóng tìm ra cha của hàng chục đứa trẻ. Nhưng có những lúc ông kinh hãi trước những phản hồi mà ông nhận được.
"Họ mắng vào mặt tôi: 'Tại sao ông lại gọi điện? Ông muốn gì? Tại sao ông lại nói về Việt Nam? Tôi không muốn dính dáng bất kỳ điều gì với đứa khốn đó. Nó không phải là con trai tôi. Nó không phải là con gái tôi. Thôi đừng có gọi tôi nữa!"

image
Hình chụp Jerry và bạn gái, Brandy, trước khi họ chia tay nhau
Nhưng Jerry Quinn, một nhà truyền giáo nay sống và làm việc tại Đài Loan, thì nôn nóng muốn tìm con trai.
Ông nói khi ông được cử tới làm việc ở vùng Viễn Đông, ông nghĩ đó là cách mà Thượng Đế sai bảo ông hãy sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ. "Tôi nghĩ rằng tôi tới đây vì tội lỗi," ông nói. "Và để cố thực hiện nghĩa vụ làm cha của mình."
Năm 1973, bạn gái người Việt của ông, Brandy, có bầu và họ đã bắt đầu tính chuyện vượt qua các thủ tục nhiêu khê để kết hôn. Nhưng cùng lúc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó, Henry Kissinger đàm phán "hòa bình trong danh dự" với các lãnh đạo Bắc Việt. Thỏa thuận cuối cùng buộc lính Mỹ phải rút ngay lập tức, và Jerry Quinn phải lên máy bay về nước.
"Tôi cố gắng giữ liên lạc," ông nói. "Tôi gửi cho cô ấy một trăm đô la hàng tháng trong thời gian một năm. Tôi không bao giờ biết được liệu cô ấy có nhận được không."
Brandy gửi cho ông ba bức hình mà 40 năm sau, ông chìa ra cho tất cả những ai ông gặp trên đường phố Thành phố Hồ Chí Minh. Có ba bức hình. Bức chân dung Brandy, một cô gái Việt Nam cao ráo, xinh đẹp đang ở độ tuổi 20, một bức cô bế đứa con trai của hai người, và một bức cô đứng cạnh một người phụ nữ mặc bộ đồ trắng.
Vào ngày thứ ba có mặt ở thành phố, Jerry trở nên tuyệt vọng. Ông và Phan Hùng hỏi bà chủ quán hủ tiếu cạnh căn nhà Jerry và Brandy từng sống chung, nhờ giúp đỡ.
Bà chủ quán ngồi trên chiếc ghế, lật các trang album ảnh và khi nhìn thấy tấm hình Brandy với người phụ nữ mặc áo choàng trắng, bà dừng lại. "Bà ấy là bà mụ ở gần đây," bà nói. "Bà ấy giờ sống tại Mỹ nhưng họ vẫn không quên chúng tôi, thỉnh thoảng họ về thăm. Mà thực ra thì con gái bà ấy vừa tới ăn tô hủ tiếu ở đây mới hôm qua thôi."

Jerry nài nỉ bà chủ quán liên hệ với người phụ nữ đó, và bà đồng ý.
Ngày hôm sau, Kim tới nơi. Một phụ nữ trung niên thanh lịch, bà ở trong một khách sạn sang trọng trong trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng chồng, một bác sỹ người California.
Bà cầm cuốn album, chỉ ngón tay được sơn chuốt đẹp đẽ vào tấm hình Brandy và kêu lên đấy phấn khích: "Tôi nhớ bà ấy! Chúng tôi là bạn tốt của nhau và tôi đã giúp đỡ đẻ khi con ông chào đời."
Kim nhận ra tên tiếng Việt của Brandy ở phía sau một trong các tấm hình, Bùi. Nhưng bà không thể nhớ ra tên con trai của Jerry.

Khi Việt Cộng tiến vào thành phố, bà giải thích, họ đe dọa giết chết tất cả những ai có bất kỳ liên hệ nào với kẻ thù. "Mẹ tôi đã phải đốt một đống lửa lo, đốt hết mọi thứ có thể cho thấy chúng tôi có liên hệ với Mỹ." Tất cả những giấy tờ khai sinh vốn được cất giữ cẩn thận đều bị đem ra tiêu hủy.
Rưng rưng lệ, Jerry hỏi Kim liệu ông có thể nắm tay bà được không, "bởi đôi bàn tay này đã ôm con tôi, và bởi đây là điều gần gũi nhất tôi từng có được để tìm con". Và câu chuyện có lẽ đã kết thúc tại đây, tại một quán hủ tiếu nhỏ ở Việt Nam, với những khách hàng ngạc nhiên nhìn họ, những đôi đũa dừng lại giữa chừng trong tiếng thở dài của một người Mỹ đứng tuổi lau nước mắt nắm đôi bàn tay người phụ nữ mà ông biết là con gái của một bà đỡ.

Nhưng Jerry đã đăng những tấm hình Brandy cùng đứa trẻ lên trang mạng Facebook và nói ông đang tìm kiếm một người 40 tuổi có tên là Bui. Và cách đó 8500 dặm, tại Albuquerque, New Mexico, một người đàn ông tên là Gary Bui đã nhận ra những tấm hình.

image
Kim là người đã giúp Jerry có được manh mối

Jerry bay tới Albuquerque.

Trên chiếc taxi tới nhà Gary, ông run lên hồi hộp với những nghi ngờ phút chót. "Liệu nó có chấp nhận tôi không?" ông tự hỏi. "Đã 40 năm qua nó chờ đợi một người cha. Liệu nó có cho tôi ôm nó không? Nó nói với tôi qua điện thoại rằng nó đã tự dạy mình cách không để lộ cảm xúc."
Chiếc taxi tấp vào ngôi nhà và gia đình đó đã đứng bên ngoài, đang chờ Jerry. "Nếu con trông giống ta, thì con chính là ta!" ông nói khi nhảy ra khỏi xe và ôm lấy con trai. Họ ôm nhau thật lâu, vỗ vỗ lưng nhau và khóc. Đứng nhìn là hai đứa cháu nội vừa tìm thấy của Jerry.
Chậm rãi, Gary kể lại câu chuyện.

image
Quinn đoàn tụ với con trai Gary sau 40 năm
Brandy, cũng giống như nhiều bà mẹ của những đứa con lai Mỹ, đã từ bỏ con trai mới sinh và bỏ chạy khi Việt Cộng săn lùng những người đàn bà và những đứa con của kẻ thù. Đứa trẻ đã được gửi gắm cho bạn bè, những người đã đưa bọn nhỏ ra khỏi Sài Gòn trốn tránh cho tới khi cơn săn lùng mù quáng dịu bớt.
"Chúng tôi sống trong rừng, trong những lán tranh vách đất," Gary nói. "Chẳng bao giờ được ăn no."
Cậu bị những đứa trẻ khác bắt nạt. Chúng gọi mẹ cậu là đồ đĩ điếm.
Khi lên bốn, cậu được đưa tới một trại trẻ mồ côi, và bốn năm sau cậu thấy mình được đưa lên máy bay đi New York trong chương trình không vận trẻ lai Mỹ-Á của chính phủ Mỹ.
Được cha mẹ nuôi nuôi nấng, Gary giữ gìn những tấm hình giống với những tấm mà Brandy đã gửi cho Jerry.

Jerry hết sức dằn vặt vì cảm giác có lỗi. "Cha không biết con bị thành trẻ mồ côi," ông nói. "Cha luôn nghĩ con sống với mẹ. Có quá nhiều điều cha cần phải biết về con."
Vợ con Gary quan sát với thái độ thận trọng. Có gì để nói với người bố chồng, người ông nội bất thình lình xuất hiện của họ lại quá sốt sắng muốn biết về họ, muốn yêu thương họ?
"Cha biết nay đã muộn, nhưng cha muốn luôn có mặt vì còn," Jerry nói. "Cha muốn sống với con trong cuộc đời này."




Sue Lloyd Roberts


image


Aug 05, 2012
Đứa bé da đen chào đời mới 7 ngày tuổi, người mẹ gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng rồi khăn gói dắt con trai lớn cũng lai Mỹ vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau 40 năm, ngày nay bà ngờ rằng ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy ...

Apr 13, 2011
Buồn vì từ đó ta làm thân mất nước không nhà và nhớ vì trước đó có quá nhiều kỷ niệm không bao giờ còn tìm lại được. Giữa lúc lòng tôi đang chơi vơi thì chị bạn rủ theo đoàn nguời về thủ đô Hoa thịnh Đốn để coi hoa Anh ...

Oct 01, 2013
“Ba ơi! Bây giờ con phải làm gì hở ba?” Đó là câu nói đớn đau mà A.T., cô con gái út của chúng tôi thốt lên qua điện thoại sau khi “cô bé” báo tin cho chúng tôi biết vị hôn phu tương lai của cô vừa cùng hai đồng đội hy sinh tại ...

image

Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"
So sánh 10 năm: Vận động & Không vận động
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị b...
Phạm Duy và 10 bài tục ca
Dân phải trả trăm loại lệ phí
Sưng ruột dư_ Appendicitis
Bốn cuộc triệt thoái lịch sử của QLVNCH
Trận chiến Nhã Thuyên
Nhập vai vô gia cư , Richard Gere được " bố thí " ...
Châu Nhuận Phát: tặng 99% gia tài cho người nghèo
Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành trung tâm sản ...
Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật
Tại sao Nga lại bán ‘miếng đất vàng’ Alaska cho Mỹ...
Vatican phong Thánh hai cố Giáo hoàng
Hai vị giáo hoàng lên hàng Thánh
Weerapong Chaipuck: Sapa tuyệt đẹp
Tuổi dễ phạm tội nhất
Lời vàng ý ngọc của lãnh tụ Kim
Xuân Lộc: một chiến thắng ngắn ngủi
Văn hóa từ chức
Phim tài liệu hoạt họa độc đáo: 'Tôi là người tỵ n...
Trung Quốc chỉ là voi ăn cỏ
Phân tách hình ảnh một Phishing Email
Thần đồng Y Khoa gốc Việt
Ưu việt của giáo dục miền Nam
Người Uyghur từ đâu đến?
Sức mạnh của dông bão
Một phụ nữ Việt suýt bị nhóm giả IRS lừa đảo
Bộ GD và cú lật kèo 34 ngàn tỷ, dân té ngửa!
Tháng 4 của Saburo Sakai
Tang lễ xúc động của thầy hiệu phó tự tử sau vụ tà...
Bà Tiến hay ông Lùi cũng rứa thôi !
Vì đâu bạo hành ‘lên ngôi’?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.