Wednesday, May 14, 2014

Philippines tố cáo TQ lấp biển lấy đất ở hòn đảo có tranh chấp

image
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Charles Jose cho biết Philippines đã đưa ra cho Trung Quốc một kháng nghị thư hồi đầu tháng trước về hoạt động lấp biển mà Trung Quốc tiến hành ở đảo Johnson South.
Philippines cho biết Trung Quốc đang lấp biển để lấy đất trên một hòn đảo san hô đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Hồi đầu năm nay, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Philippines xác nhận là những cuộc trinh sát cho thấy Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển trong khu vực xung quanh đảo Johnson South mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma. Hòn đảo san hô, Trung Quốc gọi là Xích Qua và Philippines gọi là Mabini, nằm cách tỉnh Palawan của Philippines hơn 300 cây số về hướng tây.

image
Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay cho biết họ đã đưa ra cho Trung Quốc một kháng nghị thư hồi đầu tháng trước về hoạt động lấp biển mà Trung Quốc tiến hành ở đảo Johnson South. Bộ này nói thêm rằng Trung Quốc đã bác bỏ kháng nghị đó và Tổng thống Benigno Aquino đã nêu lên vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện hồi cuối tuần qua.

Sau cuộc họp thượng đỉnh đó, các giới chức ở Manila bắt đầu phổ biến những thông tin về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở hòn đảo có tranh chấp.

Tại một cuộc họp báo thường lệ ở Manila hôm nay, người phát ngôn của tổng thống Philippines nhấn mạnh rằng Trung Quốc là nước đã ký kết tuyên bố về việc duy trì hòa bình ở Biển đông đang có tranh chấp. Ông Edwin Lacierda phát biểu như sau.

image
"Tôi muốn tin rằng Trung Quốc muốn làm một thành viên có tư thế tốt đẹp của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, rõ ràng là họ đang làm những việc mà chúng tôi cảm thấy cần phải phản đối."

Ông Lacierda cũng cho biết nước ông yêu cầu tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vụ tranh chấp.

"Rõ ràng đây là một dự án lấp biển ở đảo Mabini. Đây là một tình huống mà quí vị thấy có nhiều nước khác nhau có yêu sách chủ quyền. Đây cũng là một vụ tranh chấp với Việt Nam, cho nên có 3 nước yêu sách chủ quyền ở đây. Và chính vì lý do này mà việc Tổng thống Aquino nhất mực yêu cầu tiến hành một cuộc thảo luận đa phương, thay vì đối thoại song phương, là một yêu cầu hợp lý."

Trước đó, một viên chức Bộ Ngoại giao Philippines nói với hãng thông tấn Reuteurs là Trung Quốc đang chuẩn bị để xây một phi trường nhỏ trên đảo Johnson South. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Peter Paul Galvez cho biết quân đội nước ông chưa thể xác nhận là Trung Quốc đang xây những cơ sở nào. Ông cho biết đất đá đã được dời từ khu vực xung quanh đảo để gia cố cho hòn đảo này.

image
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay nói rằng bà không thể xác nhận là có hoạt động xây dựng ở đó hay không và nếu có thì đang xây thứ gì.

"Điều mà tôi có thể nói với quí vị là hòn đảo đó là lãnh thổ của Trung Quốc và những hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên lãnh thổ Trung Quốc là một việc hoàn toàn thuộc quyền tài phán của Trung Quốc."

Các giới chức cho biết những hoạt động của Trung Quốc ở đảo Johnson South đi ngược với tinh thần của “bộ qui tắc hành xử” ở Biển Đông.

Tuy nhiên, một nhà phân tích ở Manila, ông Rommel Banlaoi, nói rằng Trung Quốc đã kiểm soát hòn đảo đó từ nhiều năm qua và một kiến trúc cũ vẫn còn hiện diện trên đảo.

"Bây giờ, nếu các nước có yêu sách chủ quyền nêu vấn đề về hoạt động đó, thì Trung Quốc có thể có một cái cớ để viện dẫn là họ chỉ cải thiện những cơ sở đã có sẵn của họ."


image
Ông Banlaoi nêu ra rằng những nước khác có yêu sách chủ quyền đối với những hòn đảo trong khu vực này cũng có thể làm y như vậy tại những hòn đảo mà họ đang kiểm soát.

Ông Banlaoi cũng cho biết ở quần đảo Trường Sa chỉ có một hòn đảo san hô có thể xây phi trường là đảo Swallow (Việt Nam gọi là Đá Hoa Lau), hiện do Malaysia kiểm soát.

Ông nói rằng nếu Trung Quốc muốn xây sân bay ở đảo Johnson South, họ sẽ phải làm như Malaysia đã làm là xây móng trên những phần vững chắc nhất của hòn đảo. Và nếu họ làm như vậy thì việc đó sẽ phá hoại môi trường sinh thái và có thể vi phạm những luật lệ môi trường quốc tế.





Simone Orendain


image

Đình công chống Trung Quốc lan rộng trên quy mô cả...
Báo nước ngoài bình vụ Bình Dương
Tập Cận Bình từ chối tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng
Bài thơ của một thi nhân Miền Bắc
Những hình ảnh về buổi biểu tình sáng nay ở Bình D...
Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
Cù Huy Hà Vũ tuyên bố sẽ trở về Việt Nam trong thắ...
Mối nguy TQ và cơ hội cho VN
Công nhân VN biểu tình phản đối Trung Quốc
Về lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc
WHO: “Nốc bia rượu” gây hại nhất cho sức khỏe
Giàn khoan nước sâu và câu chuyện chủ quyền
Bước ngoặt chính trị tại Việt Nam
Gs. Taylor Fravel nói về xung đột Việt-Trung
Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc tại Việt Nam
Lằn đỏ trong chính sách với Trung Quốc
Báo động: NHANH LÊN KẺO MUỘN!
BCT-Trung ương đảng tứ bề thọ địch.
Ai thù, ai bạn?
Nỗi sợ Ba Sàm
Ngày Nhân quyền cho Việt Nam được cử hành tại Quốc...
Chủ giàn khoan Hải Dương 981 là ai?
Không ai cứu được Việt Nam cả!
Thằng mập CSB 8001 phun nước
Lời kêu gọi biểu tình Yêu Nước
Giàn khoan và Diên Hồng
Pháp rút khỏi VN đúng 60 năm, bước ngoặt trong lịc...
Nhà văn sáng chói!
Đưa TQ ra tòa, VN sẽ bị trả đũa?
Quốc tế bình luận va chạm trên Biển Đông
Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Thầy giáo cũ và lá Cờ Vàng
Tại sao chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn sống?
Chuyện Biển Đông: Muốn thắng Goliath thì cần David...
USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý ...
Đấu tranh dù ở bất cứ đâu
Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’
Lật tẩy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bíc...
Phê bình văn học và bình luận chính trị
Chuyện bây giờ mới kể

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.