Trong
những năm qua, Việt Nam
và Trung Quốc có nhiều bất đồng, va chạm vì tranh chấp biển đảo.
Nhưng
có thể nói kể từ khi hai quốc gia tái lập quan hệ ngoại giao vào những năm đầu
1990, chưa bao giờ Hà Nội và Bắc Kinh rơi vào tình trạng căng thẳng như hiện
nay.
Liệu
những tranh chấp hiện tại sẽ dẫn đến xung đột giữa hai nước và gây bất ổn cho
khu vực?
‘Hết
tình đồng chí’
Theo
tiến sỹ Lee Jones – một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh Quốc, ‘những căng thẳng hiện tại giữa
Việt Nam và Trung Quốc khó có khả năng leo thang, biến thành một cuộc xung đột
lớn vì Việt Nam không có khả năng để đối đầu với Trung Quốc về mặt quân sự”.
Nhưng
cùng lúc ông cho rằng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội sẽ tiếp tục, giống như
tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trong thời gian gần đây.
Trong
khi đó, Mark Beeson – giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về
an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University,
Perth, Úc – nhật xét:
“Hành
động của Trung Quốc có thể gây bất ổn trong khu vực. Còn chuyện những căng
thẳng hiện tại sẽ dẫn đến xung đột hay không là một vấn đề khác. Nhưng tôi
không nghĩ là Trung Quốc muốn điều đó”.
Tiến
sỹ Lee Jones cho biết trong thời gian tới, Việt Nam có thể sẽ tìm kiếm “sự hậu
thuẫn từ các đối tác ASEAN, Hoa Kỳ và có thể các cơ quan quốc tế như Tòa án
Quốc tế”.
Đó
cũng là biện pháp tốt nhất mà Việt Nam
có thể làm nếu Trung Quốc không rút giàn khoan vì theo ông Việt Nam không thể
đương đầu với Trung Quốc về mặt quân sự.
Khi
được hỏi việc Trung Quốc đặt giàn khoan sẽ đánh dấu một sự thay đổi trong mối
quan hệ giữa hai nước cộng sản hay không, Tiến sỹ Lee Jones cho rằng “không nên
coi Trung Quốc và Việt Nam
là hai ‘nước cộng sản’”.
“Đây
là hai quốc gia độc đoán, độc đảng tư bản và thực sự chẳng có liên quan gì đến
chủ nghĩa cộng sản. Theo sự hiểu biết của tôi là Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Đảng Cộng sản Việt Nam
đã có một ‘thỏa thuận quý ông’ (thỏa thuận miệng) – trong đó hai bên đồng ý
không công khai chỉ trích lẫn nhau và tìm cách kiểm soát các cuộc biểu tình
trong nước”.
“Cả
hai bên đều có lợi khi kiểm soát được các cuộc biểu tình vì giới tinh hoa của
cả hai đảng cầm quyền đang được hưởng lợi từ quan hệ kinh tế gần gũi”.
“Tuy
nhiên, hành động khiêu khích này của Trung Quốc có thể làm hỏng thỏa thuận đó
hoặc làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam không thể duy trì cam kết ấy vì nó đã khuấy
động phong trào chống Trung Quốc tại Việt Nam”.
Công Nhân Trung Quốc đã bị
đánh
Giáo
sư Mark Beeson cũng cho rằng những diễn biến gần đây rất có thể sẽ đánh dấu một
sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước.
Theo
chuyên gia về an ninh khu vực và đặc biệt Trung Quốc – đồng tác giả cuốn
‘China’s Regional Relations: Evolving Foreign Policy Dynamics’, được xuất bản
năm nay (2014) – nếu Việt Nam nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ Mỹ và/hoặc các
nước ASEAN, Việt Nam sẽ có thêm lợi thế.
Tuy
nhiên ông cho rằng ASEAN đã bị Trung Quốc khôn khéo chia rẽ và có thể Mỹ sẽ
miễn cưỡng đưa ra những bảo đảm an ninh đối với những quốc gia như Việt Nam –
những nước mà Mỹ rất khó chi phối về chính sách.
Tại
sao đặt giàn khoan lúc này?
Các
câu hỏi khác cũng được nhiều người quan tâm và tìm cách lý giải trong những
ngày qua là tại sao Trung Quốc lại quyết định đặt giàn khoan Hải Dương 981
trong một ví trí nằm trong EEZ của Việt Nam vào thời điểm này.
Trả
lời câu hỏi đó, trước tiên tiến sỹ Lee Jones cho rằng “không nên xem Trung Quốc
như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách,
đường lối”.
“Thực
tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa
phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết
định các chính sách về tài nguyên”.
“Trong
các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển,
chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu
hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa đều phản ánh sự cạnh
tranh này”.
Trong
vụ giàn khoan, ít nhiều hải quân Trung Quốc cũng có liên quan
Khi
được hỏi trong số đó ai là người đóng vai trò chính yếu, ông trả lời:
“Tổng
công ty dầu khí hải dương Trung Quốc là người đặt giàn khoan. Mặc dù đó là một
doanh nghiệp nhà nước, cũng giống như những doanh nghiệp nhà nước khác ở Trung
Quốc, công ty này hoạt động khá độc lập và đều có mục đích là tối đa hóa lợi
nhuận”.
“Nhưng
điều làm cho tình hình thêm phức tạp là tàu hải quân Trung Quốc cũng tham gia
hộ tống giàn khoan. Vì vậy, ít hay nhiều hải quân Trung Quốc cũng có liên quan”.
Vì
không tin rằng Trung Quốc có một chủ trương lớn và thống nhất từ trên cao
xuống, tiến sĩ Lee Jones – tác giả của cuốn sách “ASEAN, Sovereignty and
Intervention in Southeast Asia”, xuất bản năm 2012 – không cho rằng việc Trung
Quốc quyết định đặt giàn khoan vào thời điểm này là một cách đáp trả lại chuyến
thăm châu Á gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama hay nhằm thử Mỹ và các nước
ASEAN.
tiến sĩ Lee Jones
Và
nếu Trung Quốc thực sự làm như vậy thì “đó là một chiến lược ngớ ngẩn vì nó sẽ
làm các nước láng giềng đối nghịch với Trung Quốc và đẩy họ đến gần hơn với
Mỹ”, ông nhận định.
Tương
tự, giáo sư Mark Beeson cũng cho rằng thật khó để biết việc đặt giàn khoan Hải
Dương 981 “là một chính sách phối hợp cẩn thận bắt nguồn từ trên cao, hay các
doanh nghiệp lớn của nhà nước, chính quyền địa phương và thậm chí cả quân đội
Trung Quốc xúc tiến việc này”.
Nhưng
theo ông dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan, “Việt Nam không phải
là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta
điều đó”.
“Tôi
đoán là Trung Quốc vẫn tiến hành làm như vậy dù có hoặc không có sự xoay trục
của Mỹ, mặc dù việc nối lại các cam kết an ninh của Mỹ với Philippines có thể
giải thích tại sao Trung Quốc lại nhắm vào Việt Nam”.
Làm
sao tránh xung đột?
Nhà
máy bị đốt ở Bình Dương sau biểu tình chống Trung Quốc
Tiến
sĩ Lee Jones cũng cho rằng triển vọng duy nhất để giải quyết những căng thẳng
trong tranh chấp Biển Đông là tất cả các bên thẳng thắn đưa ra các yêu sách của
mình và thiện chí bước vào đàm phán để giải quyết xung đột.
Theo
ông, một trong những giải pháp cho xung đột có thể là hai bên thỏa thuận cùng
nhau khám phá và khai thác tài nguyên. Dù biết đạt một thỏa thuận như vậy là
rất khó ông cho rằng đó không phải là một chuyện hoàn toàn không tưởng.
Về
phía Trung Quốc, tiến sĩ Lee Jones cho rằng giới tinh hoa, lãnh đạo nước này
“biết họ chẳng được lợi gì khi gây thù địch với các nước láng giềng dẫn đến
việc các quốc gia này lôi kéo Mỹ vào các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Họ càng
không được gì khi làm cho các quốc gia đó lo sợ và liên kết với Mỹ để hạn chế sự trổi
dậy của mình”.
Về
các cuộc biểu tình dẫn tới bạo động nhắm vào người Trung Quốc vừa
nổ ra, ông Lee Jones đánh giá:
"Đây
là phản ứng tất nhiên đến từ chỗ cả hai đảng cộng sản dùng chủ
nghĩa dân tộc nhằm làm mới lại tính chính danh cho hai chế độ đã
phá sản về ý thức hệ."
"Nếu
chính thể ở Việt Nam không kiểm soát được bạo động và người Trung
Quốc bị chết nhiều, thì Bắc Kinh sẽ buộc phải đáp trả và điều này
chắc chắn sẽ gây ra vấn đề cho hai chính phủ."
Ông
cũng cho BBC Tiếng Việt biết thêm hôm 15/5 rằng:
"Chính
phủ Việt Nam không có lợi ích gì trong việc để vấn đề leo thang, và
tôi nghĩ họ sẽ có hành động mạnh để giảm bạo lực."
BCT-Trung ương đảng tứ bề thọ địch. http://baomai.blogspot.com/
http://baomai.blogspot.com/
|
http://baomai.blogspot.com/ |
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.