Hàng
ngàn công nhân TQ đã rời VN sau bạo loạn.
Việt
Nam
khởi tố trên 300 đối tượng về các tội danh sau các vụ bạo động ở ba địa
phương, gây sự chú ý của các nước trong khu vực và nhiều dư luận
khác nhau.
Theo
Bộ Công an Việt Nam, các tội danh từ 'trộm cắp tài sản', 'huỷ hoại tài sản',
'gây rối trật tự công cộng' đến 'chống người thi hành công vụ' và đang khẩn
trương sớm đưa ra truy tố, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tại cuộc
họp báo do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và lãnh đạo tỉnh một số
tỉnh tham gia, Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An Ninh
II (An ninh nội địa), bình luận về điều được nhà chức trách Việt Nam gọi là
"các vụ việc liên quan tới trật tự trị an" theo sau bạo loạn tại một
số tỉnh bao gồm Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh.
'Phần
tử xấu'
Trong
số các cuộc biểu tình phản đối cũng có biểu ngữ kêu gọi biểu tình "đúng
cách".
Điều
khá rõ là người ta đưa ra hai thông điệp chính từ cuộc họp báo này: trấn an các
nhà đầu tư nước ngoài (đã bị ảnh hưởng hoặc đang lo ngại) và đổi lỗi cho
"các phần tử xấu lợi dụng và kích động gây rối".
Nhưng
điều chưa rõ là "các phần tử" này là những ai? Và đây là bạo loạn tự
phát hay có tổ chức?
Trong
bài viết về điều được gọi là "lời đồn đại về lực lượng bên ngoài",
báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng số ra ngày 22/05 ở Hong Kong nói về những giả
thuyết đang được đồn thổi về khả năng có 'mưu đồ thân Trung Quốc đã dàn dựng'
cho các cuộc bạo loạn bài Trung Quốc gây chết người này.
"Mặc
dù danh tính của những người chủ mưu còn là một chủ đề gây bàn luận, ít ai tin
rằng cuộc bạo động tự dưng bùng lên".
Một
nhà ngoại giao đã nghỉ hưu được báo này dẫn lời mô tả là bạo loạn không nên
được xem là việc thổi thêm tinh thần bài Trung Quốc mà là một nỗ lực bôi nhọ
giới lãnh đạo tại Hà Nội.
"Công
nhân không có gây bạo động, họ là những người ngoài cuộc và được tổ chức
tốt," người này nói.
Một
người khác muốn ẩn danh trong chính phủ Việt Nam được dẫn lời nói rằng ông tin
những người tham gia biểu tình không định biến các cuộc phản đối này thành sự
cố chết chóc và rằng nhiều đám người đi xe máy đã dùng khăn che mặt.
Các
tác giả bài báo cũng nói về một khả năng những người gây rối và một số công
nhân tham gia phản đối đã được các thế lực chống chính phủ bên ngoài Việt Nam trả tiền.
Họ
dẫn lời một học giả từ trường S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore nói
rằng các nhóm cổ vũ cho nhân quyền và dân chủ rất hăng hái trong việc tổ chức
các cuộc biểu tình như vậy.
"Nhiều
người trong các nhóm này tại Việt Nam có liên hệ mật thiết với các nhóm chính
trị người Mỹ gốc Việt thường vận động các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ gây sức
ép đối với Việt Nam về nhân quyền và các chủ đề tự do chính trị," phó giáo
sư Lý Minh Giang, được Bưu điện Hoa nam Buổi sáng dẫn lời.
Tuy
nhiên báo này nói nguồn của họ tại Hà Nội tin rằng nhiều khả năng các nhóm như
vậy không thế có khả năng triển khai bạo động qui mô lớn tới như vậy.
Nguồn
này đổ lỗi cho vai trò của "gián điệp" Trung Quốc.
Việt
Tân ra thông cáo
Trong
một diễn biến đáng chú ý, đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị tại Hoa Kỳ, ra
thông cáo về vụ bạo loạn ở Việt Nam gần đây.
Thông
cáo ra ngày 18/05/2014 của Việt Tân có đoạn:
"Trong bài
viết “Phản đối đâu chỉ là yêu nước cực đoan” của ký giả BBC Bill Hayton đề
cập về những cuộc biểu tình chống giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong các
ngày qua tại Việt Nam, có đề cập đến vai trò của đảng Việt Tân trong biến cố ở
Bình Dương.
"Tuy
cách viết của ký giả Bill Hayton dựa trên ý kiến của một số người, nhưng qua
những gì mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam công bố, các bạo động tại Bình
Dương có rất nhiều nghi vấn do sự dàn dựng của bộ máy công an, để đổ trách
nhiệm bạo hành cho giới đấu tranh dân chủ."
Vào
ngày 16/05/2014, trang tin châu Á của BBC News đăng bài Vietnam-China
tensions: Why protests are not just jingoism của tác giả Bill Hayton, cựu
phóng viên của BBC tại Hà Nội.
Bài
viết có đoạn "Có hàng loạt kiểu lý giải cho nguyên nhân thổi bùng bạo
loạn. Một số người cho rằng nó bắt đầu bởi cuộc biểu tình được tổ chức chính
thức, nhưng sau đó bị mất kiểm soát. Những người khác nói Việt Tân, một tổ chức
chống cộng hải ngoại có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể đã đóng một vai trò.
"Cả
hai cách lý giải trên có thể đúng nhưng chẳng giải thích được tại sao các cuộc
biểu tình này lại thu hút quá nhiều người đến vậy và chuyển hướng thành bạo
loạn quá nhanh. Hẳn phải có các yếu tố khác ở đây."
Theo
tác giả Hayton "Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Việt Nam là thực
trạng tức giận chưa đủ chín: một phần là chống Trung Quốc, nhưng phần có vẻ
khẩn cấp hơn là chống lại giới chủ [lao động] tồi".
Vào
cùng ngày khi bài viết bằng tiếng Anh có trên mạng, ông Hoàng Tứ Duy, người ký
thông cáo nói trên, nhắn lại một tin nhắn của Việt Tân tới tác giả Hayton trên Twitter rằng
"Một số người nói về vai trò của Việt Tân trong các cuộc phản đối bạo động
ở Việt Nam. Lại nhắc lại luận điệu tuyên truyền của truyền thông nhà nước?"
"Việt
Tân chỉ ủng hộ cho phương thức đấu tranh bất bạo động. Đánh đồng chúng tôi với
các phe nhóm bạo động là đưa tin thiếu trách nhiệm", ông Duy nhắn ông
Hayton.
Phản
hồi lại tin nhắn của ông Hoàng Tứ Duy, tác giả Bill Hayton nhắn lại vào tài
khoản Twitter của Việt Tân rằng "Tôi không nói Việt Tân có liên quan tới
bạo động. Việt Tân có tổ chức bất kỳ cuộc biểu tình về Hoàng Sa nào hay không?
Hãy đọc bài báo đi. Tôi có cáo buộc Việt Tân tổ chức bạo loạn không?"
"Không
hề cáo buộc"
Tác
giả Bill Hayton: Tôi không cáo buộc Việt Tân dàn dựng bạo động. Mặc dù vậy tôi
khó tin được rằng Việt Tân đã không đóng một vai trò nào cả trong các cuộc phản
đối về Hoàng Sa"
Thông
cáo của Việt Tân ngày 18/05 tái khẳng định điều họ gọi là "lực lượng
dân chủ Việt Nam, bao gồm cả Đảng Việt Tân, từ lâu đã nhận thức và tiến hành
phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động vì đây là con đường duy nhất để không bước
vào đấu trường bạo động mà chế độ độc tài có ưu thế tuyệt đối;
"Đây
là con đường cần thiết để tiết kiệm xương máu và tránh các đổ vỡ, hầu bảo vệ
khả năng phục hồi của đất nước sau khi thoát độc tài; Và đây là con đường văn
minh, nhân bản của con người ở thế kỷ 21."
Thông
cáo này cũng kêu gọi Hà Nội "thả ngay gần một ngàn công nhân vô can đang
bị bắt giữ chỉ để đánh lạc hướng dư luận và che đậy cho nhóm bạo hành thật."
Trong
email mới gửi BBC Tiếng Việt về tin nhắn qua lại với Việt Tân trong vụ việc
này, ông Hayton viết:
"Tôi
không thấy có bằng chứng nào cho thấy rằng có ai đó đã lên kế hoạch bạo loạn từ
trước. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng bạo động xảy ra SAU các cuộc phản đối ôn
hòa.
"Một
nguồn cho rằng tại một nơi bạo loạn được châm ngòi từ một cuộc biểu tình chính
thức, một nguồn khác nói xảy ra sau một cuộc phản đối được tổ chức bởi Việt Tân.
"Trong
bối cảnh gặp khó khăn để đưa thông tin chính xác từ Việt Nam tôi đã cho rằng
các khả năng này có thể là những lời giải thích nhưng không nói rằng đó là sự
thật.
"Tôi
không cáo buộc Việt Tân dàn dựng bạo động. Mặc dù vậy tôi khó tin được rằng
Việt Tân đã không đóng một vai trò nào cả trong các cuộc phản đối về Hoàng Sa.
"Việt
Tân có thể xác nhận điều này không? Nếu không thì họ có thể xác nhận các cuộc
phản đối nào họ đã đóng vai trò trong việc tổ chức?", ông Hayton hỏi.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.