Trước
hết khoan vội vã nghĩ về nghĩa bóng với ý xấu nào đó trong tựa đề bài viết của
tôi. Những từ ngữ trong tựa đề có vẻ giật gân nhưng tôi chỉ muốn nói tới ngữ
nghĩa đen đích thực của nó.
Tình...
Lên
đường về Việt Nam (VN), trong hành trang của mình, Khánh Ly mang nặng chữ tình
theo nghĩa rộng. Tình yêu quê hương; tình cảm với một quá khứ sống động thời
tuổi trẻ ở miền Nam; tình yêu âm nhạc, nghệ thuật; tình cảm dành cho quần chúng
hâm mộ trong nước; tình bằng hữu, đồng nghiệp; và những băn khoăn trước thái độ
không mấy hài lòng của một bộ phận trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản
(CS), mà Kánh Ly là một thành viên không thể tách rời.
Chiều
1/5/2014, "Cà Tiên Lý Khanh" mang theo đóa hoa "vàng khè" đến thăm người bạn cộng sản_TCS
Tôi
chưa bao giờ có cái nhìn khắt khe với bất kỳ ai từ nước ngoài về thăm VN. Là
người Việt ly hương, mong được trở về quê nhà, dù dưới bất kỳ lý do nào, làm ăn
hay thăm thân, tôi đều cho là nguyện vọng chính đáng. Điều cần đánh giá là thái
độ và việc làm của họ trong thời gian ở VN, cách ứng xử với nhà cầm quyền của
chế độ CSVN, một chế độ mà họ đã tự nguyện trốn chạy, muốn đoạn tuyệt, dù đã
phải đối diện với nhiều hiểm nguy, mất mát, thậm chí cả mạng sống.
Tôi
cũng giữ quan điểm đúng mức, trung dung trong việc các ca sĩ từ nước ngoài về
VN biểu diễn hay từ trong nước qua Mỹ, như là chuyện bình thường. Tôi đã chứng
kiến người Việt ở Mỹ vui vẻ chào đón các ca sĩ từ miền Bắc qua như Hồng Nhung,
Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Hà, Thu Phương, v.v... Một số người cưới vợ, lấy chồng,
sống hoà hợp và bình đẳng trong cộng đồng. Những trường hợp bị chống đối dường
như rất ít và thường có lý do chính đáng, như Đàm Vĩnh Hưng, hay Hồng Vân. Chỉ
khi thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những người căm ghét chế độ CS vì chế độ
này đã gây ra bao nhiêu tai ương, tội ác cho họ và thân nhân, hiện vẫn đang
tiếp tục chà đạp công lý và quyền tự do ở trong nước, thì mới có thể thông cảm
và chia sẻ cho sự chống đối này.
Khánh
Ly không phải là người đầu tiên trong giới ca nhạc hải ngoại về VN và chắc chắn
không phải là người cuối cùng. Trước Khánh Ly đã có Elvis Phương, Hương Lan,
Chế Linh, Tuấn Ngọc, v.v... cũng là những ca sĩ đã được nhìn nhận ở đỉnh cao
trong làng ca nhạc VN ở nước ngoài.
Khánh
Ly thường nói "VN luôn nằm trong trái tim", chân thật và giản dị như
với bao người VN khác sống xa đất nước. Trong thâm tâm, tôi mong muốn Khánh Ly
bình yên, thanh thản về nước, thực hiện nguyện vọng chờ đợi từ rất lâu của mình
và mang tiếng hát về VN cho những người hâm mộ.
Khi
nói đến dòng tân nhạc miền Nam trước năm 1975 và của người Việt hải ngoại sau
năm 1975, ca sĩ Khanh Lý phải là một trong những người nằm ở vị trí hàng đầu,
có thể xem là ca sĩ số một, thể hiện xuất sắc nhất, có hồn nhất các nhạc
phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Khánh
Ly không chỉ nổi tiếng với người miền Nam trước và sau năm 1975, mà tên tuổi và
giọng ca của Khánh Ly đã vượt không gian, thời gian đến với hàng triệu người
miền Bắc yêu thích các ca khúc trữ tình, những "bài hát da vàng" của
dòng nhạc Trịnh.
Bỏ
qua mọi định kiến, yêu, ghét, khó ai phủ nhận được Trịnh Công Sơn là khuôn mặt
tài năng nổi bật trong di sản âm nhạc hiện đại của Việt Nam. Nếu toàn bộ tác
phẩm của ông là đứa con nghệ thuật, thì Khánh Ly, có thể nói, do duyên phận và
định mệnh, là một nửa cơ thể của đứa con tinh thần và nghệ thuật đó.
Hạnh
phúc nhất của người nghệ sĩ chính là lòng mến mộ và quý trọng của đông đảo công
chúng. Tôi không nhìn qua lăng kính chính trị hẹp hòi để đồng nghĩa chuyến lưu
diễn của Khánh Ly tại VN với cách suy diễn dễ dãi, thiếu thiện chí như là sự
phục vụ, hát cho chế độ CS nghe. Trong hoàn cảnh nào người nghệ sĩ cũng hạnh
phúc khi thấy tiếng hát của mình có ý nghĩa cho cuộc sống, tài năng nghệ thuật
có cơ hội thể hiện, cống hiến cho những người ái mộ, dù chỉ là một số nào đó
trong những hoàn cảnh nghiệt ngã.
Công
chúng hôm nay đến với Khánh Ly dường như chắc chắn không phải đến với giọng ca
của một nữ ca sĩ đã ở tuổi 67. Họ đến với Khánh Ly trong con người bằng da bằng
thịt, trong hình ảnh của huyền thoại "Nữ hoàng chân đất", "Nữ
hoàng sân cỏ" với chất giọng trời cho "không giống ai",
"giọng ca thật như nói", truyền cảm đặc sắc tâm tư của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn qua những nhạc phẩm của ông.
Tôi
tin rằng, từ Sài Gòn, Đà Nẵng, tới Hà Nội, bằng những lời ngợi khen công khai
của số ít, hoặc bằng suy nghĩ của số đông thầm lặng, nhưng với tất cả công
chúng, Khánh Ly là đứa con của miền Nam, là biểu tượng của một nền văn hoá và
âm nhạc tự do của Việt Nam Cộng Hoà, mà nếu không có nó, sẽ đồng nghĩa với
không có nghệ sĩ Khánh Ly nổi tiếng hôm nay. Nó cũng tương tự như hình ảnh của
Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler. Nếu không được trưởng thành và hưởng một nền
giáo dục tốt đẹp của nước Đức dân chủ tự do, trong chế độ CSVN một cậu bé mồ
côi sẽ khó vượt qua được thân phận của "con sãi ở chùa lại quét lá
đa".
Một
hình ảnh đẹp và tự hào như thế của Việt Nam Cộng Hoà, trước công chúng, ngay trong
lòng chế độ CS, giữa Hà Nội và Sài Gòn, há chằng phải là tuyệt vời sao!
Nếu
không về lúc này, khi còn có thể hát, nguyện vọng của Khánh Ly trở lại hát trên
quê nhà sẽ thui chột tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của tuổi tác, là điều đáng
tiếc cho cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa. Ca sĩ Thanh Tuyền cũng đã nói: “Khánh
Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình.
Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”- (Giaoducnet.vn).
Tiền...
Có
người vội vã nhận định về chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại Việt Nam :
"Money first!".
Tôi
được biết, tour diễn của Khánh Ly sẽ được công ty Đồng Dao trả tiền cát-xê rất
cao. Ngoài bao ăn ở đi lại, mỗi show của Khánh Ly được trả 20 ngàn đôla. Cho cả
tour diễn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Khánh Ly sẽ thu được từ 100 ngàn tới
200 ngàn đôla, phụ thuộc vào số lượng show lớn nhỏ có thể thực hiện. Với mặt
bằng cát-xê chung hiện nay, Khánh Ly nằm mơ không có được một số tiền lớn như
thế ở Mỹ trên sàn diễn. Nó không chỉ hấp dẫn mạnh mẽ với Khánh Ly, một người
không phải thuộc giới giàu có, mà với tất cả.
Khi
đồng ý chi một số tiền lớn như trên, công ty Đồng Dao, nhà tổ chức, hẳn đã phải
tính toán rất kỹ thành quả từ show diễn của Khánh Ly, ý thức rất rõ ca sĩ Khánh
Ly sẽ cuốn hút số lượng người xem như thế nào. Số tiền lớn này có sức mạnh cám
dỗ là đương nhiên. Có ai không thích tiền? Nhưng Khánh Ly hoàn toàn xứng đáng
nhận nó, vì nó là thành quả lao động nghệ thuật mà Khánh Ly đã phải làm việc
miệt mài và tích luỹ trong suốt 50 năm qua.
Cho
nên, nếu nói "Money first!". Câu trả lời là: "Thì đã sao, why
not!". Đồng tiền kiếm được bằng lao động lương thiện và minh bạch, thì có
gì phải lăn tăn!
Nghịch
lý...
Nhưng
tất cả xem ra không đơn giản trong hỗn mang của các nghịch lý.
Trước
hết phải nhìn nhận Khánh Ly là "persona non grata" của chế độ CSVN.
Khánh
Ly đã hai lần bỏ chạy khỏi chế độ CS, lần đầu lúc còn bé theo gia đình vào Nam
năm 1954, khi CSVN cai trị ở miền Bắc, và lần thứ hai di tản qua Mỹ, năm
1975, sau khi Sài Gòn bị thất thủ và CSVN cai trị trên cả nước.
Tâm
trạng của Khánh Ly trong hai lần chạy trốn chế độ CS có thể mô tả qua nhạc phẩm
"Xin đời một nụ cười" của nhạc sĩ Nam Lộc:
"Tôi
bước đi
Vì
không muốn làm kẻ tội đồ,
Vì
tôi muốn lại kiếp con người
Muốn
cuộc đời có những nụ cười
Tự
Do ơi, Tự Do, em đổi bằng thân xác
Vì
hai chữ Tự Do ta mang đời lưu vong"...
Trong thời gian sống ở Mỹ, Khánh Ly đã tham gia rất nhiều chương trình văn nghệ chống cộng của hội đoàn người Việt. Với những nhạc phẩm "Đêm Việt Nam" của Hà Thúc Sinh, "Ai trở về xứ Việt" của Phan Văn Hưng, "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển"của Châu Đình An, "Hát trên những xác người" của Trịnh công Sơn, v.v... Khánh Ly không làm nhà cầm quyền căm ghét mới là lạ.
Khánh
Ly cũng đã từng tuyên bố "Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà
thôi”, theo tờ "Giaoducnet.vn" ngày 7/8/2012 trong bài "Sự tráo
trở của Khánh Ly".
Lời
tuyên bố của Khánh Ly rồi cũng nhạt nhoà theo những đổi thay và các biến động
của thời gian. Khánh Ly đã về VN hai lần trong năm 1996 và 2000, về chơi thăm
thú, chứ không phải về biểu diễn. Nhưng Khánh Ly duờng như bị "cấm
cung" tại Đệ Nhất Khách Sạn, quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất, đi
lại bị an ninh theo dõi, kiểm soát ngặt nghèo.
Cuối
năm 1994, nhân chuyến lưu diễn Âu châu của các ca sĩ hải ngoại, trong đó Khánh
Ly là nhân vật trung tâm, những bạn hữu tổ chức ở Đức đã phối hợp với chúng tôi
ở Ba Lan, lần đầu tiên mời đoàn qua Ba Lan. Đại sứ quán CSVN tại Ba Lan lúc ấy
đã ra chỉ thị cấm nghiên cứu sinh, đảng viên đi xem. Chúng tôi thuê Cung Văn
hoá làm nơi biểu diễn, nằm ở trung tâm thủ đô Warsaw, thời cộng sản là nơi tổ
chức các đại hội đảng hoặc hội nghị nhà nước. Cung Văn hoá chứa được khoảng ba
nghìn chỗ ngồi hôm ấy kín hết. Bất chấp lệnh cấm của toà đại sứ quán CSVN, tôi
nhìn thấy một số nghiên cứu sinh quen biết ngồi trong đám đông. Còn cộng đồng
người Việt tại Ba Lan đã dành cho các ca sĩ hải ngoại sự chào đón nồng ấm lạ
thường. Khánh Ly nói chưa bao giờ được hát trên một sân khấu sang trọng như
thế. Khánh Ly bị khán thính giả cuồng nhiệt "hành hạ" hát theo yêu
cầu liên tiếp và tặng không biết cơ man nào là hoa, đến mức ba quầy bán hoa tại
chỗ hết sạch, chúng tôi đã phải chạy ra ngoài tìm nguồn cung cấp thêm.
Sự
kiện này cho thấy nhà cầm quyền CSVN không ưa thích Khánh Ly không chỉ trong
nước mà còn vượt ra cả ngoài biên giới VN. Nhưng bên cạnh đó cho thấy dân miền
Bắc cũng rất ái mộ ca sĩ này, bỏ qua mọi khác biệt về môi trường sống và nhãn
quan chính trị.
Sự
chuẩn bị cho cuộc hành trình về VN lần này chẳng mấy dễ dàng. Nguyện vọng của
Khánh Ly về VN biểu diễn được nói đến gần hai năm nay. Lẽ ra nếu "cơm lành
canh ngọt", Khánh Ly đã có thể về cùng chuyến với ca sĩ Chế Linh hồi cuối
năm 2011, nhưng Khánh Ly chưa được nhà cầm quyền chấp thuận.
Trong
số những người có công vận động nhà cầm quyền cấp giấy phép biểu diễn tại VN
cho Khánh Ly, trước hết phải kể đến Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo
Thanh Niên. Ở đây cũng nói thêm, ông Khế là người được em gái của Trịnh Công
Sơn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, trao lại bản quyền của các tác phẩm nổi tiếng của
anh trai mình, trả ơn ông Khế đã cứu chồng thoát án tử hình trong một vụ án.
Trong chuyến lưu diễn của Khánh Ly, Nguyễn Công Khế sẽ được công ty Đồng Dao
trả một số tiền bản quyền không nhỏ. Tất nhiên để lobby cho Khánh Ly, ông Khế
không chỉ múa may bằng tay và nước miếng với các quan chức CS có thẩm quyền.
Thế là ơn nghĩa sòng phẳng, có đi có lại, trong sự ràng buộc của cả cuộc chơi.
Với
những nghịch lý nêu trên, từ việc nhà cầm quyền CSVN đồng ý cho Khánh Ly về VN
biểu diễn, xuất hiện nhiều giả thiết, những ý kiến ủng hộ, chống đối cũng là
hiển nhiên.
Giống
như các trường hợp của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, những người đã làm cho rất
nhiều người trong cộng đồng tị nạn CS trên thế giới thất vọng, sự có mặt của
nghệ sĩ Khánh Ly trên sân khấu tại Việt Nam, mặc nhiên nằm trong mong muốn của
nhà cầm quyền CSVN cho chính sách tuyên truyền "đoàn kết dân tộc",
"cởi mở" và nghị quyết 36 lừa mị và dối trá.
Khánh
Ly về nước đúng vào thời điểm nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng bàn tay sắt bóp
nghẹt dã man nhất quyền tự do tư tưởng và bày tỏ chính kiến ôn hoà, bằng bản án
39 năm tù và quản chế cho ba bloggers Điều Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn,
trong ngày 24/9 vừa qua. Một đồng nghiệp miền Nam của Khánh Ly, nhạc sĩ Việt
Khang, đang ngồi tù chỉ vì viết những khúc ca yêu nước, chống bành trướng xâm
lược Trung Quốc và lên án sự đàn áp tàn nhẫn, côn đồ của công an CSVN đối với
những người tham gia biểu tình yêu nước. Hơn 150 ngàn chữ ký của cộng đồng
người Việt gửi Tổng thống Barack Obama kêu gọi can thiệp trả tự do cho Việt
Khang và các nhà tranh đấu dân chủ khác đang bị giam cầm, cũng như lời kêu gọi của
chính ông và nhiều chính phủ các nước, của các tổ chức bảo vệ tự do báo chí,
nhân quyền, đã chẳng mảy may động lòng trắc ẩn của những tên đao phủ CS Ba Đình.
Lời
kết
Trong
ngổn ngang của tình, tiền và những nghịch lý, về VN biểu diễn, ca sĩ Khánh Ly phải
đối diện với bộ máy kiểm duyệt của chế độ, bên cạnh những mưu đồ, cạm bẫy khó
lường khác, chắc chắn không bao giờ Khánh Ly có thể sống và thể hiện như một
nghệ sĩ của tự do - nguồn cảm hứng quan trọng nhất của người nghệ sĩ. Tôi chia
sẻ tâm tình của Khánh Ly rằng, "nhập gia tuỳ tục", vì chẳng thể nào
khác, nhưng muốn hay không, mặc nhiên đây là sự thoả hiệp trên thế yếu, chấp
nhận tinh thần tự do, khai phóng của nguời nghệ sĩ bị cầm tù!
Dù
thế nào đi nữa, kể cả trên thế yếu, tôi mong rằng, Khánh Ly sẽ cố gắng giữ toàn
vẹn hình ảnh của mình, hình ảnh cao đẹp của một biểu tượng văn hoá, nghệ thuật
tự do của miền Nam, của Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia tuy không còn trên thực
tế, nhưng đã tạo nên đứa con âm nhạc Khánh Ly. Rất nhiều người lính đã hy sinh
xương máu cho sự tự do ấy, trong đó có người yêu của Khánh Ly. Nếu khác đi, một
bên sẽ là sự hả hê của những kẻ đã thành công lợi dụng hình ảnh Khánh
Ly cho mục đích tuyên truyền bịp bợm, một bên khác là hàng triệu con tim
trong cộng đồng người Việt tị nạn CS trên thế giới, đau buồn vì vết thương sau
39 năm chưa lành bị khoét sâu thêm.
Là
người của công chúng, Khánh Ly giờ đây không thể thay đổi quá khứ và rũ bỏ nó,
càng không thể cho phép bản thân chỉ sống cho riêng mình!
Lucius
Seneca, nhà hiền triết La Mã, nghệ sĩ hài đương thời, một tên tuổi lớn của văn
học La Mã, đã nói: "Nhiều người quan tâm đến danh tiếng, nhưng ít người
chú trọng tới lương tâm".
Hy
vọng rằng Khánh Ly sẽ đứng vào số nhiều vế trước và cả số ít vế sau của câu
danh ngôn.
Xin
cho tôi được bỏ vào hành trang của Khánh Ly lời ca của nhạc phẩm "Ai trở
về xứ Việt":
"Ai
trở về xứ Việt
Ta
gửi về theo một ít tự do
Tự
do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết
Đến
cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo"...
Được
biết Khánh Ly là tay chơi phé có hạng ở California .
Ván bài về VN kỳ này khó khăn và phức tạp hơn hai kỳ trước nhiều. Tôi hy vọng
và tin rằng Khánh Ly không để hở bài và sẽ thắng.
Đừng
ngộ nhận về bản chất độc ác, dối trá và cách cư xử tráo trở, bạc như vôi của
chế độ CS và cũng đừng ảo tưởng về bất kỳ sự thay đổi bản chất nào của nó! Đừng
để phạm sai lầm để rồi hối tiếc khi đã ở vào mùa Thu của cuộc đời, ca sĩ Khánh
Ly ạ!
Cụ bà Khánh Ly
Feb
14, 2012
Nhưng
cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và
những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa
hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh ...
Sep
04, 2013
Nghệ
sĩ Vân Ánh Vanessa Võ bắt đầu học nhạc từ năm bốn tuổi và sau đó tốt nghiệp tại
trường Học viện Âm nhạc Việt Nam
. Chọn cho mình con đường theo đuổi âm nhạc truyền thống Việt Nam , một con đường không
mấy ...
Nov
01, 2012
Nhưng
rất lâu rồi, chuyện bắt tội một nghệ sĩ với quyền tự do sáng tác của họ đã là
chuyện xa xưa, tưởng chừng như đã chỉ còn trong những ngày tháng mông muội nào
đó. Lao tù không phải là chuyện lạ. Nói như vậy, để ...
Nov
14, 2011
Khi
đọc hàng chữ “người nghệ sĩ quay lưng vào khán giả”, chắc ai cũng mường tượng
đến một người nghệ sĩ nổi tiếng, lớn tuổi, có một quá trình hoạt động lâu dài
trên con đường nghệ thuật. Nhưng bỗng dưng chán nản, ...
Feb
05, 2013
Nghệ
sĩ Kim Chi vừa qua đã làm sôi động dư luận, khi bà viết thư cho Hội Điện Ảnh từ
chối làm thủ tục đề nghị Thủ tướng khen thưởng. Bà nói: “Tôi không muốn trong
nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, ...
May
26, 2011
Cả
2 người đều là bác sĩ y khoa. Nhưng chính người vợ gốc Việt đã khuyến khích Ken
Jeong (sinh năm 1969) bỏ nghề bác sĩ để vào nghề diễn hài toàn thời gian vào
năm Ken Jeong 36 tuổi. Tạp chí Redbook ấn bản tháng 6 ...
Sep
17, 2013
Ông
ấy có khả năng sáng tạo và biết cách kết hợp âm nhạc truyền thống của Việt Nam
với những sáng tác mang phong cách nhạc jazz, đây là một nghệ sĩ đẳng cấp quốc
tế. * Khi giới thiệu các sự kiện âm nhạc Đức tại Việt ...
Feb
14, 2013
Trong
chiến dịch trừng phạt các nghệ sĩ tham gia DVD 71 (vì Thành Uỷ Tp.HCM đánh giá
rằng trong đó có một số ca khúc chống Nhà nước Việt Nam ), nhiều nghệ sĩ bị rút giấy
phép biểu diễn trong nước như Gia Huy, Thanh ...
Jan
30, 2013
“Chỉ
Bộ Văn hóa và Cục Nghệ thuật Biểu diễn mới quyết định được.” Ông Võ Trọng Nam khẳng định đề nghị này xuất phát từ việc các
ca sĩ hải ngoại đã tham gia vào chương trình của đĩa Asia
71 mới, "có nội dung xuyên tạc, ...
Apr
04, 2014
Trà
Mi: Tháng giêng vừa qua em là ca sĩ nhỏ tuổi nhất được 2 giải Mai Vàng, qua mặt
những nghệ sĩ lớn, em cảm thấy thế nào? Phương Mỹ Chi: Em thấy rất bất ngờ. Em
không nghĩ mình được nhận giải, chỉ tưởng là ca sĩ ...
Aug
26, 2013
Một
cô bé 13 tuổi nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại vì trình bày rất
thành công các ca khúc từng khiến cho hai nhạc sĩ tại Việt Nam bị bỏ tù về
tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cô Vivian Huỳnh thời gian gần ...
Aug
27, 2013
Nghệ
sĩ Vân Ánh cũng là người rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện để gây
quĩ cho trẻ em nghèo và người khuyết tật Việt Nam . Hiện tại cô đang giới thiệu
tiếng đàn tranh tới với cộng đồng người Việt và người dân Mỹ ...
Aug
25, 2013
Mà
đóng kịch phải như người diễn viên, người ta nhập hồn vào vai diễn đó, ví dụ
Kim Cương trong Lá sầu riêng, cô là nhân vật cô gái đau khổ tên Tâm chứ không
phải là nghệ sĩ Kim Cương, phải quên Kim Cương đi! Ca sĩ ...
Jan
21, 2014
Khách
hàng đến tiệm, người bình dân ở địa phương có, nghệ sĩ nổi tiếng đến du lịch
như ca sĩ Miley Cyrus có, vừa để làm móng tay, vừa để nghe và xem anh Đam múa,
hát “nhạc chế.” Đinh Khắc Đam từ Gò Vấp, Việt Nam ...
Jul
25, 2012
Nhạc
sĩ Lữ Liên sinh năm 1920 ở Hải Phòng. Trong khai sinh ông ghi họ Lã, nhưng nghệ
danh là Lữ Liên. Cha ông dù là nhân viên bưu điện nhưng lại đam mê nghệ thuật.
Ca sĩ Tuấn Ngọc từng kể: “Ông nội tôi mê cổ nhạc, ...
Jul
18, 2013
Chúng
tôi tìm tới phòng trà ATB nổi tiếng của ca sĩ Ánh Tuyết ở gần cầu Công Lý, quận
3. Địa chỉ nổi tiếng của các ca sĩ nghệ sĩ chuyên nghiệp giờ vắng hoe. Phòng
trà sôi động giờ đây cửa đóng then cài. Người duy nhất ...
Feb
28, 2012
Trong
làn sóng hồi hương về nước biểu diễn, ngoại trừ trường hợp một số ca sĩ khi trở
về quê hương biểu diễn - như tâm sự thực lòng của họ "được phục vụ khán
giả quê nhà bao giờ cũng là ước vọng cả đời"; hoặc "cuộc ...
Bài thơ cho người ca sĩ !
ReplyDeleteKhánh Ly dĩ vãng ăn mày
Ngày xưa trong nước vang danh một thời !
Nhạc vàng phản chiến đổi đời
Bao nhiêu ca khúc da vàng buồn thiu !
Ngày nay tuổi đã xế chiều
Bao nhiêu tai tiếng , thị phi trong đời !
Nhưng nàng tưởng vẫn sáng ngời
Toan đem tiếng hát , lời ca về ...nhà !
Sài gòn nàng chẳng muốn ca,
Muốn ra Hà nội, đảng ta đang chờ
Đảng đang toan tính mập mờ
Còn nàng chỉ biết hốt to chuyến này!
Nghĩ nàng mặt cũng thật dày !
Hoàng Hạc
'Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn'
ReplyDeleteVậy là ngày 30/4 năm thứ 39 đã trôi qua và cũng như vài năm trở lại đây, Sài Gòn vào những ngày này lại chứng kiến những đợt “di tản” rầm rộ ra khỏi thành phố!
Nhưng khác với thập niên 80, 90 thế kỷ trước, họ không đi xuống tàu vượt biển mà thay vào đó là những chuyến xe đò, phi cơ tấp nập. Người Sài Gòn giờ “di tản” cho những chuyến đi chơi xa cùng gia đình và bạn bè trong dịp lễ này.
30/4, đơn giản là dịp nghỉ lễ để “trốn chạy” khỏi thành phố xô bồ như tôi và thế hệ cùng lứa đang làm mà thôi.
Có lẽ TPP vẫn còn trong vòng thương thảo nên trên TV năm nay “trầm lắng” những biểu ngữ “Mỹ cút, Ngụy nhào” hay những đoạn phim tài liệu “giải phóng miền Nam” như mọi khi (hài hước là ở Trà Vinh, người ta còn dùng hình ảnh xe tăng.. Mỹ húc đổ dinh Độc Lập thay vì T30). Cũng phải thôi, phần thì thương thuyết chưa xong, phần thì cần phải tìm những yếu tố mới trong thời đại này.
Và người ta đã ồn ào về hai sự kiện: chuyến đi Trường Sa, thăm nghĩa trang quân lực Việt Nam Cộng hòa và sự trở về của ca sỹ Khánh Ly.
Xin không bàn về chuyến thăm Trường Sa, trong bài viết này, tôi – một người trẻ thế hệ 8x trong nước (1986) xin mạn phép đóng góp ý kiến về sự trở về của ca sĩ Khánh Ly (mà xin được phép gọi bằng Cô) – một tượng đài, một tiếng hát đã thôi thúc biết bao thế hệ…
Một cõi đi về
Nhớ một đêm tối cách đây hơn 10 năm, một thằng thanh niên 17 tuổi mở đĩa nhạc "Khánh Ly - Một cõi đi về" để tập tành nghe nhạc xưa, nhạc Vàng. Nói "tập tành" vì ở cái tuổi ấy làm sao mà chiêm nghiệm được "trên hai vai ta, đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm, một cõi đi về" được!
Ở trong cái độ tuổi đó, để chứng minh là người trưởng thành thì ngoài rượu bia, thuốc lá, bài bạc, bồ bịch trai gái thì chọn nghe nhạc Vàng, nhạc Trịnh - với tôi, cũng là một cách chứng tỏ. Rồi từ đó, đi vào "tâm" lúc nào không hay.
Giọng hát Khánh Ly đến với tôi như thế, dù không hiểu hết "nội hàm" của lời nhạc nhưng chất giọng khàn đặc biệt của cô đã thấm đượm và đưa tôi đi hết đĩa nhạc rất "ngọt".
Từ đó, với tôi nhạc Trịnh chỉ có Cô hát thôi chứ không ai khác được, nhất là những bài nhạc liên quan đến cuộc chiến (cảm giác rùng mình khi nhìn và nghe Khánh Ly "hát cho người nằm xuống" hay là "Gia tài của mẹ, để lại cho con. Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn"). Sau này, khi nghe trên YouTube thì lại càng da diết với cô trong “Một chút quà cho quê hương”, “Kinh Khổ” hay “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”….
Chất giọng khàn ấy là niềm thôi thúc tôi tìm hiểu về âm nhạc và xã hội của giai đoạn "20 năm nội chiến từng ngày"
Giờ Cô về hát lại trên quê hương, không ở Sài Gòn - nơi nuôi dưỡng giọng ca Cô trưởng thành mà là ở Hà Nội! Cuộc trở về được quá nhiều sự mong đợi, nói như nhạc sỹ Tuấn Khanh là "giữa bãi hoang, ngó về đền đài" trong một bài viết rất hay của ông.
Nhưng nếu được nói, tôi vẫn giữ riêng cho mình mộ ý kiến là cô đừng về.
Vì Khánh Ly là một trong những tinh túy của một thời đã qua, Cô đại diện cho một xã hội mà qua tài liệu, lớp hậu bối như chúng tôi thường nói đến với một sự tiếc nuối và ao ước – “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”!
Cô chọn Hà Nội – nơi cô sinh ra, chắc là bùi ngùi và xúc động lắm. Và chắc hẳn trong hàng ghế hôm 9/5 tới sẽ có những quan chức ngồi nghe Cô hát và tôi cầu mong họ hãy xem lại trong 20 năm có một chế độ tạo ra một Khánh Ly lay động rất nhiều thế hệ thì sao 39 năm qua, thể chế thống nhất lại cứ phải ngóng trông giọng ca đã 70 tuổi trở về.
Chỉ mong là cuộc trở về của cô thành công tốt đẹp và ai đó đừng "lợi dụng" dịp này để nói về hòa giải với giọng điệu của kẻ bề trên.
Cuối cùng, tôi cũng nghĩ đó là ao ước của biết bao nhiêu người (và kể cả Cô nữa chăng?) là ở ngay trung tâm hội nghị Quốc Gia, Khánh Ly sẽ cất giọng:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”
Vâng, “Gia tài của mẹ là nước Việt buồn” vẫn còn đúng như thời điêu linh, Cô Khánh Ly ạ!
Nguyễn Lộc