Cũng
có những nhóm kêu gọi biểu tình ''đúng cách''.
Những
hình ảnh kinh hoàng về công nhân Việt Nam phá các nhà máy Trung Quốc sở
hữu dường như cho thấy rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang hiện hữu tại Đông Á
và Đông Nam Á.
Nhưng
thực tế có lẽ phức tạp hơn vậy. Mặc dù người ta hẳn đang trào dâng cảm xúc hướng
về số phận của vài đảo đá nhỏ trên Biển Đông, nhưng tinh thần dân tộc cuồng tín
không đơn giản là tác nhân chính.
Dấu
hiệu đầu tiên là hầu hết các nhà máy “Trung Quốc” bị đập phá, trên thực tế, lại
không phải của Trung Quốc.
Phóng
viên không được cho phép vào các khu công nghiệp nơi các cuộc phản đối diễn ra
để tác nghiệp, vì vậy chúng ta chỉ có thể phỏng đoán dựa vào việc nghe và thấy
đối với điều gì đã xảy ra và vì sao nó đã xảy ra.
Tuy
thế, từ những thông tin mà các đồng nghiệp của tôi tại BBC tiếng Việt tiếp cận
được, các vụ bạo loạn cho chúng ta thấy nó liên quan nhiều đến tình cảnh của
công nhân làm việc tại nhà máy hơn là địa chính trị.
Bill
Hayton
Nói
vậy không có nghĩa tôi phủ nhận việc nhiều người Việt Nam tức giận trước nỗ lực Trung Quốc đặt giàn
khoan lấy dầu tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền. Đã có
những cuộc biểu tình đầy phẫn nộ về việc này trước cửa đại sứ quán Trung Quốc
tại Hà Nội và lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố HCM cuối tuần trước.
Những
cuộc biểu tình đó không phải là chuyện chưa bao giờ xảy ra và được chính phủ
Việt Nam
châm chước. Lý do là bởi Đảng Cộng sản cầm quyền muốn gây ấn tượng với hai
nhóm khán giả: chính nhân dân của họ và các đối thủ nước ngoài.
Đảng
Cộng sản Việt Nam
là một tổ chức sáng dạ. Họ biết rằng đang có làn sóng căm phẫn về hành động của
Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (hay Biển Đông theo cách gọi ở Việt Nam ).
Đảng
cũng biết rằng giới chỉ trích họ, đặc biệt là những tổ chức chống cộng hải
ngoại, cáo buộc họ quy phục trước Trung Quốc. Nếu đàn áp những người biểu tình
“yêu nước” quá mạnh tay, Đảng Cộng sản sẽ bị cáo buộc phản bội lợi ích quốc gia.
Đảng
cũng biết vị thế đàm phán với Trung Quốc sẽ mạnh hơn nếu họ cho đối phương thấy
cái giá của sự thỏa hiệp ở trong nước là quá lớn.
Đây
là cách giải thích thông thường cho những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở
Việt Nam
(và, không phải ngẫu nhiên, cũng là cách giải thích cho các cuộc biểu tình bài
Nhật ở Trung Quốc).
Đảng
Cộng sản Việt Nam
hết sức tức giận về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào gần quần đảo Hoàng Sa.
Một chút phản đối trên đường phố giúp họ nâng cao vị thế khi đàm phán với người
anh em cộng sản ở Bắc Kinh, đồng thời hạ nhiệt cho những người bốc đồng.
‘Quân
xâm lược’
à
chức trách địa phương ứng phó sau bạo động tại hàng chục nhà máy.
Tuy
nhiên, phạm vi và quy mô của việc phá phách và bạo loạn trong vài ngày qua là
cái gì đó mới và gây sốc. Có cách giải thích khác như sau.
Có
hàng loạt kiểu lý giải cho nguyên nhân thổi bùng bạo loạn. Một số người cho
rằng nó bắt đầu bởi cuộc biểu tình được tổ chức chính thức, nhưng sau đó bị mất
kiểm soát. Những người khác nói Việt Tân, một tổ chức chống cộng hải ngoại có
trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể đã đóng một vai trò.
Cả
hai cách lý giải trên có thể đúng nhưng chẳng giải thích được tại sao các cuộc
biểu tình này lại thu hút quá nhiều người đến vậy và chuyển hướng thành bạo
loạn quá nhanh. Hẳn phải có các yếu tố khác ở đây.
Thomas
Jandl, một chuyên gia về Việt Nam
tại American University
ở Washington DC ,
nói về thực trạng bất mãn gia tăng của công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt
Nam .
“Bạo
loạn có thể dễ dàng bắt đầu từ những vấn đề nhỏ, sau đó cộng hưởng với các yếu
tố khác. Họ chỉ là những người công nhân, không phải là học giả khoa học chính
trị hay sử gia. Họ có những đốc công “Trung Quốc”, họ cảm thấy rằng những người
này không tử tế gì với họ cả, và bây giờ thì những người đốc công Trung Quốc,
hoặc ai đó giống họ, lại đang xâm lược đất nước,” ông nói.
Trong
vài năm qua đã có hàng chục cuộc đình công tại các nhà máy nước ngoài ở Việt Nam . Công nhân
phàn nàn về lương thấp, điều kiện làm việc kém (như chất lượng đồ ăn trong nhà
máy tồi, bị hạn chế đi vệ sinh trong giờ làm việc), và bị giới quản lý trù
dập. Đó là việc châm ngòi cho các cuộc đình công.
Những
khiếu nại này tập trung chủ yếu vào nhà máy sở hữu bởi các công ty Đài Loan và
Hàn Quốc. Tuy vậy, các công ty của Thái Lan và Singapore cũng bị ảnh hưởng.
Giọt
nước tràn ly?
Thủ
tướng và Chủ tịch nước Việt Nam
đã lên tiếng sau bạo động.
Cộng
thêm vào đó là việc người ta có một khiếu nại mới và quan trọng: đó là một vài
nhà máy, đặc biệt là các nhà máy Đài Loan sở hữu đã ưa tuyển dụng công nhân
Trung Quốc hơn công nhân người Việt.
Đây
có lẽ là lý do châm ngòi cho vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh, nơi một người Trung Quốc bị
giết hại và 90 người khác bị thương.
Những
gì chúng ta đang chứng kiến ở Việt Nam là thực trạng tức giận chưa đủ
chín: một phần là chống Trung Quốc, nhưng phần có vẻ khẩn cấp hơn là chống lại
giới chủ tồi. Đây là một tình huống ác mộng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam .
Người
biểu tình sẽ dễ dàng nói rằng Đảng phản bội lợi ích quốc gia ngoài khơi ở Biển
Đông (khi không phản ứng đủ mạnh trước Trung Quốc) và yếu đuối bên trong đất
liền, khi đã không buộc các doanh nghiệp nước ngoài đối xử với công nhân Việt
Nam tử tế.
Cộng
với vô vàn bức xúc ở địa phương cũng như của cá nhân, và một nước cờ sai lầm,
có thể đã là giọt nước làm tràn ly dẫn đến sự phản đối chống lại “hệ thống”.
Đảng
Cộng sản có khả năng điều hàng trăm nghìn nhân viên an ninh xuống đường trong
một vài giờ nếu mối đe dọa với chế độ trở nên nghiêm trọng. Tuy vậy, đó chỉ là
giải pháp cuối cùng của một tổ chức tự nhận mình là hiện thân cho ý chí của
nhân dân.
Các
quyết định của Đảng trong vài ngày tới sẽ có hệ lụy tương đối lâu.
Bill
Hayton
Cho Tuổi Trẻ Việt Nam và Em Bé Quăng cờ !
ReplyDeleteEm còn bé , tuổi đời em rất trẻ
Nhưng hành động em , chứng tỏ phi thường !
Giật cờ máu , em quăng bỏ xuống đường !
Trước mặt lũ gian , nhìn em căm tức
Em hiện thân của tuổi trẻ Việt Nam
Trước vận nước điêu tàn , em cùng dân đứng dậy
Đánh thức sơn hà , giấc mộng sân si !
Tuổi trẻ Việt Nam ơi , ngày nay sống cho gì ?
Dân tộc , tổ quốc , hay chủ nghĩa ngu si ?
Đã hơn tám mươi năm , dân ta được những gì ?
Chiến tranh , chết chóc , đói khổ , bất công !
Bao triệu dân oan , ngày nay không đường sống !
Bao triệu công nhân , nỗi nhục chất chồng !
Người dân muốn sống , phải khom lưng , quỳ gối !
Để ba triệu đảng viên , đè đầu cưỡi cổ !
Chúng sống xa hoa , dâm loàn vô độ !
Rượu ngon ,gái đẹp , truỵ lạc thâu đêm !
Quý tử chơi ngông , Bạc Liêu chẳng thấm !
Chúng , hiện thân của một chế độ phi nhân !
Của Tần Thuỷ Hoàng , tên Tàu gian bạo chúa !
Của một thể chế man rợ dân oan !
Của hoang tàn , đổ nát , gian ác lên ngôi !
Của một chế độ hoang dâm , quê hương toàn động đĩ !
Các bạn ơi , muốn sống phải dẹp ngay đảng phỉ !
Cùng xuống đường , để tiến đến tương lai !
Vùng lên lấy lại , hay vĩnh viễn là tay sai ?
Chọn sống hiên ngang , hay chọn kiếp điêu tàn ?
Chọn sống lang lang , hay chọn kiếp vẻ vang ?
Do các bạn , hãy xuống đường và quăng đi cờ máu !
Đã đủ rồi , cờ chối bỏ của quê hương !
Cờ lầm đường , lạc nẻo , dẫn đến tang thương !
Quê hương lầm than , đau khổ muôn vàn !
Xuống đường , nhưng quăng đi Cờ Máu , nhé bạn !!!
Hãy một lần , vì tổ quốc Việt Nam :
Hãy nhìn kỹ , để nhận diện Việt Gian !
Đó là loài cộng sản !
Hoàng Hạc
( Hôm biểu tình 11 tháng 5 , một cô bé đã giựt và quăng cờ máu xuống đất , ngay trước mặt bọn côn đồ !)
ReplyDeleteCô Bé Quăng Cờ !
Hoan hô cô bé quăng cờ !
Khôn ngoan , em chẳng mập mờ tư duy
Ngày nay tuồi trẻ nghĩ suy
Bằng in tơ nét , on line tìm tòi
Giáo điều cũa đảng như giòi
Thúi như hố xí , đừng đòi dân tin
Dân còn nhớ rõ như in
Đảng chuyên dối trá , lòng tin không còn
Ngày nay , đảng cúi , đảng lòn
Lòn trôn lũ Hán , đảng còn chi đâu ?
Đảng là một lũ bầy sâu
Đảng là một lũ đầu trâu đánh người
Lầu cao , tiền tỳ chúng cười
Trên bao đau khổ của người Việt Nam !
Đảng là một lũ gian tham !
Hại dân , bán nước , biển Đông dâng Tàu !
Hôm nay dân chúng mong cầu
Toàn dân hưởng ứng , toàn dân biểu tình
Dẹp đi , cờ Máu tanh rình
Cờ kia Phúc Kiến , tại sao tôn thờ ?
Cờ gì tổ quốc , đảng mơ ???
Ngàn lần không phải màu cờ quê hương !!!
Cờ này , cờ của tang thương !
Của bao tội lỗi , đảng kia mang về
Việt Nam tan nát , não nề !
Chỉ vào cờ Máu , gọi tên là mày !!!
Hoàng Hạc
Tinh thần yêu nước là điều đáng ghi nhận, là một điều đáng khuyến khích, nhưng việc thể hiện tinh thần yêu nước đó như thế nào cho đúng, không bị kẻ địch lợi dụng cũng là cả một vấn đề. Chúng ta nên nâng cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá nhà nước ta.
ReplyDeleteTừ trước đến giờ, tinh thần yêu nước của dân tộc ta, đất nước ta luôn là một sức mạnh không thể gì sánh bằng, điều đó càng được minh chứng cụ thể mỗi khi tổ quốc lâm nguy. Nhưng hãy yêu nước một cách khôn ngoan, có cách nhìn toàn diện, đừng để kẻ địch lợi dụng chính điều đó để thực hiện những âm mưu chống phá nhà nước ta một cách điên cuồng như vậy.
ReplyDeleteTinh thần yêu nước là một sức mạnh vô hình, nhưng nó lại là sức mạnh không thể cưỡng lại. có được sự đồng lòng người dân thì không gì là không thể cả. nhưng hãy yêu nước bằng cái đầu lạnh, đừng để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nhà nước ta, làm cho tình hình thêm căng thẳng, đó mới là vấn đề mà chúng ta quan tâm.
ReplyDeleteVới những hành đông hết sức sai trái của phía chính quyền trung quốc, thfi là mọt người dân VIệt Nam, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể nào chấp nhận được hành động đó, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải làm gì để thể hiện được tinh thần yêu nước mà không làm căng thẳng thêm tình hình.
ReplyDelete