Thế
nào là một nền báo chí tự do và độc lập?
Một
nền báo chí tự do và độc lập thực sự là thành tố quan trọng của một xã hội tự
do. Sẽ không có xã hội tự do nếu báo chí chưa độc lập khỏi chính quyền.
Luật
lệ về báo chí giúp thiết đặt những quy tắc bảo đảm sự tự do và độc lập đó, chứ
không phải là phương tiện để chính quyền kiểm soát và áp đặt quan điểm của mình
về nội dung thông tin, cũng như cách thức đưa tin và bình luận các sự kiện kinh
tế, chính trị và xã hội.
Thông
tin cung cấp cho công chúng không phải là những sản phẩm đã được nhào nặn và
định hướng cách hiểu từ bất cứ ai và thế lực nào. Tất nhiên không tránh được sự
thiên vị và suy nghĩ chủ quan của người cầm bút và chủ bút một tờ báo khi xử lý
và đưa tin.
Vai
trò của luật lệ về báo chí do vậy là thiết lập một hệ thống quy tắc đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân
và tổ chức trong xã hội.
Đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo không đồng nghĩa với trách nhiệm đưa tin theo ý chí
của chính quyền hoặc quan chức. Một khi tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, nhà báo
không phải sợ hãi khi thông tin mình đã đưa trái với “định hướng” hoặc đụng
chạm đến cơ quan công quyền dù ở cấp nào, bởi lẽ vai trò mặc nhiên của báo chí
là đưa tin và chính quyền phải tôn trọng điều đó.
Sự
thật là tiêu chí tối thượng của một nền báo chí tự do và độc lập cho dù nhà báo
và tờ báo phải trả giá thế nào để bảo vệ sự thật mà mình biết.
Nhà
báo phải xác minh sự thật và đưa tin về điều đó. Báo chí không bao giờ được
phép đưa tin sai sự thật khi biết rõ đâu là sự thật. Đấy chính là trách nhiệm
quan trọng nhất của báo giới.
Vậy,
với quan niệm phổ biến như vậy, liệu Việt Nam thực sự có tự do báo chí? Hỏi
tức là trả lời.
"Sự
thật là tiêu chí tối thượng của một nền báo chí tự do và độc lập cho dù nhà báo
và tờ báo phải trả giá thế nào để bảo vệ sự thật mà mình biết"
Ai
giám sát báo chí?
Khác
với cách hiểu lâu nay ở Việt Nam ,
việc giám sát báo chí không phải của chính quyền, mà của chính báo giới và độc
giả.
Như
đã nói trên, nhà báo phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp được ấn định
bởi luật pháp và quy tắc riêng của một tờ báo.
Có
thể nói, đạo đức nghề nghiệp là cơ chế giám sát tối cao hoạt động báo chí. Cũng
như nghề luật sư, những quy tắc đạo đức nghề nghiệp chủ yếu giúp giải quyết vấn
đề xung đột lợi ích tài chính hay các phân tranh lợi ích khác. Mọi thiên vị
dưới áp lực của tiền bạc hay quyền lực đều bị cấm đoán.
Ngoài
ra, độc giả sẽ dựa vào tiêu chí sự thật để đặt lòng tin vào một tờ báo, qua đó
giám sát cách thức đưa tin và bình luận các sự kiện kinh tế, chính trị và xã
hội của tờ báo.
Bình
luận sự kiện có thể thế này thế kia, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của
nhà báo, nhưng cố tình bỏ sót, bịa đặt hoặc bóp méo sự kiện thực tế sẽ bị độc
giả xét đoán nghiêm khắc.
Sự
tự do và độc lập của báo chí không cho phép bất kỳ sự kiểm duyệt vô lý nào từ
phía chính quyền dù dưới danh nghĩa thiết lập và duy trì ổn định trật tự xã
hội. Mọi sự ngụy biện nhằm áp đặt sự kiểm soát tùy tiện như vậy trên thực tế sẽ
thủ tiêu một nền báo chí tự do và độc lập như có thể thấy ở những thể chế độc
tài và toàn trị.
Chính
quyền thường lập luận rằng báo chí không bao giờ được phép đặt mình cao hơn
pháp luật.
Có
vẻ đúng, nhưng đó là “pháp luật” gì? Xin thưa, đó là loại “pháp luật” được đặt
ra theo hướng che đậy và cho phép sự can thiệp của nhà cầm quyền vào hoạt động
báo chí.
Tất
nhiên, mỗi nước có quy tắc pháp lý và đạo đức khác nhau, song điều đó không có
nghĩa rằng nhà cầm quyền tại một nước có quyền phớt lờ những chuẩn mực văn minh
chung được toàn thế giới công nhận để biện minh cho sự kiểm duyệt báo chí một
cách võ đoán của mình nhân danh luật pháp và trật tự công.
Giáo
sư Jane Kirtley (người Mỹ) đã viết: “Một nền báo chí tự do cũng có thể có khiếm
khuyết và đôi khi không đáp ứng được hết những gì người ta kỳ vọng về nó."
"Nhưng
những nền dân chủ đang phát triển khắp thế giới vẫn hàng ngày chứng tỏ rằng họ
có đủ dũng khí và tự tin để chọn sự hiểu biết hơn là ngu dốt, chọn sự thật hơn
là những thông tin tuyên truyền, bằng cách chấp nhận và áp dụng lý tưởng về báo
chí tự do."
"Sống
với tự do báo chí không dễ. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ không thể sống nếu không
có điều đó.”
Luật
pháp quốc tế và quốc gia về tự do ngôn luận và tự do báo chí
Nền
tảng của một nền báo chí tự do và độc lập là quyền tự do ngôn luận của công dân.
Quyền
tự do ngôn luận là một quyền hiển nhiên của những ai có tư cách làm người, được
hiến pháp quốc gia công nhận và ghi nhận, chứ không phải được ban phát.
Khác
với Việt Nam ,
luật pháp các nước dân chủ nghiêm cấm quốc hội hay chính quyền thông qua các
đạo luật hay đặt ra các quy định hạn chế hoặc vi phạm tự do ngôn luận và tự do
báo chí, dù dưới hình thức công nhiên hay ngụy trang nào.
Tuyên
ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 đã khẳng
định như sau tại Điều 19: “Mọi người đều có quyền tự
do có chính kiến và tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do giữ các quan điểm
mà không bị can thiệp, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin và ý
tưởng thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không bị giới hạn.”
Điều
10 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền ghi nhận: “Mọi người đều có quyền tự
do ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền tự do được giữ các quan điểm, tiếp nhận
và chia sẻ thông tin mà không bị can thiệp bởi chính quyền và không bị giới
hạn. […]”
Ngoài
ra, Công ước Châu Âu về Nhân quyền còn nêu rõ: “Việc thực hiện các quyền tự do
này, do chúng bao hàm cả quyền lợi và nghĩa vụ, có thể phải chịu sự chi phối
của các thủ tục, điều kiện, hạn chế hoặc hình phạt do luật pháp quy định và là
điều cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ, hay an toàn xã hội, nhằm ngăn ngừa tội phạm, mất trật tự xã hội, nhằm
bảo vệ sức khỏe, tinh thần, bảo vệ thanh danh hay quyền của những người khác,
nhằm ngăn ngừa việc phát tán thông tin mật, bảo đảm thẩm quyền và tính không
thiên vị của ngành tư pháp.”
Như
vậy, luật pháp quốc tế bảo đảm quyền tự do ngôn luận dù cũng thừa nhận một số
cơ sở pháp lý để nhà nước hạn chế tự do ngôn luận nhằm bảo vệ các lợi ích xã
hội và cá nhân chính đáng.
Nhiều
công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế khác đều công nhận tương tự về quyền tự
do ngôn luận, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Dù có
thể khác nhau về ngôn ngữ cụ thể song tất cả đều thừa nhận tự do ngôn luận là
quyền cơ bản của con người.
Hiến
pháp của các quốc gia cũng công nhận quyền tự do ngôn luận.
Chẳng
hạn, Điều 25 của Hiến pháp Vương quốc Bỉ năm 1831 ghi rõ: “Báo chí được tự do;
không bao giờ được thiết lập sự kiểm duyệt nào; không được yêu cầu an ninh từ
các tác giả, các nhà xuất bản và các nhà in. Khi tác giả của một tác phẩm báo
chí được biết rõ và đang cư trú ở Bỉ, không được truy tố nhà xuất bản, nhà in
hay nhà phát hành.”
Luật
pháp quốc tế và quốc gia về tự do thông tin
Bên
cạnh tự do ngôn luận, các công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế cũng công nhận
tự do thông tin như là quyền cơ bản của con người. Tự do thông tin là quyền hợp
hiến tại khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Tất nhiên, tại nhiều nước, đặc biệt
là Việt Nam ,
các nhà báo vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền tự do thông tin của
mình.
Luật
Báo chí Thụy Điển năm 1766 được xem là bộ luật đầu tiên về tự do thông tin.
Nhiều nền dân chủ đang phát triển ở Đông Âu và Mỹ châu La Tinh cũng đưa quyền
tự do thông tin vào hiến pháp của mình.
Cũng
như ở hầu hết các nước trên thế giới, tại Mỹ mọi công dân đều có thể yêu cầu
tiếp cận thông tin theo Đạo luật Tự do Thông tin năm 1966, theo đó mọi người
trên thế giới đều có quyền truy cập thông tin tại Mỹ theo luật pháp Mỹ, mà
không cần phải là công dân Mỹ hay thường trú nhân ở Mỹ.
Tất
nhiên, dù công nhận quyền tự do thông tin, luật về tự do thông tin tại các quốc
gia đều ấn định các trường hợp ngoại lệ, theo đó một số loại thông tin mật
không thể công bố rộng rãi. Chẳng hạn, những thông tin liên quan đến đời sống
riêng tư của người khác thuộc loại mật mà báo chí phải tôn trọng.
Luật
pháp Việt Nam
về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin
Hiến
pháp Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 25 rằng: “Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Tuy
nhiên, hành xử thực tế của chính quyền thường lệch lạc so với những tuyên bố
hoa mỹ.
Nhà
nước Việt Nam
thường bào chữa cho việc áp dụng những nguyên tắc quốc tế theo cách riêng của
mình nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Tuy
vẫn dẫn chiếu những điều khoản trong các công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế
khác mà Việt Nam
tham gia ký kết, nhưng họ luôn tìm cách giải thích theo ý riêng và tự đặt ra
những quy định hạn chế và tước đoạt các quyền của người dân theo những điều ước
quốc tế đó.
Quả
thật, câu cuối của Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (ghi rằng “việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”) là minh chứng cho cách sử dụng những
quy định luật pháp, dưới hiến pháp, để hạn chế và tước đoạt quyền tự do ngôn
luận của công dân.
Blogger
Phạm Viết Đào hôm 19/3 đã bị tuyên án tù 15 tháng với tội danh chống
phá nhà nước
Tệ
hại hơn, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, đặc biệt là các Điều 88 (quy định về “Tội
tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam”), Điều 258 (quy định
“Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân”), Điều 263 (quy định về “Tội cố ý làm lộ bí
mật Nhà nước”) và Điều 264 (quy định về “Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước”), từ
nhiều năm nay được sử dụng làm công cụ pháp lý để chính quyền bắt giam những ai
công khai thực thi quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách đưa và bình luận
các tin tức mà chính quyền không muốn công chúng biết.
Mặt
khác, luật tiếp cận thông tin vẫn chưa có nên dự án luật đang được Bộ Tư pháp
chủ trì soạn thảo và có thể được trình vào năm 2016.
Tuy
nhiên, một văn kiện pháp quy là Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 được
Chính phủ ban hành năm vừa rồi đã bị chỉ trích kịch liệt bởi dư luận trong và
ngoài nước, bởi đó là văn kiện pháp lý đầu tiên công khai ấn định những rào cản
đối với quyền trao đổi và tiếp cận thông tin của mọi thành phần trong xã hội.
Kết
luận
Bài
xã luận mang tựa đề “Điều trần … một phía, làm sao khách quan?” đăng trên báo
Quân đội Nhân dân Online số Chủ nhật, ngày 27/04/2014, có đoạn viết: “Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục khẳng định, mở rộng
hơn quyền tự do báo chí. Xét cả về số lượng và chất lượng, Việt Nam đang có một
nền báo chí phát triển và thực hiện tốt tự do báo chí.”
Quả
thật, các bản hiến pháp Việt Nam
trải qua các thời kỳ đều ghi nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Tuy
nhiên, điều đó chỉ có ý nghĩa nếu nhà cầm quyền thực tâm tôn trọng quyền hiến
định này mà không cố tình tạo ra những giới hạn về phương diện pháp lý nhân
danh “an ninh quốc gia” (mà kỳ thực là an ninh của đảng cầm quyền).
Số
lượng tờ báo trên cả nước hoàn toàn không có giá trị gì khi tất cả đều chỉ đưa
tìn theo định hướng của chính quyền.
Biện
minh về tự do báo chí nếu chỉ dựa trên số lượng và chất lượng các tờ báo, thì
đơn thuần là sự ngụy biện không hơn không kém. Vấn đề chính của quyền tự do
ngôn luận là người dân có được tự do “mở miệng” mà không bị bộ máy công an quấy
nhiễu hay không mà thôi.
LS
Lê Công Định
Apr
22, 2014
Thông
báo từ văn phòng của hai dân biểu California, các bà Loretta Sanchez và Zoe
Lofgren cho biết "buổi điều trần Quốc hội về tự do thông tin tại Việt Nam
nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới" sẽ diễn ra tại Cannon House ...
Dec
19, 2013
Tâm
thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng. image. Nhà báo Phạm Chí Dũng, cây bút
bình luận sắc bén đồng thời là tiến sĩ kinh tế, hôm nay 05/11/2013 vừa viết lá
tâm thư chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam .
Apr
29, 2014
Nhân
ngày Báo Chí Thế Giới 2014, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans
Frontières), trụ sở đặt tại Paris vừa công bố danh trên, để cám ơn và vinh
danh, không những 100 người nói trên, nhưng tất cả các ...
17
hours ago
Mặc
dù con số những phương cách đưa tin tức và thông tin mở rộng chưa từng có, một
phúc trình mới nói rằng việc đàn áp tự do truyền thông trên toàn thế giới vẫn
chưa thấy giảm bớt. Phúc trình về Tự do Báo chí năm 2014 ...
Nov
18, 2013
Nhà
chức trách Trung Quốc không cấp thêm visa báo chí mới cho phóng viên Bloomberg
kể từ đó. image. Hệ quả của sự trừng phạt này dường như dễ thấy, Vào đầu tháng
11, nhiều hãng tin tức, bao gồm cả Ban tiếng Trung ...
Mar
20, 2013
Tờ
Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc
tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua
24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 ...
Jul
03, 2013
Đọc
nhận định ấy, thấy hơi là lạ, tôi vào Google, thử gõ mấy chữ “chính phủ sợ báo
chí” (hoặc “nhà báo”) (government fears journalist/journalism), tôi thấy hiện
lên, trong phần kết quả, toàn những chuyện ngược lại: nhà báo ...
Aug
13, 2013
Nghị
định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet không chỉ gây tranh cãi
tại Việt Nam
mà còn thu hút sự chú ý của báo giới nước ngoài. BBC Việt Ngữ điểm một vài bài
báo nước ngoài bình luận về Nghị định này.
Aug
20, 2013
Nỗi
hổ thẹn của báo chí nhà nước. image. Nỗi vui mừng khi Nguyễn Phương Uyên vừa
được ra khỏi trại giam Long An tối 16/08/2013. Vừa được trả tự do tại tòa phúc
thẩm ở Long An chiều nay 16/08 (giờ Việt Nam ), trong ...
Jul
25, 2012
LTS:
Thẩm phán Toà án di trú San Francisco trong bài nói chuyện tại St.Paul,
Minnesota, ngày 22 tháng 7, 2012 nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người
Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại ...
Aug
28, 2013
Tờ
Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc
tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua
24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 ...
Dec
12, 2013
Môi
trường chính trị trong nước đang ngày càng khá lên thông qua biên độ được cho
là tự do hơn, thông thoáng hơn về các chủ đề chính trị, nhạy cảm mà các
bloggers và giới báo chí lề dân đang được thể hiện, bày tỏ hiện ...
May
03, 2012
Tự
do báo chí thường được coi như thiết yếu cho các xã hội lành mạnh và sinh động.
Nhưng giữa lúc sự khao khát thông tin không bị hạn chế gia tăng trên toàn cầu,
một số chính phủ đang làm bất cứ điều gì làm được để ...
Bảy trăm báo đảng , loa , đài
ReplyDeleteToàn phường ăn hại , đảng nuôi mập mình
Dân đen có chuyện bất bình ?
Dân đành cam chịu , truyền thông ù lì !
Truyền thông bạo miệng chỉ khi
Từ ban tuyên huấn , trung ương nhảy vào
Dân đen có thét , có gào
“ ngoài luồng phủ sóng ”, lặng yên như tờ !
Việt Nam dân chủ giấc mơ
Truyền thông đại chúng là điều đầu tiên
Với nhiều cố gắng liên miên
Đem bao sự thật , tuyên truyền người dân
Người dân mở mắt ra dần
Bao giờ sáng tỏ , đảng ma tiêu đời !
Hay ho gì lũ bán trời
Không khao hà bá, không mời thiên lôi
Đảng ơi , cộng phỉ chết rồi !
Quyền dân làm chủ , Phải Về Người Dân !!!
Hoàng Hạc