Liệu
giàn khoan HD-981 có đủ làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Trung
Quốc?
Tôi
không tin.
Chắc
chắn sắp tới Việt Nam
sẽ có phản ứng cứng rắn trước hành động lấn chiếm ngang ngược của Trung Quốc.
Nhưng nhà cầm quyền tỉnh táo đủ để biết dừng lại ở một mức độ nào đó với hai
mục đích: Một, để bắn tiếng với Trung Quốc là họ sẽ không nhường nhịn được nữa;
và hai, để chứng tỏ với dân chúng là họ không bán nước hoặc hèn nhát. Mức độ
của sự “cứng rắn” đó sẽ là: Một, dùng các tàu hải cảnh, hải giám và ngư chính
thay cho tàu quân sự; hai, đánh nhau bằng ngôn ngữ: mức độ xa nhất là dọa kiện
Trung Quốc trước tòa án quốc tế.
Hơn
nữa, từ phía Trung Quốc, tôi vẫn không thấy có bất cứ lý do chính đáng nào để
họ gây chiến.
Gây
chiến, lợi ích duy nhất của Trung Quốc là thuộc về chính trị đối nội: hâm nóng
tinh thần dân tộc chủ nghĩa của dân chúng để củng cố quyền lực của đảng cầm
quyền, qua đó, chính quyền sẽ mạnh tay trấn áp tất cả những lực lượng hoặc mầm
mống đối kháng. Có điều, những sự đối kháng tại Trung Quốc chưa trầm trọng đủ
để Trung Quốc phải sử dụng đến chiến tranh bên ngoài.
Trong
khi đó, những thiệt hại thì vô kể.
Thứ
nhất, từ kinh nghiệm năm 1979, Trung Quốc không thể tự tin là kết thúc chiến
tranh một cách thắng lợi hay dễ dàng.
Thứ
hai, từ kinh nghiệm mấy ngàn năm chiến tranh với Việt Nam , Trung Quốc cũng thừa biết tính cách của
người Việt Nam :
đánh nhau đến cùng. Do đó, khi khai chiến với Việt Nam , họ biết cuộc chiến ấy sẽ khó
có ngày kết thúc.
Thứ
ba, chiến tranh chỉ làm cho nhà cầm quyền Việt Nam mạnh hơn: họ được sự ủng hộ của
toàn dân.
Thứ
tư, nó làm cho các quốc gia Đông Nam Á sợ hãi, từ đó, đoàn kết hơn, có thể hợp
thành một liên minh để chống Trung Quốc; và cũng nhờ đó, Mỹ có lý do để dấn sâu
vào khu vực: Một trong những kế hoạch họ có thể làm là xây dựng một tổ chức
tương tự với khối NATO ở châu Âu, một điều gần đây báo chí Tây phương rục rịch
bàn luận.
Thứ
năm, trong lúc dự án thành lập khối liên minh rộng lớn ấy chuẩn bị, một trong
những điều Mỹ và Việt Nam có thể làm nhanh được là đẩy mạnh quá trình hợp tác
quân sự để bảo vệ Biển Đông, nơi cả hai nước đều chia sẻ một số quyền lợi chung.
Thứ
sáu, việc gây chiến với Việt Nam
sẽ làm mất hình ảnh phát triển trong hòa bình mà Trung Quốc đã tốn bao nhiêu
tiền để xây dựng lâu nay. Mất hình ảnh ấy, Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ từ mọi
phía. Hiện nay, Trung Quốc đã khá giàu và mạnh, nhưng họ chưa giàu và mạnh đủ
để thách thức với cả thế giới. Trung Quốc vốn đã cô độc. Họ không thể tự mình
làm cho mình cô độc hơn. Điều đó không những ảnh hưởng đến chính trị mà còn có
tác hại cả trong lãnh vực kinh tế.
Cuối
cùng, thứ bảy, Trung Quốc có thể đạt được bất cứ thứ gì họ muốn từ chính quyền
Việt Nam .
Bằng đút lót. Bằng mua chuộc. Bằng hăm dọa. Bằng phá rối kinh tế. Vân vân. Họ
không cần phải đánh nhau.
Ở
trên là những phân tích có tính thuần lý. Trên thực tế, sẽ có hai vấn đề:
Thứ
nhất, khi đã quyết định đối đầu, dù chỉ bằng các loại tàu hải cảnh, hải giám và
ngư chính, không ai có thể biết chắc diễn tiến sẽ đi đến đâu. Chỉ cần vài phát
súng, vài người chết và vài người không kiềm chế được sự tức giận, chiến tranh
có thể sẽ nổ lớn bất cứ lúc nào.
Thứ
hai, trong lúc chưa chính thức đánh nhau, một trong các chiến thuật có lẽ sẽ
được Việt Nam sử dụng là kéo dài vụ tranh chấp càng lâu càng tốt, chủ yếu để
thu hút sự chú ý của quốc tế, đồng thời để dễ kêu gọi sự hậu thuẫn của thế
giới. Tuy nhiên, như vậy lại đẩy Trung Quốc vào thế không thể nhượng bộ: Rút
giàn khoan về nước sẽ bị xem là thua cuộc. Với Trung Quốc, sĩ diện là một vấn
đề rất lớn. Chắc chắn họ sẽ đòi Việt Nam trả một giá nào đó. Bằng một sự
nhân nhượng nào đó, chẳng hạn.
Không
chừng sẽ nhân nhượng bằng cách để mặc cho giàn khoan của Trung Quốc hoạt động
nhưng với điều kiện: Nhích ra xa một tí. Ví dụ: một cây số!
Như
vậy cả hai bên cùng thắng.
Chỉ
có dân tộc Việt Nam
là thua.
Nguyễn Hưng Quốc
May
05, 2014
Giàn
khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho
toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược ...
3
hours ago
Ngày
03/5/2014, trang mạng của Cục Hải sự TQ đăng thông tin cảnh báo hàng hải số
14033, thông báo: Từ ngày 02/5 - 15/8/2014, giàn khoan HD981 sẽ tiến hành khoan
thăm dò trong vùng biển có bán kính 01 hải lý tính từ ...
7
hours ago
Chính
phủ Việt Nam nói tàu Trung Quốc "chủ động đâm vào tàu Việt Nam" trong
lúc đối đầu quanh việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam.
Tại cuộc họp báo quốc tế chiều 7/5, Bộ Ngoại giao Việt ...
Nguyễn Văn Tuấn
ReplyDeleteThế là chuyện nhiều người tiên đoán đã đến: Chính quyền Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là một sự xâm lăng trắng trợn. Không còn từ nào khác hơn là “xâm lược”. Đáng lí ra phía VN phải phản đối theo tinh thần đó, nhưng đọc bản phát biểu của Bộ Ngoại giao VN tôi cứ tức anh ách và cảm thấy rất khó chịu. Có khi chính thái độ này làm cho Tàu càng ngày càng lấn tới và với tình trạng này VN sẽ dần dần mất chủ quyền.
Phát biểu của Bộ Ngoại giao Việt Nam đọc lên cứ như là họ lấy một bản tuyên bố đã có sẵn từ lâu ra dùng. Thật vậy, như thường lệ, phía VN phản đối cho có lệ với những từ ngữ cứ như là … đọc kinh. Vẫn những từ ngữ cũ mèm (“có đầy đủ bằng chứng lịch sử”), vẫn cách nói chung chung (“bất hợp pháp và vô giá trị”), và vẫn cương một cách yếu ớt (“kiên quyết phản đối”), và không dám gọi tên kẻ thù:
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối."
Cái câu này hình như có sẳn trong tủ, lâu lâu lấy ra dùng cho mọi trường hợp. Chính tính “đa năng” này làm cho lời phản đối của VN rất hài hước. Tại sao gọi chung là “nước ngoài” trong khi kẻ thù ngay trước mắt mình là Tàu – China? Kẻ thù đem giàn khoan vào khai thác vùng biển của mình, thì sao gọi là “vô giá trị” được chứ? Phải gọi là xâm lăng – invasion. Sao chỉ có “phản đối”, tại sao không “Yêu cầu rút dàn khoan ra khỏi lãnh hải của Việt Nam lật tức”? Càng nhũn nhặn thì chúng càng làm tới và càng khinh.
Điều đáng nói là trong khi Trung Quốc chuẩn bị xâm lăng lãnh hải của ta qua giàn khoan thì không biết các lực lượng bảo vệ Việt Nam đã làm gì. Chắc chắn khi họ kéo giàn khoan đến VN họ cũng tốn khá nhiều thì giờ. Với vệ tinh, GIS, tàu ngầm, tàu nổi, máy bay, v.v... chắc chắn VN đã biết trước động thái của Tàu. Nhưng biết rồi để làm gì thì chúng ta không biết. Có báo cáo lên trên không? Chắc là có. Nhưng nếu vậy thì tại sao các lãnh đạo VN không lên tiếng?
Điều lạ lùng là cho đến nay vẫn chưa có một trong tứ trụ lên tiếng. Ngay cả bộ trưởng ngoại giao cũng im lặng, chỉ để cho một anh chàng trẻ măng và nhẵn nhụi đứng ra đọc bản lên tiếng! Ông Nguyễn Khắc Mai, một cựu quan chức cao cấp, cũng đặt vấn đề và cho rằng việc lãnh đạo cao cấp nhất không lên tiếng trước sự xâm lược của Tàu, ông cảm “rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến. Như thế tấm lòng của anh với dân, với đất nước là thế nào, anh sợ cái gì và tại sao anh không dám lên tiếng để phát động sức mạnh của nhân dân bảo vệ đất nước?”
Chính cách ứng phó như thế làm cho Tàu càng lấn tới. Ông Vũ Cao Phan, một quan chức trong Hội hữu nghị VN-TQ nói chí lí “Tại sao Trung Quốc có hành động như thế? Thì họ có ý đồ của họ nhưng cũng xuất phát từ cách hành xử của chúng ta. Chúng ta ứng xử mà không để cho người ta phải nể trọng, cách ứng xử của chúng ta không đến nơi. Tôi không muốn chúng ta phải tỏ ra một cách cực đoan về vấn đề Trung Quốc nhưng phải làm sao cho Trung Quốc thấy rằng không thể trong quan hệ với Việt Nam mà hôm nay nói thế này mai lại làm thế khác được.”
Trước sự xâm lược của kẻ thù, chỉ có người dân mới bảo vệ đất nước thôi. Các quan chức nói đến việc vận động dân chúng đứng lên phản đối Trung Quốc. Nhưng với sự nhũn nhặn của phía chính phủ VN, và trong bối cảnh những vụ bắt bớ giam cầm người bất đồng chính kiến, tôi nghĩ việc huy động được sức mạnh và sự đồng lòng của người dân là một thách thức khó vượt qua.
Tin Nhanh 02: Hà Nội – Sài Gòn thông tin liên tục. Nội bộ chính quyền không đồng nhất
ReplyDelete08/05/2014
Ngay sau khi thăm dò việc tổ chức mít-tinh vào ngày chủ nhật 11-5 này, nhằm thị uy với Trung Quốc, nội bộ của chính quyền Hà Nội đang vấp nhiều bài toán không thể giải được: liệu những nhóm, tổ chức phản kháng lâu nay có được thế của người dân ủng hộ, biến cuộc biểu tình vào chiều hướng nhiều bất lợi cho chính quyền hay không?
Một sĩ quan cấp cao ở Hà Nội cho biết, cuộc biểu tình dự kiến này, nằm trong kịch bản phản ứng nhanh, nhằm chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Vì theo dự đoán, sau khi cuộc họp báo ngày 7/5 phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi biển Việt Nam, chắc rằng truyền thông cựu hữu của Trung Quốc sẽ kích động một cuộc biểu tình lớn để chống Việt Nam. Thế nhưng để tổ chức mít-tinh đáp trả, mọi thứ không phải dễ kiểm soát.
Đã có tin công an ở hai thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội đang chựng lại với quyết định này. Thậm chí, cũng có tin rằng Hà Nội sẽ được biểu tình trong kiểm soát và trà trộn, nhưng Sài Gòn thì sẽ bị kềm chặt.
Cũng trong ngày 7/5, giới trẻ yêu nước, nhân sĩ, các tổ chức dân sự xã hội… đã liên lạc cấp tập với nhau để hình thành bản tuyên bố chung thật nhanh, nhằm không bị đánh lẫn với các chương trình mít-tinh vận động của chính quyền nếu có. Bản tuyên bố này cũng nhấn mạnh việc chính quyền CSVN cần làm rõ thái độ với dân tộc và tổ quốc, hơn là lạm dụng sức mạnh của nhân dân trong giai đoạn cùng cực này của họ.
Trong khi nhiều nơi rất nhanh nhạy phản ứng, thì một vài tổ chức và cá nhân ở Sài Gòn lại khá thận trọng và dè dặt. Được biết ông Huỳnh Tấn Mẫm sau khi được gợi ý của một vài nhân sĩ, cũng đã tính đến việc kêu gọi một cuộc biểu tình yêu nước, ông Mẫm gửi đơn xin phép biểu tình ở Ủy ban Nhân Dân TP Sài Gòn. Cho đến khuya ngày 7/5, khi bản tuyên bố chung của 20 tổ chức đã công bố khắp nơi, thì đơn của ông Huỳnh Tấn Mẫm vẫn chưa được xem qua.
Một nhóm nhân sĩ khác xin chưa tiết lộ tên, cho biết Chủ nhật 11/5, họ sẽ tổ chức ký tên bằng máu. Công việc đang giữ kín vì sợ công an ngăn cản.
Về mặt chính quyền, tin hành lang cho biết điều quan trọng là hiện nay, không có ai trong Bộ Chính trị CSVN là người dám đưa ra những quyết định chính thức chính danh lúc này. Mọi thứ đều đùn đẩy cho nhau. Đó là lý do vì sao mà 3 ngày của sự kiện, không có bất kỳ một nhân vật quan trọng nào trong bộ tứ của chính quyền Việt Nam xuất hiện trên truyền thông nói về sự kiện Trung Quốc mở màn cuộc xâm lược mới.
Được biết TBT Trọng cũng đã gọi vào đường dây nóng cấp cao mới thiết lập từ 2 ngày trước, nhưng phía Trung Quốc không trả lời.
Tình hình rối ren rõ đến mức cuộc họp báo ngày 7/5 của Nhà nước Việt Nam với thế giới, nhưng 3 nhân vật xuất hiện chỉ là đại diện của Uỷ ban biên giới quốc gia, Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong khi đây là vấn đề an ninh quan trọng tầm quốc gia, ít nhất phải có một cấp thứ trưởng xuất hiện. Ngay trong buổi tối ngày 7/5, phần tin 19g00 của VTV, bản tin mô tả sự tấn công của tài Trung Quốc vào tàu Việt Nam cũng bị cắt vào giờ cuối, khiến xướng ngôn viên đang đọc dở dang phải ngừng, và thay tin tại chỗ .
Một tin tức khác cho biết, chính phủ Việt Nam rồi sẽ có một thái độ quyết định rõ ràng hơn trước sự kiện giàn khoan HD 981 sau ngày 9/5, tức sau chuyến viếng thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel ở Hà Nội. Đó là ván cờ đi dây cuối cùng – hoặc thành công hoặc thất bại – mà những người lãnh đạo CSVN có thể làm được vào lúc này, trước sự bức hiếp của người bạn 16 chữ vàng.
Vào ao nhà có giấy phép
ReplyDeleteTừ năm 1974 tới nay đã hơn 40 năm, mặc dù đã thực hiện việc chiếm đóng bằng cuộc xâm lược, thực tế Hoàng Sa mặc nhiên do Trung Quốc quản lý.
Ngày 24 tháng 7 năm 2012 Trung Quốc dân thêm một bước, đặt tên đơn vị hành chính là thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.
Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng, làm sân bay và đưa người ra sinh sống và bảo vệ. Điều này chứng tỏ họ đã hoàn toàn xem Hoàng Sa là của mình, bất chấp đó là khu vực tranh chấp.
Trên trang Web của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) của Trung Quốc sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’ 58” vĩ Bắc – 111 độ 12’ 06” kinh Đông từ ngày 02 tháng 5 đến 15 tháng 8.
Giàn khoan HD 981, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (EEZ), thuộc lô 143, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 18 hải lý.
Giàn khoan HD 981 là giàn khoan siêu sâu, khổng lồ, trị giá 1 tỷ USD, không phải Trung Quốc vừa mới đưa đến mà từ lâu họ đã tiên hành vận chuyển, lắp đặt. Chẳng lẽ lực lượng hải quân và cảnh sát biển không hay biết? Phải để đến lúc nó đã nằm chình ình ngay trên ao nhà thì Việt Nam mới lên tiếng phản đối?
Sự phản ứng này, tuy nhiên ở mức độ khá nhẹ nhàng. Với một kẻ vi phạm lãnh hải rõ ràng, lẽ ra phải triệu tập đại sứ, trao công hàm và làm ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông.
Ngày 4 tháng 5, Lê Hải Bình người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, lặp lại câu muôn thưở: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
"Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”, ông Bình nói.
Cùng ngày, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC "dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam".
Trung Quốc đã phản ứng, bác bỏ sự phản đối của Việt nam, bởi vì họ cho rằng, vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền mà Trung Quốc đang kiểm soát.
Ngay sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, Cục Hải Sự Trung Quốc đã mở rộng phạm vi khu vực cấm xung quanh giàn khoan thêm thành 4,8 km. Trước đó, trong thông cáo ngày 3 tháng 5, Cục này yêu cầu tàu bè phải tránh xa giàn khoan Hải Dương 981 1,6 km.
Thực ra, Trung Quốc đã vào ao nhà Việt Nam có giấy phép đàng hoàng của nhà cầm quyền Việt Nam đấy chứ! Phản đối cái gì nữa!
Giấy phép của Việt Nam "hợp pháp" và "giá trị" chính là công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 và sau đó cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.
ReplyDeleteTheo quan điểm của Trung Quốc, công hàm của Phạm Văn Đồng đương nhiên "công nhận" chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông, bởi vì trước đó ngày 6 tháng 9 báo Nhân Dân "đã đăng chi tiết về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc trong đó đường cơ sở để tính lãnh hải bao gồm bờ biển hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên biển Đông".
Vì thế Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nhắm mắt làm ngơ, mặc cho Trung Quốc xua quân xâm chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, lúc bấy giờ thuộc lãnh thổ của Việt Nam Cộng hoà.
Phương diện pháp lý thì vậy, còn tư tưởng cũng rõ ràng không kém.
Trong cuốn hồi ký của Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, có nhắc lại lời Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN): "Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý!".
Năm 1988, tờ Sài Gòn Giải phóng, cơ quan ngôn luận của ĐCSVN tại miền Nam viết: “Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc chủ quyền Trung quốc không có nghĩa là chủ quyền về lãnh thổ của ta bị mất, mà chỉ tạm thời do Trung quốc cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em quản lý. Một ngày nào đó, chúng ta cần lấy lại, Trung quốc sẽ hoàn trả cho ta”!
Thực tế, từ hội nghị Thành Đô năm 1990, ĐCSVN đã chủ trương bắt tay hợp tác toàn diện với Trung Quốc và Tuyên bố chung Việt-Trung tháng 10/2011 "khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau".
ĐCSVN đã đặt sự tồn tại của đảng lên lợi ích của dân tộc, dẫn đất nước lâm vào tình cảnh lệ thuộc ngày mỗi sâu vào Trung Quốc. Ý thức hệ cộng sản và sự kiên quyết giữ độc quyền lãnh đạo, đã gắn hai đảng cộng sản với nhau, bất chấp mọi toan tính thâm độc của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một nước chư hầu.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh từng nói trên tờ Tuổi Trẻ Online 1/01/2013:
"Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".
Cho nên, trong bối cảnh truyền thống bất khuất chống ngoại xâm phương Bắc, sự phẫn nộ của xã hội trước mưu toan xâm chiếm, bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, một sự phản đối chiếu lệ của nhà cầm quyền là tất yếu.
Nhưng phản đối cho có, để mị dân, giảm bớt khiông khí căng thẳng trong dân chúng. Trong thâm tâm thì nhà cầm quyền đã phó mặc, đặt mọi chuyện trong sự đã rồi, vì thế đã không hề có sự can thiệp nào của lực lượng hải quân Việt Nam khi Trung Quốc lắp đặt giàn khoan.
Hàng chục ngàn người Trung Quốc đang rải khắp ba miền, trên vùng Tây Nguyên chiến lược, các dự án kinh tế quôc gia quan trọng nhất đang bị Trung Quốc thao túng, nhà cầm quyền không những làm ngơ mà con khuyến khích, thì xá gì ngoài biển, nơi họ đã tự nguyện dâng hiến quan thầy?
Lê Diễn Đức
Dồn dập câu hỏi Biển Đông cho phái viên Mỹ
ReplyDeleteBáo chí Việt Nam và nước ngoài đặt câu hỏi cho Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về cuộc đối đầu quanh giàn khoan của Trung Quốc.
Ông Daniel Russel, Trợ lý chuyên trách về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đang thăm Việt Nam và có buổi gặp báo giới tại Hà Nội hôm 8/5.
Hầu hết các câu hỏi của phóng viên đều liên quan việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào Biển Đông.
Ông Daniel Russel nhắc lại Bộ Ngoại giao Mỹ đã có tuyên bố “chính thức” về lập trường của Mỹ.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/5 nói hành động của Trung Quốc là “khiêu khích và làm tăng căng thẳng”.
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tranh chấp trên biển, gồm cả Hoàng Sa, phải được giải quyết “một cách hòa bình, qua con đường ngoại giao, theo luật pháp quốc tế”.
“Mỹ kêu gọi các nước và các bên tranh chấp kiềm chế, tận dụng các kênh ngoại giao và chính trị để giảm căng thẳng, để quản lý tranh chấp và cuối cùng để giải quyết các vấn đề chủ quyền.”
“Mỹ có quan điểm từ lâu rằng nếu kênh ngoại giao không có kết quả, các nước tranh chấp cần tận dụng quyền sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế.”
Ông Russel nói: “Thông điệp đơn giản của tôi là nhắc lại sự quan trọng của kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế.”
Các câu hỏi của phóng viên muốn thúc nhà ngoại giao Mỹ nói rõ hơn về lập trường của Mỹ ủng hộ Việt Nam hay Trung Quốc.
Tuy vậy, ông Daniel Russel nhắc lại Mỹ “không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi của bất kỳ nước nào trên Biển Nam Trung Hoa”.
Ông nói có tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, nhưng “không phải chỗ để Mỹ nói lập trường của ai mạnh hơn”.
“Nhưng Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế có quyền kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trong hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.”
Khi được hỏi về sự ủng hộ của Mỹ với Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc, ông Daniel Russel giải thích sự ủng hộ “vững chắc” dành cho Philippines không có nghĩa là Mỹ ủng hộ đòi hỏi chủ quyền ở bất kỳ phần nào trên Biển Đông.
“Chúng tôi có lập trường về tính ràng buộc thiêng liêng với Philippines như đồng minh. Nhưng chúng tôi không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi chủ quyền của Philippines.”
Câu hỏi cuối cùng, được trích từ một độc giả trên Facebook, hỏi về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam.
Ông Daniel Russel nói ông đã nêu vấn đề nhân quyền, cùng sự quan tâm một số cá nhân cụ thể, khi gặp quan chức Việt Nam.
“Hoa Kỳ phát biểu thẳng thắn nhưng như một người bạn của Việt Nam, và không bao giờ để lỡ cơ hội nói ra, ủng hộ các nguyên tắc và các cá nhân,” ông Russel phát biểu.