Giàn
khoan 981 sẽ được đặt trên thềm lục địa Việt Nam?
Sự
kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng gần Hoàng Sa và ngay trong EEZ
Việt Nam cho thấy tham vọng của nước này trong việc dùng Hoàng Sa làm bàn đạp,
kết hợp với yêu sách đường chữ U để không chỉ chiếm đảo, mà còn tham vọng áp
đặt quyền chủ quyền lên các vùng biển quanh Hoàng Sa của Việt Nam.
Hành
động này nối tiếp việc bắt giữ, xua đuổi, đối xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam hoạt động
trong ngư trường truyền thống hàng trăm năm nay ở quần đảo Hoàng Sa.
Để
đối phó, dĩ nhiên Việt Nam
cần các phản ứng tức thì như phản đối ngoại giao và trên thực địa.
Tuy
nhiên về trung và dài hạn, Việt Nam cần chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh
chấp Hoàng Sa ra phân xử bởi một cơ quan trọng tài quốc tế. Rõ ràng việc giải
quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán song phương như lâu nay không mang lại
kết quả, vì Trung Quốc không chấp nhận có tranh chấp trên quần đảo này. Nếu để
lâu hiện trạng như vậy sẽ càng ngày bất lợi cho Việt Nam và các hành động như trên sẽ
càng ngày càng lặp lại.
Một
câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần phải trả lời là : Trung Quốc sẽ trả đũa về
kinh tế như thế nào nếu Việt Nam
thách Trung Quốc ra trọng tài quốc tế về vấn đề Hoàng Sa?
Các
trả đũa tức thì và ngắn hạn
Ngay
sau khi Việt Nam tuyên bố yêu cầu Trung Quốc ra tòa về Hoàng Sa, có thể Trung
Quốc sẽ có các trả đũa tức thì và ngắn hạn như việc ngưng nhập một số sản phẩm
nào đó trong một khoảng thời gian.
Một
ví dụ tiêu biểu cho kiểu phản ứng này là trả đũa của Trung Quốc khi có căng
thẳng giữa hai nước này và Philippines
trong vòng hai tháng trên vùng biển quanh Scarbourough Shoal.
Vào
đỉnh điểm của căng thẳng, tức giữa tháng 5/2012 và sau ngày bắt đầu căng thẳng
một tháng, Trung Quốc tuyên bố ngưng nhập 1.200 containers trái cây của
Philippines, đang đậu ở các cảng. Đồng thời Trung Quốc cũng khuyến cáo ngừng du
lịch vào Philippines .
Việc này đã gây một số khó khăn cho nông dân Philippines
và chính quyền tổng thống Philippines .
Tuy
nhiên một điều thú vị là suốt thời gian căng thẳng này, mức độ ủng hộ của người
dân và các đảng phái chính trị đối với tổng thống Philippines đã lên cao.
Toàn
nước Philippines
như đoàn kết lại một khối sau Tổng thống Aquino. Sau sự kiện này Philippines đã
đệ đơn thưa Trung Quốc ra trọng tài lập bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển.
Các
trả đũa kiểu như trên là các điều mà Việt Nam từ chính phủ đến người dân phải
chuẩn bị.
Lịch
sử sống bên cạnh láng giềng phương Bắc có lẽ cũng làm người dân Việt Nam quen thuộc
và có cách phản ứng tương ứng với các kiểu cách trả đũa hay hành xử tương tự từ
Trung Quốc : mua móng trâu, ốc bươu vàng, bán hàng rẻ và kém chất lượng, thỉnh
thoảng ách hàng tại biên giới…
Những
đặc điểm bình thường là hạn chế của nền sản xuất công, nông nghiệp Việt Nam như
nhỏ lẻ, hay xáo động, lại phần nào trở nên tích cực trong "thời
chiến", ví dụ như có khả năng thích ứng cao và tự điều chỉnh linh hoạt
trong nhiều tình huống khó khăn. Và cũng như Philippines ,
người dân Việt Nam ,
một khi được đặt trước vấn đề chủ quyền dân tộc thường có phản ứng kiên cường
và chấp nhận hy sinh. Vấn đề là chính phủ phải phản ứng rõ ràng, minh bạch và
tạo được niềm tin trong dân chúng.
Ngư
dân Việt Nam bị Trung Quốc sách nhiễu ở Hoàng Sa
Dài
hạn và vĩ mô
Trung
Quốc có thể tác động lên giao dịch thương mại, làm ngưng trệ giao thương, hợp
tác, đầu tư giữa hai nước. Điều này trong ngắn hạn sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân Việt Nam .
Tuy nhiên về trung hạn và dài hạn, các trả đũa này nếu kéo dài sẽ là liều thuốc
quý để Việt Nam giải quyết dứt điểm các vấn đề, các điểm yếu trong mối quan hệ
kinh tế với Trung Quốc.
Thứ
nhất, hiện nay Việt Nam
đang là nước nhập siêu đối với Trung Quốc, giá trị nhập khẩu gấp khoảng 2 - 3
lần giá trị xuất khẩu và không có dấu hiệu thu hẹp. Các trả đũa về thương mại
dưới bất cứ hình thức nào của Trung Quốc, nếu có, cũng chỉ có thể làm Việt Nam nhập khẩu
ít đi từ Trung Quốc, thương mại hai nước sẽ đi đến cân bằng hơn.
Thứ
nhì, các mặt hàng Việt Nam nhập từ Trung Quốc có nhiều hàng nông sản, 40% là
các hàng hóa cơ bản, thâm dụng tài nguyên và công nghệ thấp. Căng thẳng thương
mại với Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam
quay về với các sản phẩm nông sản và cơ bản và của chính mình.
Ngoài
ra việc Việt Nam phải nhập các sản phẩm như sắt thép, máy móc thiết bị từ Trung
Quốc một phần lớn là do các nhà thầu EPC Trung Quốc hay các dự án FDI từ Trung
Quốc không tuân thủ các chỉ tiêu sử dụng sản phẩm và nhà thầu Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có
thể cái thiện và giảm thiểu nhập khẩu từ Trung Quốc các dạng sản phẩm này nếu
quản lý nghiêm chỉnh các dự án FDI, các việc chấm thầu EPC.
Thứ
ba, do đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không nhiều, chiếm tỷ trọng FDI nhỏ
so với các nước khác như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, trong trường hợp Việt
Nam kiện Trung Quốc ra tòa, thì việc Trung Quốc (nếu có) cắt giảm các nguồn đầu
tư cũng không thể tạo thành một sức ép đối với kinh tế Việt Nam.
Tuy
đem đến Việt Nam
không nhiều ngoại tệ, Trung Quốc lại có mức độ hưởng lợi cao hơn rất đáng kể so
với các quốc gia khác. Các dự án FDI từ Trung Quốc thường đưa nhân công Trung
Quốc tràn lan thành cả làng, cả phố Trung Quốc ngay trên lãnh thổ Việt Nam . Các công
ty Trung Quốc lại kéo theo những máy móc thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu sang
làm việc.
"Căng
thẳng" kinh tế nếu có với Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam xử lý dứt
điểm các vấn đề này, và đó là một điều tốt.
Trung
Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, nhưng không phải là đối tác
thương mại duy nhất, và khó có thể là một đối tác tốt, ổn định, bình đẳng và
tuân thủ các giá trị công bằng, bảo vệ môi trường, ít nhất nếu tình hình tiếp
tục diễn tiến như hiện nay.
Việc
Trung Quốc trả đũa kinh tế nếu Việt Nam yêu cầu họ ra tòa sẽ cho thấy nước này
nhặp nhằng giữa kinh tế và chính trị, và đó là cơ hội để Việt Nam hướng đến
những bạn hàng bình đẳng hơn, với cán cân thương mại thăng bằng hơn cho Việt
Nam, ví dụ như Hoa Kỳ và EU, và giảm sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào
Trung Quốc.
Hoàng
Sa nay do Trung Quốc kiểm soát
Khả
năng Trung Quốc trả đũa kinh tế trong dài hạn
Khác
với căng thẳng Philippines và Trung Quốc diễn ra trong vòng hai tháng, việc
Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa là một việc có thể diễn ra khá dài, vài tháng
thậm chí vài năm.
Trong
trường hợp đó, phản ứng của Trung Quốc sau khi Philippines kiện Trung Quốc
trước Tòa Trọng tài Luật Biển là một ví dụ cần xem xét. Điểm thú vị đáng lưu ý
là từ khi Philippines đệ đơn kiện vào tháng 1 năm 2013 đến nay, hầu như chúng
ta không ghi nhận được một trả đũa kinh tế rõ ràng nào của Trung Quốc đối với
Philippines. Khác hẳn với trường hợp căng thẳng trong hai tháng trên
Scarborough Shoal.
Một
ví dụ khác là phản ứng của Trung Quốc sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển vào ngày
21/6/2012. Theo Carl Thayer, Trung Quốc đã biết về việc Việt Nam soạn thảo Luật Biển và đã nhiều lần can
thiệp đề nghị Việt Nam
dừng lại. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển, gần như
không có một động thái trả đũa kinh tế rõ ràng nào của Trung Quốc được ghi nhận.
Các
ví dụ trên cho thấy Trung Quốc không dễ dàng, hoặc không thể sẵn sàng sử dụng
các biện pháp trả đũa kinh tế.
Các
mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia và giữa quốc gia và các tổ
chức kinh tế ngày càng gắn kết, chặt chẽ, và đòi hỏi một sự ổn định, hợp lý,
và nhất quán trong cư xử. Nhất là Trung Quốc hiện giờ đang là nước với kim
ngạch thương mại đứng đầu thế giới, một động thái nào của họ cũng đều được theo
dõi và chỉ trích nếu quá đáng và kéo dài.
Đó
là lý do Trung Quốc thường chọn cách tiếp cận gây sức ép chính trị ngấm ngầm,
và cố gắng giữ sự việc trong tầm mơ hồ, xử lý nội bộ với nhau, trong khi đó vẫn
tiếp tục các hành động lấn tới : chiếm đóng đảo, xua đuổi ngư dân, và đưa giàn
khoan dầu vào thềm lục địa Việt Nam.
Hiểu
được điều này, Việt Nam hơn bao giờ hết cần sớm đưa vấn đề ra ánh sáng, ra công
lý quốc tế, bằng cách chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra
xử lý bởi một trọng tài quốc tế. Vì chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, vùng biển
quanh đó, và vì tương lai của đất nước.
Lê
Trung Tĩnh
May
05, 2014
Giàn
khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho
toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược ...
18
hours ago
Vụ
việc liên quan đến giàn khoan HD981 mấy ngày gần đây đã trở thành điểm nóng ở
Việt Nam
, kể cả trên báo chí chính thức lẫn trên các diễn đàn và mạng xã hội. Theo
nhiều nguồn tin từ phía báo chí trong nước và phía ...
22
hours ago
image
https://www.youtube.com/watch?v=Xrclw-9Jfc4. Chính phủ Việt Nam nói tàu Trung
Quốc "chủ động đâm vào tàu Việt Nam" trong lúc đối đầu quanh việc
Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam.
14
hours ago
Tuy
nhiên, như vậy lại đẩy Trung Quốc vào thế không thể nhượng bộ: Rút giàn khoan
về nước sẽ bị xem là thua cuộc. Với Trung Quốc, sĩ diện là một vấn đề rất lớn.
Chắc chắn họ sẽ đòi Việt Nam
trả một giá nào đó. Bằng một ...
GS. Carl Thayer: Trung Quốc thách thức chủ quyền của Việt Nam
ReplyDeleteHà Giang (NV): Theo nhận định của giáo sư, tác động của việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu vào vùng biển Đông thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam là gì, và tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này?
GS Carl Thayer: Trung Quốc đang trực tiếp thách thức chủ quyền của Việt Nam trong vùng Biển Đông, cũng như thách thức thẩm quyền của Việt Nam đối với các nguồn tài nguyên trong khu đặc quyền kinh tế của mình. Hành động đơn phương của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng, không chỉ cho Việt Nam, mà cả các quốc gia ven biển khác - Philippines, Malaysia và Indonesia.
Ngoài ra, qua sự kiện này, Bắc Kinh cũng tái khẳng định rằng sẽ tìm cách dần dần mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc cho đến khi họ hoàn toàn thống trị được toàn bộ Biển Đông. Sở dĩ Trung Quốc ra tay bây giờ, theo tôi, là vì chính quyền Obama được họ xem là “yếu” và không có khả năng đáp ứng.
NV: Ngoài việc lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc lập tức “ngừng ngay tất cả các hoạt động bất hợp pháp” và “thu hồi các giàn khoan” ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, chính phủ Việt Nam có thể làm được gì, và nên làm gì, thưa giáo sư?
GS Carl Thayer: Tôi thấy rằng Việt Nam hiện giờ không có nhiều lựa chọn. Họ có thể kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN, nhưng kết quả của việc làm này, có lẽ sẽ chỉ là một tuyên bố chung lên án việc sử dụng vũ lực và cưỡng chế của Trung Quốc, nhưng lại không dám nêu đích danh Trung Quốc. Việt Nam cũng có thể tập trung nỗ lực vận động các cường quốc hàng hải, bao gồm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ, hãy bày tỏ quan điểm, nhưng tiếc rằng, có lẽ sẽ không nước nào trực tiếp ra tay hỗ trợ họ. Việt Nam chỉ còn cách dùng phương pháp ngoại giao để ứng biến, vì nếu cố gắng dùng biện pháp quân sự, họ chắc chắn sẽ phải đón nhận sự thất trận, mà còn tạo cơ hội cho Trung Quốc tuyên truyền rằng Việt Nam có hành động xâm lược.
NV: Việc làm được Việt Nam cho là bất hợp pháp và xân lấm chủ quyền một cách nghiêm trọng này của Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng gì đến những quốc gia trong vùng?
GS Carl Thayer: Hai nước Malaysia và Indonesia đã có những bước củng cố vị trí quân sự để có thể kiểm soát khu vực hàng hải của họ. Hành động của Trung Quốc sẽ làm cho các nước này cũng như Philippines và Việt Nam thậm chí ngao ngán hơn về khuynh hướng bành trướng của họ. Những quốc gia then chốt này sẽ ngày càng thấy rõ phải mưu cầu thêm sự bảo đảm cũng như hỗ trợ của Hoa Kỳ. Tất cả các nước trong vùng, kể cả Singapore, sẽ dành nhiều ngân sách hơn cho quốc phòng.
NV: Trước tình hình này, Hoa Kỳ có nên tỏ thái độ, và nếu có thái độ, thì phải phản ứng như thế nào?
GS Carl Thayer: Trung Quốc đã đặt Hoa Kỳ vào một tình huống khó xử. Việc làm của Trung Quốc có tính cách thách thức Hoa Kỳ, rằng nếu thực sự hỗ trợ Việt Nam, hay các nước Á Châu khác trong vùng, thì hãy chứng minh bằng hành động cụ thể. Hoa Kỳ có thể lên tiếng họ phản đối việc dùng những biện pháp cưỡng chế và đe dọa để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhưng sẽ không thể hỗ trợ Việt Nam. Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không có một hợp tác quốc phòng có hiệu quả. Nếu Hoa Kỳ bày tỏ sự phản đối mà không gây được áp lực hiệu quả, uy tín của nước Mỹ sẽ bị suy yếu. Trung Quốc thật ra đã suy nghĩ, tính toán rất kỹ càng, trước khi đưa dàn khoan dầu vào vùng biển đang tranh chấp với Việt Nam. Một phần lý do của họ là để làm lộ ra thế kẹt và khoảng cách giữa thực tế và những lời tuyên bố của chính quyền Obama.