Các
công nhân được cho là đang xuống đường phản đối Trung Quốc
Tin
tức từ Bình Dương nói một đợt biểu tình 'phản đối Trung Quốc' đã
xảy ra và chỉ vừa chấm dứt chiều ngày 13/5 tại một số khu công
nghiệp chế xuất trong tỉnh.
Được
biết tại các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1, Việt Hương và Sóng Thần 1
đã xảy ra cuộc biểu tình bắt đầu từ hôm 12/5, theo tin từ trang mạng
của Tuổi Trẻ.
Theo
một nguồn tin nói với BBC từ Bình Dương, sang đến hôm nay 13/5, con số
công nhân tham gia gồm các nhóm cả đi xe máy và đi bộ lên tới 8.000 -
10.000 người.
Một
người làm cho một công ty của Việt Nam nói rằng "Sáng hôm 13/05
thì người ta tuần hành bình thường nhưng tới trưa thì có bạo động một chút.
"Công
ty tôi gần đối diện với một công ty của Trung Quốc và chính tôi nhìn thấy người
ta đập phá cửa kính và lấy các thiết bị văn phòng", người muốn ẩn danh này
cho BBC biết vào tối ngày 13/05.
Được
biết một số người đã kéo tới cả một số công ty không phải của Trung Quốc.
"Người
biểu tình yêu cầu những người đang làm hàng trong các công ty đó đi theo họ, ai
đi theo thì không sao, không đi thì cũng có một chút xíu gì đấy.
"Một
số công công ty của Đài Loan cũng bị vạ lây vì họ cứ nhìn thấy chữ Trung Quốc
là họ nhắm tới thôi", người này cho biết thêm.
Một
số trang mạng tại Việt Nam có đăng hình các nhóm người cầm cờ đỏ
sao vàng, đập phá bảng hiệu của các nhà máy.
Một
nguồn khác ở Bình Dương cho BBC hay đến khoảng 15 giờ chiều hôm nay, các
nhóm biểu tình, đình công đã chấm dứt.
Tuy
nhiên, một nguồn tin khác cũng cho BBC biết các đám đông vẫn chưa giải
tán và hiện các cán bộ, công an đang có mặt ở hiện trường "để
giải quyết tình hình".
Bạn
đọc Long Pham trên trang Facebook của BBC Vietnamese bình luận:
"Về
sự việc ở KCN Bình Dương đơn vị ghi nhận được thì có thể đây là một cuộc bạo
động có kế hoạch trước của phần tử xấu kích động.
"Không
chỉ các công ty trung quốc bị đập phá hôi của mà cả các công ty của Sing-Hàn và
Nhật cũng chịu cảnh tương tự thậm chí đồ đạc của người Việt cũng bị chung số
phận.
"Hậu
quả sau vụ việc này nhà nước ta phải đền bù toàn bộ thiệt hại cho các cơ sở
doanh nghiệp bị phá thậm chí tệ hơn đầu tư nước ngoài sẽ e ngại khi đầu tư vào
Việt Nam .
"Nếu
ai có người quen đang tham gia hãy bảo họ ngừng ngay lại,đây không phải hành
động yêu nước mà là phá hoại hình ảnh của nước ta trước quốc tế đừng để thể
diện quốc gia tụt dốc nữa."
'Không
đưa tin'
Một
nhà báo làm việc tại tỉnh Bình Dương nói với BBC Việt ngữ với điều
kiện ẩn danh rằng các hành động của công nhân là 'tự phát' và 'mục
tiêu là phản đối Trung Quốc'.
"Tự
dưng các công nhân nghỉ việc rồi làm thế," ông cho biết và mô tả
thái độ của những người biểu tình là 'không ôn hòa'.
Ông
cũng nói báo chí trong nước rất cẩn trọng với thông tin này vì lo
ngại tinh chất vụ việc sẽ có 'ảnh hưởng xấu về mặt ngoại giao'.
"Có
thể các phóng viên chỉ báo cáo lên trên để lãnh đạo nắm vụ việc
chứ không đưa tin," ông cho biết.
BBC
Việt ngữ cũng đã liên lạc với chính quyền thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương, nơi đặt các khu công nghiệp VSIP1 và VSIP2, và chính quyền
tỉnh Bình Dương, thì được cho biết tất cả các quan chức của thị xã
và tỉnh đều đã xuống hiện trường để giải quyết vụ việc.
Các
hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình còn tràn
vào các công ty dường như không phải của Trung Quốc.
Tuy
nhiên BBC không thể kiểm chứng độc lập các hiǹh ảnh này.
Lan
đến Sài Gòn?
Một
số công nhân được cho là 'có hành động quá khích'
Một
nhân chứng có tên là Trần Thế Mỹ, làm việc tại Công ty giày An Lạc
thuộc Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, kể với BBC rằng có một
nhóm công nhân khoảng hơn 20 người đã vào một công ty giày da sát bên
có tên là Lạc Tỷ của nhà đầu tư Trung Quốc để phản đối.
Theo
lời của cô Mỹ thì trong số những người này có những người mặc áo
công nhân của Công ty giày da Pou Yuen, một công ty có vốn đầu tư của
Đài Loan.
Nhân
chứng này cho biết nhóm người này đã vào công ty của cô trước.
"Họ
đứng ở đây hò hét một tí rồi chạy sang bên kia (công ty Lạc Tỷ) xô
cổng vô bảo vệ chạy vô ngăn không được," cô nói.
"Họ
không có băng rôn, biểu ngữ, chỉ có cờ Việt Nam, một số cành cây và
thùng để đập," cô nói thêm, "Họ chỉ hô tên Việt Nam
thôi."
"Họ
vô được một khúc cửa và tập trung ở bên ngoài (công ty Lạc Tỷ) tiếp
tục hò hét Việt Nam, Việt Nam. Họ không có đập đồ gì hết."
Cô
Mỹ còn cho biết vào sáng ngày 13/5 khi cô đi ngang qua công ty Pou Yuen
thì thấ́y công nhân ra về. Cô có hỏi các công nhân thì được biết có
một số người đập phá, treo cờ của Việt Nam buộc khối văn phòng phải
thông báo cho công nhân đi về.
BBC
không thể kiểm chứng những gì nhân chứng này nói tuy nhiên khi đang
trao đổi qua điện thoại với cô từ công ty của cô ở Quận Bình Tân,
phóng viên BBC đã nghe rõ tiếng người hò hét ồn ào. Cô Mỹ xác nhận
là số công nhân biểu tình đang tuần hành ngang qua công ty của cô.
'Công
đoàn thực sự'
Trong
khi đó nhà quan sát Nguyễn Quang A từ Hà Nội cảnh báo về động thái mà ông gọi
là "phá phách".
Trong bài
viết đang được đăng lại trên các trang mạng xã hội, ông Quang A viết
"Hãy giải thích cho công nhân biết dùng bạo lực để phá phách không phải là
giải pháp và chẳng có lợi cho ai cả. Biểu tình chống Trung Quốc gây hấn là một
chuyện, đập phá lại là chuyện khác và phải được ngăn chặn.
"Ai
đi giải thích? Công đoàn ư? Họ đã mất uy tín, nhưng nếu làm khéo họ vẫn có thể
làm được gì đó. Chính quyền ư? Chắc chắn chính quyền phải làm, nhưng đừng theo
kiểu cũ, mà phải tìm cách thực sự có tình có lý để thuyết phục công nhân và tìm
mọi cách để tránh rơi vào bẫy.
"Những
người làm công tác xã hội, các tổ chức xã hội dân sự có thể tham gia. Nhưng cái
gốc là phải có các công đoàn thực sự của công nhân, phải có khung khổ pháp lý
để cho các công đoàn này được thành lập và hoạt động theo một khung khổ pháp lý
minh bạch, phải đào tạo những cán bộ công đoàn mới cho các công đoàn này",
nhà quan sát Nguyễn Quang A viết.
Biểu
tình ‘thể hiện quyết tâm’ vì chủ quyền
Đây
là những cuộc tuần hành rầm rộ nhất ở Việt Nam trong những năm qua
Người
từng đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam nhận định với BBC rằng các
cuộc biểu tình chống Trung Quốc ‘thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ
quyền của nhân dân Việt Nam’.
Hôm
Chủ nhật ngày 11/5, người dân Việt Nam đã đồng loạt xuống đường ở
Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối việc Trung
Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam.
Các
cuộc biểu tình này đã diễn ra thuận lợi mà không gặp nhiều cản trở
từ phía chính quyền như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước
đây.
Sẽ
tác động đến Trung Quốc?
Trao
đổi với BBC Tiếng Việt quan điện thoại, ông Phạm Gia Khiêm, cựu ủy
viên Bộ Chính trị, cựu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, nói
các cuộc biểu tình này sẽ có tác động đến phía Trung Quốc.
“Phản
đối của nhân dân Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền
của nhân dân Việt Nam,” ông nói, “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên
nghiên cứu nghiêm túc để mà thấy được những mặt sai trái của mình
và có những hành động cho đúng với quốc tế.”
Về
tuyên bố của khối Asean tại hội nghị thượng đỉnh hôm 11/5 tại Nay Pi
Taw, thủ đô Miến Điện, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nhận định
rằng ‘Asean đã đoàn kết’ vì ‘có tiếng nói chung trên vấn đề Biển
Đông’.
Mặc
dù không nêu tên Trung Quốc cũng như không lên án hành động đưa giàn
khoan của Trung Quốc vào Biển Đông nhưng ông Khiêm cho rằng tuyên bố chung
của Asean ‘như thế là quá đủ rồi’.
“Asean
có tuyên bố chung về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhắc
lại phải tôn trọng luật pháp trên biển mà các nước phải thực thi,
thể hiện rõ thái độ rất rõ ràng của Asean trong vụ việc giàn
khoan,” ông nói.
Về
cách ứng phó của ngoại giao Việt Nam, ông nói rằng ngành ngoại giao
Việt Nam đã và tiếp tục ‘ra tuyên bố và kêu gọi nói rõ cho cộng
đồng quốc tế thấy được mặt sai của Trung Quốc cũng như thiện chí,
quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền’.
Việt
Nam đang chứng kiến tình cảm chống Trung Quốc dâng cao với đỉnh điểm
là các cuộc biểu tình hôm 11/5 vừa qua được cho là thu hút hàng trăm
cho đến cả ngàn người.
Những
người biểu tình lên án Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển gần
quần đảo Hoàng Sa mà họ cho là của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc
rút giàn khoan ra khỏi vị trí này.
Vụ
việc giàn khoan của Trung Quốc đã dẫn đến xung đột nghiêm trọng nhất
giữa lực lượng Việt Nam và Trung Quốc trên biển trong nhiều năm qua.
Giáo
hội Công giáo VN nói về Biển Đông
Hôm
09/05/2014, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã lên tiếng về tình hình Biển
Đông.
Bản
lên tiếng do Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGM Việt Nam ký, đã nhắc lại
những hành động gây hấn, lấn chiếm gần đây của Trung Quốc – như ngang nhiên đưa
giàn khoan HD-981 và một lực lượng lớn tàu bè các loại vào xâm chiếm, hoạt động
trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam và cho tàu quân sự tấn công các tàu Việt
Nam.
Hội
đồng Giám mục Việt Nam coi đó ‘là hành vi khiêu khích và leo thang nghiêm trọng
với ý đồ rõ ràng thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc,
bất chấp các nguyên tắc ứng xử Quốc tế mà Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết, đặc
biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Qui tắc ứng xử trên Biển
Đông’.
Theo
HĐGM ‘tình hình này có nguy cơ đưa đến chiến tranh rất cao’.
Vì
‘quan ngại trước tình hình căng thẳng và nguy hiểm’ ấy và với trách nhiệm của
mình, các HĐGM đã nêu bốn điểm.
'Phản
đối chiến tranh'
Trước
hết, Bản lên tiếng nhấn mạnh: "Giáo hội Công giáo luôn kiên trì lập trường
xây dựng hoà bình, phản đối chiến tranh. Hoà bình không làm mất điều gì, nhưng
chiến tranh có thể làm mất tất cả."
"Vì
thế, mọi tranh chấp hiện nay cần phải kiên trì với đường lối đối thoại; loại
trừ tất cả mọi hành vi khiêu khích, gây hấn, kích động chiến tranh, hận thù của
đôi bên."
Tuy
vậy, khi kêu gọi đối thoại, tránh hận thù đôi bên, Bản lên tiếng đã yêu cầu:
"Chính quyền Trung Quốc phải ngừng ngay mọi hành vi xâm lăng này."
Với
Chính phủ Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam cho rằng: "tuy phải
kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột, nhưng phải có
lập trường kiên định, lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực
hiện đường lối chính sách với Trung Quốc".
Theo
các Giám mục Việt Nam ,
"Những thoả ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa
hai đảng Cộng sản thực tế đã cho thấy không mang lại ích lợi nhiều cho dân nước
mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy".
Hai
điểm còn lại trong Bản lên tiếng được dành cho người Công giáo Việt Nam .
Bản
lên tiếng nhấn mạnh đây là lúc người Công giáo Việt Nam "cần biểu lộ trọn vẹn lòng
ái quốc của mình".
"Lòng
yêu nước thể hiện ở việc chúng ta không thể thờ ơ với tình hình của đất nước
trong hiện tại cũng như tương lai."
Vì
vậy, các Giám mục Việt Nam
mời gọi người Công giáo "chuyên cần hy sinh cầu nguyện cho quê hương đất
nước và với tất cả lương tâm của mình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ
quốc, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy Tổ quốc".
Cụ
thể, bắt chước sáng kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô – người đã kêu gọi con cái
mình và những ai thành tâm thiện chí dành ngày 07/09/2013 để cầu nguyện cho hoà
bình ở Syria – Hội đồng Giám
mục Việt Nam ‘xin các giáo
phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho Quê hương’ Việt Nam .
Trong
ngày đó, mọi người được mời gọi "sám hối, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua
sắm, để góp phần nâng đỡ các ngư dân nạn nhân của tàu Trung Quốc và các chiến
sĩ cảnh sát, hải giám Việt Nam bị thương".
Đoàn
Xuân Lộc
ReplyDeleteTổ Quốc Lâm Nguy , Vang Lời Kêu Gọi !
Ôi thương quá , những công nhân bất khuất !
Đã vùng lên , đúng lúc , thời cơ
Các anh em ơi , dân ta đang mong mỏi từng giờ !
Dân đang căm lũ Tàu ô , giặc Hán
Giờ lịch sử của dân tộc ta đến
Lũ hèn hạ lãnh đạo miệng câm như hến !
Nhưng dân ta quyết không thể ngồi yên
Dân tộc ta không thể mãi mãi đắm chìm
Hãy nhìn kia , Tân Cương , Tây Tạng
Để thấy rằng không thể nào sống được với lũ Tàu gian !
Chúng ngàn lần vô cùng hung ác , tham tàn !
Dân Việt ơi , hãy vùng lên , can đảm
Sẽ có hàng triệu người , ngay sau lưng các bạn
Chúng ta vì một tiếng nói : Việt Nam !
Chúng ta thề quyết bảo vệ : Giang san !
Giàn khoang Tàu ô : Tử Huyệt nấm mồ !
Nếu không , Trường Sa lớn , sẽ là bước kế tiếp
Trường Sa ơi , đất mẹ còn , hay sắp mất ?
Đất nước này đang chất ngất đau thương !
Một phần của đất mẹ , lại phải sắp ly hương ?!?
Thật bỉ ổi , ôi đảng ơi , lũ tội đồ dân tộc !
Trong toan tính dâng toàn bộ biển Đông
Mà giàn khoang , chỉ là một trong những cớ
Của một nước cờ vĩ đại , để chiếm lấy Việt Nam
Bước kế tiếp , Trường Sa ôi đảo lớn hàm cá mập , hàm răng trông dữ tợn !
Sẽ cắm ngập vào mảnh đất quê hương !
Trong tiếc nuối đau thương , tràn dâng thù hận !
Ôi thống khổ , ôi kiếp đời dân Việt
Đừng dửng dưng vô cãm , sống cho qua kiếp khổ đau
Đất nước tôi ơi , ai bắt cầu cho giặc ?
Ai rước voi về , giày xéo quê hương ?
Để hôm nay , ai tỏ tường , ai còn trong tăm tối ?
Đất nước tôi , thiên đàng của gian dối !
Hay địa ngục của nhục nhã trần gian ?
Trường Sa ơi ,tiếng gọi trong thương nhớ vô vàn !
Trong nước mắt , tôi thề góp công giành lại !
Quê hương chất ngất , niềm đau thương vô tận !
Mất Trường Sa , rồi mất cả biển Đông
Việt Nam chỉ còn lại , quê hương để giặc chiếm
Nói sao hết , để vơi bớt nỗi niềm
Biển của ta , nay thiên la địa võng
Phải vùng lên , hỡi công nhân nước Việt !
Triệu dân oan , hãy tiếp tục xuống đường !
Sinh viên ơi , hãy cùng nhau đồng khởi !
Phải dẹp tan đảng phỉ và lũ Tàu ô
Việt Nam ơi , phải dựng lại cơ đồ !
Hoàng Hạc