Sunday, May 25, 2014

Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới

image
Các diễn giả và cử tọa tại cuộc thảo luận ở Lyon đặt vấn đề nguyên nhân cuộc khủng hoảng.
Trong buổi thảo luận về chủ đề các vấn đề khủng hoảng Trung – Việt tại thành phố Lyon, Pháp, có ý kiến cho rằng, Mỹ và Pháp sẽ phần nào hỗ trợ Việt Nam trong xung đột với Trung Quốc do di sản lịch sử, và phương Tây sẽ giúp đỡ nếu thấy có cải biến nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.

Buổi thảo luận tại khoa Nghiên cứu Đông Á (IAO) của Đại học Sư phạm Lyon gồm bốn khách mời chính, bao quát các chủ đề như gốc rễ của địa chính trị trong cuộc khủng hoảng tranh chấp lãnh hải, cách nhìn của giới bất đồng chính kiến, trải nghiệm và quan sát của người Pháp mang quốc tịch Việt Andre Manras (Hồ Cương Quyết) và phân tích về tình hình xã hội Việt Nam.

Trao đổi bên lề hội thảo hôm 24/05 với BBC tiếng Việt, ông Laurent Gédéon cho biết trong cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và Việt Nam hiện nay, viện dẫn chứng cứ lịch sử là chỉ nên dành cho người dân.

Việt Nam nên dùng tới các chứng cứ về địa chính trị, tuy nhiên vị trí và vùng biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa vốn vẫn rất phức tạp không chỉ với Việt Nam và Trung Quốc mà còn với các quốc gia khác.
Một phần của vấn đề phức tạp này cũng được thể hiện trong cách đặt tên của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc đặt là Biển Nam Trung Hoa, còn Philippines gọi là Biển Tây của Philippines, theo một học giả khách mời của IAO, chuyên về địa chính trị và chủ đề Hoa-Việt trong buổi thảo luận.

Về vấn đề điều gì có thể xảy tiếp theo, sau khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển tranh chấp, một số ý kiến cho rằng, Bắc Kinh sẽ giữ giàn khoan và chờ cho tới khi Hà Nội sơ suất hoặc ‘không thể chịu được nữa’.

Trả lời phỏng vấn riêng với BBC, hôm Chủ Nhật, nhà nghiên cứu Gédéon nói:
"Chính xác, cho tới thời điểm này, Trung Quốc đã thắng đối với vụ giàn khoan HD-981."
Bởi vì theo ông, Trung Quốc sau một thời gian hoàn toàn có thể rút lại giàn khoan di động này, nhưng vẫn tuyên bố vùng biển đó là của họ.

‘Cần thiết lập đồng minh’

Ông Gédéon cho rằng, tới thời điểm này, Việt nam đã ở vào vị trí bắt buộc để đối phó lại những gì đang diễn ra.
Tuy nhiên, Việt Nam thực ra không có nhiều phương tiện để chống lại Trung Quốc trên biển khi chỉ có thể đặt mình vào thế phòng bị mà không thể dùng vũ lực, “do đang ở trong một cuộc đua không cân xứng”.
Việc xác lập đồng minh Hà Nội – Washington có thể là điều cần thiết và nên đưa cả các quốc gia cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp với Trung Quốc, nhà nghiên cứu người Pháp gợi ý.

image

ó ý kiến tại cuộc thảo luận cho rằng Việt Nam nên cùng Philippines kiện Trung Quốc.
Cùng chia sẻ quan điểm này, ông André Manras (tên tiếng Việt là Hồ Cương Quyết) cho rằng Việt Nam nên cùng Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, “để ít nhất thì công chúng cũng thấy được Trung Quốc là hạng gì”.
Viện dẫn các mốc lịch sử chính, ông Manras khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh vùng biển có giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hơn nữa, Việt Nam sẽ không đơn độc khi cả Hoa Kỳ và Pháp đều cảm thấy mình ‘mắc nợ’ Việt Nam do di sản hai cuộc chiến tranh.
Theo cách lý giải của người Pháp mang quốc tịch Việt Nam này, Trung Quốc đã ‘tranh thủ’ thời điểm Pháp và Mỹ rút đi để dần chiếm các hòn đảo và vùng nước của Việt Nam.

'Thời điểm thích hợp'

image
Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon
Hôm 23/05, ông Hồ Cương Quyết cho đăng một lá thư ngỏ gửi tới các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam về việc cho phép chiếu bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát.
Ông viết, đây là thời điểm thích hợp để đưa ra bộ phim, khi ở thời điểm này nó vẫn còn tính thời sự.
Ông lấy tên Hồ Cương Quyết (với họ Hồ xuất phát từ họ của ông Hồ Chí Minh) sau khi được chủ tịch Nguyễn Minh Triết ký quyết định để cùng Việt Nam thực hiện bộ phim tài liệu này năm 2009.
Tuy nhiên, sau khi bộ phim về các gia đình ngư dân miền Trung, đặc biệt là ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hoàn tất, bộ phim đã không được công chiếu.

Giải thích riêng với BBC, ông cho rằng lý do bộ phim bị cấm dù đã có giấy phép xuất, nhập sản phẩm báo chí là do có các ‘phe phái mâu thuẫn’ trong giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
“Ông Triết lúc đó có vẻ không muốn theo Trung Hoa, nhưng không hiểu sao bên thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lại phản ứng dữ lắm.”

Người Trung Quốc duy nhất

image
Ông André Manras (giữa, tức Hồ Cương Quyết)
Zuang Ningjun, đến từ Thượng Hải và là người Trung Quốc duy nhất trong buổi thảo luận, nói với BBC rằng cá nhân anh quan tâm tới những gì đang diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam do ngành học của mình, nhưng những thanh niên Trung Quốc khác ít ai quan tâm, vì “chúng tôi đã có quá nhiều vấn đề của riêng mình, như chuyện người Uyghur, hay mấy vụ ở Urumqi vừa rồi”.

image
Cử tọa tại cuộc thảo luận quan ngại về tình hình nóng lên ở Biển Đông.
Trả lời BBC, sinh viên ngành Lịch sử đương đại ở Lyon nói “tôi thực sự muốn tới Việt Nam nhưng chắc không phải là lúc này vì những gì đã xảy ra với người Trung Quốc.
“Tôi không thể trách họ được, vì người Trung Quốc đã làm tương tự với Nhật Bản khi họ đập phá cửa hàng cửa hiệu, sản phẩm, tuy nhiên là không có ai chết.”

Còn chuyện nước nào đúng, sai “là việc của các chính trị gia và nhà ngoại giao”, anh nói.
Khía cạnh khác được đề cập trong buổi thảo luận là quan điểm về quan hệ với Trung Quốc từ phía các nhà bất đồng chính kiến và quan sát các diễn biến trong xã hội Việt Nam và các nỗ lực thúc đẩy để xảy ra cuộc “Đổi mới thứ hai”.

Bên cạnh các nhân vật như luật sư Cù Huy Hà Vũ, bác sỹ Nguyễn Đan Quế, ông Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, ông Francois Guillemot – tiến sỹ lịch sử - nhận xét ông Phạm Chí Dũng là một trong những blogger bày tỏ rõ ràng mong muốn thay đổi, chuyển hẳn đường hướng ngoại giao với Trung Quốc.

Chuyên viên nghiên cứu và phụ trách kho tài liệu Việt Nam của viện IAO cũng nhắc tới bà Phạm Chi Lan với lời chú thích, đây không phải là một nhà bất đồng chính kiến, nhưng là kinh tế gia và nhà trí thức thẳng thắn và có tiếng nói mạnh mẽ.

Bình luận về các sự kiện phản đối Trung Quốc hôm 13, 14/05, nhà quan sát xã hội Việt Nam Dominique Foulon đặt vấn đề tuy các cuộc biểu tình của giai cấp nông dân và công nhân có thể phần nào thách thức chính quyền, nhưng điều đó sẽ không làm ảnh hưởng tới các quyền lực chính trị.
Còn sau đó, ông André Manras một lần nữa gây chú ý với cuộc hội thảo khi nói: “Vậy tôi muốn hỏi, cuộc khủng hoảng này làm lợi cho ai?”




Hạnh Ly


image

Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?
Hình ảnh biểu tình tại Sài Gòn 11-5-2014
Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồn...
Bà cụ 76 tuổi bị lừa $4 triệu
Trung cộng: Không cần phải đánh "bọn chó"
Qua một trận đánh có bài bản
Những sự mất mát từ Biển Ðông
Có người tự thiêu trước Dinh Độc Lập
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ ý nghĩa 'đường lưỡi bò'
Đổi chác tệ hại với Việt Nam
Kịch bản chiến tranh Việt-Trung
Một bài viết cho tuổi trẻ Việt Nam
Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ biến nước biển th...
Nói với những ai sợ buông Trung Quốc
Quân đội Thái đảo chính và nắm quyền
Chưa có lời giải vụ bạo loạn ở VN
Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ ...
Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà c...
Việt Nam và Philippines lập liên minh chống Trung ...
Xem lại ảnh hưởng TQ ở VN
Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạ...
Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam...
Chỉ là chiến tranh tâm lý
Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đôn...
Trung Cộng tồn tại được bao lâu?
Tầu cộng đầu độc công nhân Việt qua bàn tay của Vi...
CSVN chạy đàng trời cũng chết
Hãy mở cửa ra, vừng ơi!
TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng
TQ triệu đại sứ Mỹ để phản đối việc truy tố 5 sĩ q...
Mỹ - Trung: Chưa bạn, đã thù
Mồi lửa và Đống củi
Trị bệnh bằng nước tiểu
Mỹ truy tố 5 quân nhân Trung Quốc về tội do thám k...
Khúc ngoặt lịch sử
TQ rút hàng ngàn công nhân về nước, ngưng một số t...
Hãy giúp tôi bảo vệ tổ quốc
Thường Vạn Toàn sang thăm, 4 Ủy viên Bộ Chính trị ...
Chính quyền cấm biểu tình phản đối Trung Quốc

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.