Thursday, May 22, 2014

Nói với những ai sợ buông Trung Quốc

image
Công nhân Trung Quốc rời tàu sơ tán từ Việt Nam về sau vụ bạo động ở Bình Dương và Vũng Áng
Nghe nhiều người cho rằng buông Trung Quốc thì xí nghiệp vốn đầu tư FDI của họ sẽ rút ra, hậu quả là kinh tế Việt Nam mình sẽ có thể phá sản.

Tôi khẳng định: chuyện này là không thể có được, tuy Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn ngắn hạn.
Xin trích dẫn vài con số thuần định lượng. Hiện nay GDP của Việt Nam là 176 tỉ USD, độ tăng trưởng là 5.4%.
Với đối tác Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu khoảng 13 tỉ, nhập khẩu 37 tỉ, chủ yếu nhập nguyên vật liệu và hàng phụ trợ - phụ tùng công nghiệp, tiền tuồn sang Trung Quốc như vậy là xấp xỉ 24 tỉ USD.
Khoảng 18% lưu lượng thương mại (volume of trade) Việt Nam là giao thương với Trung Quốc. Về đầu tư vốn nước ngoài (FDI), hàng đầu là Nhật với 4.8 tỉ, sau là Singapore, Hàn Quốc, và thứ mới tới Trung Quốc (đâu chỉ 1-2% trên tổng số), tổng cộng được 24.5% tổng đầu tư cả nước.
Năm 2011, vốn giải ngân FDI là 11 tỉ USD nhưng sản lượng chiếm khoảng khoảng 46% của số tổng sản phẩm (total output).

image
Giả sử Trung Quốc có rút hết đầu tư về, đình trệ hoặc ngưng sản xuất, giảm xuất khẩu nguyên vật liệu... thì tác động gây suy giảm tổng sản phẩm của Việt Nam được bao nhiêu?
Nói quá thì 15-20 tỉ USD là tối đa. Hãy nhìn con số lỗ của Tập Đoàn Vinalines tổng cộng tính đến năm 2013 là 13.7 tỉ đô. Nếu tính thêm cả lỗ do Vinashin gây ra thì tác động tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam còn lớn hơn con số 20 tỉ giả định nói trên nhiều.

Dĩ nhiên, đây là ở ngắn hạn, và tác động của việc Trung Quốc rút đầu tư nhằm đình trệ tình trạng sản xuất ở Việt Nam có thể kéo dài một thời gian 2, 3 năm.
Nhưng "vắng mợ thì chợ vẫn đông", không Trung Quốc thì còn những đối tác khác, và nếu kinh doanh sản xuất ở Việt Nam có lợi thì họ sẽ vào trám chỗ.
Và nói theo tích 'Tái ông mất ngựa', biết đâu đây lại chẳng là một dịp may cho nền kinh tế Việt Nam.

Một vận may

image
Tại sao lại một dịp may? Mới nghe thì như nghịch lý, nhưng không phải vậy nếu ta quay sang vấn đề định tính.
Ở đây, nhắc là tuy đầu tư FDI ít nhưng những năm sau này Trung Quốc trúng thầu đến 90%, và chỉ nghe họ đấu thầu thì phần lớn những công ty thuộc những quốc gia khác te tua "chạy".
Nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ, sẳn sàng tìm nguồn vay vốn ở Trung Quốc cho Việt Nam, và hẳn là trong cơ chế TW cho phép các tỉnh và thành phố trực tiếp quản lý kinh tế ‘’đối ngoại’’, chuyện lì xì ‘’ nỉ hảo’’ không cần nói ai cũng hiểu ngay.
Chính thế mà sau khi trúng thầu, tiến độ thi công chậm, thiết bị thường cũ kỹ kạc hậu, đến những công đoạn cần kỹ thuật cao thì họ bỏ vấy, tìm cách đội vốn.
Việt Nam nợ cứ phải trả nhưng về trách nhiệm thì chủ thầu đổ tội cho ban Giám đốc thi công, đám này thì đổ tội cho hành chính địa phương, và một trăm thứ lý do lắt léo khác.

image
Đang có các kêu gọi trên mạng xã hội về việc ngừng các dự án do nhà thầu TQ đảm nhiệm tại Việt Nam
Báo VnExpress viết:
"Nhà thầu Trung Quốc đang tham gia nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng, năng lượng của Việt Nam, trong đó nhiều trường hợp chậm trễ, đội vốn và gây rất nhiều tranh cãi."
"Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Với xi măng, tuy không nêu cụ thể nhưng đối với các dự án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ bản được xác định là không có gì hết, tức 0%."
"Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện’’.

image
Mặc dầu nắm những khâu sản xuất cơ bản, nhà thầu Trung Quốc không đáp ứng được trình độ kỹ thuật hiện đại, biến XN Việt Nam thành nơi nhập nguyên vật liệu sản xuất. Mặt khác, theo những thông tin đáng tin cậy, FDI Trung Quốc không đóng góp xây dựng công nghệ phụ trợ khiến Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.

Ngoài ra, ta cũng ghi nhận sự kiện những Chủ thầu thu nhận ào ạt người Trung Quốc không có phép nhập cảnh và lao động ở Việt Nam. Hội Liên Hiệp Lao Động Việt Nam báo rằng họ phần lớn là lao động không chuyên môn, chiếm mất công việc lẽ ra phải giành cho công nhân Việt Nam.
Theo bộ Lao Động-Thương binh- Xã hội, số lao động bất hợp pháp này lên đến 80 ngàn người, chốt ở những vùng đất chiến lược trên phương diện quân sự, như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Tây Nguyên... và nắm khả năng cắt Việt Nam thành ba mảnh khó liên hợp tác chiến. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng băn khoăn về vấn đề chiến lược này khi ông khuyến cáo nhà nước Việt Nam phải thận trọng trong dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên.
Những vấn đề vừa đưa ra để cùng suy nghĩ ở trên cho phép chúng ta chẳng có gì phải lo ngại nếu Trung Quốc dùng sức ép kinh tế bằng cách rút những xí nghiệp họ hiện có ở Việt Nam. Tác động có, nhưng nhỏ thôi, và chỉ ở ngắn hạn.
Cứ để họ 'phá hợp đồng'’, và ta nhân lấy đó làm thời cơ để thay đổi một nền công - thương nghiệp ngày càng nhiều bất cập. Và họ làm tới để 'dạy Việt Nam (thêm) một bài học' thì biết đâu họ đang tạo thời cơ cho ta vuột khỏi vòng kìm kẹp của họ.

"Thoát Trung" là tất yếu

image
Trung Quốc tăng áp lực quân sự trên biển và trên bộ, tạo áp lực kinh tế bằng cách đóng cửa cơ xuởng xí nghiệp, di tản công nhân viên, và cuối cùng lệnh cho đám sai nha đàn áp người Việt Nam định biểu tình ôn hòa nói lên ước vọng toàn vẹn lãnh thổ nước mình.
Cán cân lực lượng có vẻ nghiêng hẳn về phía phe nhóm theo Trung Quốc để giữ Đảng nhưng lại mất nước theo cách nói nay khá phổ biến!

Cán cân nếu thật nghiêng thỉ chỉ chốc lát, vì cán cân bên kia là hàng triệu người Việt Nam yêu nước, trong đó có nhiều người chống Tàu. Những người này biết muốn toàn vẹn lãnh thổ và dứt khoát tiến hành những cải tổ nhằm hiện đại hóa xã hội Việt Nam thì phải đi ra khỏi quĩ đạo Trung Quốc, nghĩa là phải Thoát Trung, như một tất yếu.

Cụ thể Việt Nam cần phải:
Chính thức đưa ngay sự vụ xâm phạm lãnh hải Việt Nam qua cài đặt giàn khoan HD 981 ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Đâm đơn kiện Trung Quốc vi phạm Luật Biển 1982 ( UNCLOS)
Thúc đẩy tiến trình liên minh với Nhật Bản và Phi Luật Tân trong vấn đề biển đảo liên quan đến mọi bên.
Tăng cường quan hệ với Mỹ trên mọi mặt hầu có được sự hỗ trợ cần thiết
Lập một diển đàn quốc tế về vấn đề biển đảo để thông tin trung thực đến mọi quốc gia trong cộng đồng thế giới.

ụ việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam với giàn khoan Hải Dương 981 tạo thời cơ cho sách lược Thoát Trung. Về lâu dài, đó là phương cách duy nhất cho phép Việt Nam tồn tại trong cái thế địa chính trị của mình, chẳng mới đây mà cả ngàn năm trước đã núi liền núi sông liền sông.

image
Láng giềng gần là răng, ta là môi, thì răng cắn môi là chuyện tất nhiên trong cái mộng bành trướng từ xưa đang hóa tinh thành giấc mơ bá chủ ngày nay. Quyền lực mềm của Đặng Tiểu Bình đang 'cứng dần' trong tay Tập Cận Bình nên nếu ta không phản ứng dứt khoát thì cái bàn tay Phương Bắc chẳng còn nể nang tình nghĩa gì mà không vặn cho gãy cổ kẻ còn yếu đuối ở phương Nam.
Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam mạnh lên: hãy nhớ họ đã phản bội khi thúc đẩy chia cắt đất nước ta với Hiệp Định Genève năm 1954.

Đừng quên họ đã 'đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng' nhưng thò ra bắt tay Nixon- Kissinger, và ngay sau Hiệp Định Paris năm 1973 họ chụp thời cơ Việt Nam rối rắm mang hải quân tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Thoát Trung là một tất yếu. Không nắm lấy vận hội này, Việt Nam sẽ tiếp tục chông chênh trên quĩ đạo Trung Quốc, và rơi rụng như một vì sao tàn.

Nắm lấy, tức ta đoạt thời cơ đẩy đất nước vào vòng xoay của những quốc gia hiện đại, tôn trọng những giá trị toàn cầu và thể chế chính trị dân chủ pháp trị.
Hiện nay, đã xuất hiện những chính khách trẻ, có đào tạo, có bản lĩnh, nắm những chức vụ tầm cỡ trong chính quyền và trong doanh-thương nghiệp.

Nếu họ thành một khối đoàn kết với tầm nhìn tiến bộ thì là đại hồng phúc cho dân tộc. Và chắc chắn họ sẽ được triệu triệu đồng bào đồng tâm đồng lòng.


Nhà văn Nam Dao


image


Quân đội Thái đảo chính và nắm quyền
Chưa có lời giải vụ bạo loạn ở VN
Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ ...
Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà c...
Việt Nam và Philippines lập liên minh chống Trung ...
Xem lại ảnh hưởng TQ ở VN
Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạ...
Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam...
Chỉ là chiến tranh tâm lý
Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đôn...
Trung Cộng tồn tại được bao lâu?
Tầu cộng đầu độc công nhân Việt qua bàn tay của Vi...
CSVN chạy đàng trời cũng chết
Hãy mở cửa ra, vừng ơi!
TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng
TQ triệu đại sứ Mỹ để phản đối việc truy tố 5 sĩ q...
Mỹ - Trung: Chưa bạn, đã thù
Mồi lửa và Đống củi
Trị bệnh bằng nước tiểu
Mỹ truy tố 5 quân nhân Trung Quốc về tội do thám k...
Khúc ngoặt lịch sử
TQ rút hàng ngàn công nhân về nước, ngưng một số t...
Hãy giúp tôi bảo vệ tổ quốc
Thường Vạn Toàn sang thăm, 4 Ủy viên Bộ Chính trị ...
Chính quyền cấm biểu tình phản đối Trung Quốc
Người Việt nhiều nơi biểu tình chống Trung Quốc
Học giả Mỹ kêu gọi Washington đáp lại 'thách thức ...
Phản đối đâu chỉ là yêu nước cực đoan
Đi giữa dòng bạo động
Thư gửi Nguyễn Tấn Dũng
Công nhân Bình Dương ngộp thở vì ông chủ Trung Quố...
Góc nhìn khác "về bạo loạn ở Bình Dương - Hà Tĩnh ...
Hoa Kỳ đề cử tân đại sứ ở VN
Trung Quốc đã thắng ở Biển Ðông
Hình ảnh biểu tình bạo động ở Việt Nam
Việt - Trung căng thẳng trên biển trên bộ
Tàu Thì Lạ Mà Hèn Hạ Thì Quen
Người Công giáo Việt Nam không thờ ơ với tình hình...
Học giả Edward Luttwak phân tích Trung Quốc
Biển Đông vì ai nên nỗi

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.