Thursday, May 1, 2014

Tự do truyền thông trên thế giới ở mức thấp nhất từ 10 năm nay

image
Bản đồ về Tự do báo chí năm 2014 của Freedom House.

Mặc dù con số những phương cách đưa tin tức và thông tin mở rộng chưa từng có, một phúc trình mới nói rằng việc đàn áp tự do truyền thông trên toàn thế giới vẫn chưa thấy giảm bớt. Phúc trình về Tự do Báo chí năm 2014 nói tự do báo chí toàn cầu đã “xuống tới mức thấp nhất trong một thập niên qua,” với những bước thụt lùi nghiêm trọng tại những nơi đã có nhiều tiến bộ chỉ cách đây vài năm. Thông tín viên Đài VOA Jeff Seldin ghi nhận thêm chi tiết về những nơi mà cuộc tranh đấu cho tự do truyền thông đã giảm sút trong những thời điểm khó khăn và về ý nghĩa của sự kiện này đối với một công chúng khao khát thông tin.

Gần như ở khắp nơi, chỉ riêng việc có được thông tin không thôi cũng đang trở thành ngày càng khó khăn hơn…Tổ chức Freedom House, một tổ chức bất vụ lợi tranh đấu cho dân chủ nói tự do truyền thông đang xuống dốc trên toàn thế giới.

“Chúng ta thấy những nỗ lực kiểm soát hay thao túng nội dung, do đó là hiện tượng gia tăng việc sử dụng tuyên truyền, tìm cách gây ảnh hưởng trước đến nội dung biên tập. Điều nữa chúng ta cũng chứng kiến là việc đàn áp và sách nhiễu những người viết blog và những người sử dụng những phương tiện này để phổ biến thông tin.”


image
Đó là nhận định của bà Karin Karlekar, giám đốc dự án của Tổ chức Freedom House. Bà cho biết tự do truyền thông bị xói mòn tới mức độ là trong năm 2013 chỉ có 1 trong 6 người trên thế giới tiếp cận được với Truyền thông Tự do.

Bà nói tiếp là tại nhiều khu vực tự do truyền thông xuống dốc, chính phủ không chỉ hành động một mình.

“Có những thay đổi về quyền sở hữu tại một số cơ quan truyền thông chính. Và rồi chúng ta chứng kiến những thay đổi trong luận điệu của những bài xã luận, chúng ta thấy áp lực đè nặng lên các nhà báo.”

Bắc Triều Tiên được xếp hạng tệ nhất trong số 197 quốc gia và vùng lãnh thổ được Freedom House xếp hạng. Iran cũng đứng gần chót dù có cải thiện đôi chút trong cuộc bầu cử Tổng thống, và Syria cũng thế, nơi nhiều nhà báo bị giết và bắt cóc.

Trung Đông nói chung cũng chứng kiến sự kiện tự do báo chí xuống dốc tệ hại nhất, dẫn đầu là Ai Cập, nơi chính phủ được quân đội hậu thuẫn đàn áp mạnh mẽ, nhắm vào các nhà báo và đưa họ ra tòa xét xử.

image 
Chỉ có 2% dân số trong vùng được hưởng Truyền thông Tự do, 14% chỉ tiếp cận được truyền thông tự do một phần; 84% sống trong những quốc gia truyền thông "Không Tự do".

Tuy nhiên không nơi nào thành tích lại tệ hại hơn vùng Âu Á, nơi ở Nga các nhà báo bị cầm tù và đánh đập, một số chết vì thương tích.…trong khi đó tại Ukraine, các nhà báo biểu tình vì các đồng nghiệp bị tấn công tàn bạo, một số xảy ra trong những cuộc biểu tình được gọi là Euromaidan.

Theo Freedom House, không có một người nào tại vùng Âu Á-bên ngoài Tây Âu-sống trong một quốc gia với tự do truyền thông; 3% dân số trong vùng có được tiếp cận tự do truyền thông một phần, trong khi 97% sống tại những quốc gia được xếp hạng “Không Tự do”.

Tại Châu Mỹ La Tinh. tự do truyền thông xuống dến mức thấp nhất trong vòng 5 năm…đứng đầu là Venezuela, nơi chính phủ đàn áp những nhà báo tường trình về những cuộc biểu tình chống chính phủ.

image
Freedom House nói chỉ có 2% người Châu Mỹ La Tinh sống tại những nước có “Tự do truyền thông”, 67% tại những quốc gia chỉ có tự do  truyền thông một phần, và 31% sống tại những nước “Không Tự do”.

Ngay tại một số nước có lịch sử tự do truyền thông cũng chứng kiến các quyền tự do bị xói mòn, kể cả Hoa Kỳ- Freedom House nêu ra những nỗ lực của chính phủ sách nhiễu những nhà báo, đặc biệt là những người tường trình về những vấn đề an ninh quốc gia.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ theo đuổi một phóng viên của báo New York Times để có được những nguồn tin bí mật của ông này và chính phủ lấy danh sách những cú gọi điện thoại của các nhà báo làm việc cho Thông tấn xã AP.

Bà Kelly McBride thuộc Viện Poynter cho rằng đây là một khuynh hướng đáng lo ngại.

image 
Bà nói với Đài VOA: “Các độc giả, khán thính giả sẽ dễ dàng bị lừa gạt và bối rối nhiều hơn về sự thật. Và chúng ta đã thấy hiện tượng này.”

Bà McBride nói hậu quả là môi trường truyền thông đặt áp lực lên khán thính giả để họ tự quyết định điều gì thực sự hợp pháp.


image

Công nhân khắp thế giới tuần hành nhân ngày Quốc t...
Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ
Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"
So sánh 10 năm: Vận động & Không vận động
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị b...
Phạm Duy và 10 bài tục ca
Dân phải trả trăm loại lệ phí
Sưng ruột dư_ Appendicitis
Bốn cuộc triệt thoái lịch sử của QLVNCH
Trận chiến Nhã Thuyên
Nhập vai vô gia cư , Richard Gere được " bố thí " ...
Châu Nhuận Phát: tặng 99% gia tài cho người nghèo
Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành trung tâm sản ...
Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật
Tại sao Nga lại bán ‘miếng đất vàng’ Alaska cho Mỹ...
Vatican phong Thánh hai cố Giáo hoàng
Hai vị giáo hoàng lên hàng Thánh
Weerapong Chaipuck: Sapa tuyệt đẹp
Tuổi dễ phạm tội nhất
Lời vàng ý ngọc của lãnh tụ Kim
Xuân Lộc: một chiến thắng ngắn ngủi
Văn hóa từ chức
Phim tài liệu hoạt họa độc đáo: 'Tôi là người tỵ n...
Trung Quốc chỉ là voi ăn cỏ
Phân tách hình ảnh một Phishing Email
Thần đồng Y Khoa gốc Việt
Ưu việt của giáo dục miền Nam
Người Uyghur từ đâu đến?
Sức mạnh của dông bão
Một phụ nữ Việt suýt bị nhóm giả IRS lừa đảo
Bộ GD và cú lật kèo 34 ngàn tỷ, dân té ngửa!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.