Tuesday, May 6, 2014

Việt Nhật đang là đồng minh về tinh thần

image
Ông Fushira nói Việt và Nhật coi nhau là 'đồng minh tinh thần' trong tranh chấp chủ quyền với TQ
Một doanh nhân người Nhật bình luận về "nét tương đồng" giữa người hai nước Nhật Việt và tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt, ông Hirota Fushihara, người đang làm việc cho một hãng tư vấn đầu tư của Nhật tại Việt Nam, cũng bình luận về sự khác biệt về thực trạng tham nhũng tại Việt Nam và Nhật Bản.

Hirota Fushihara: Tôi đến Hà Nội lần đầu tiên là năm 1993 và ở đây hai năm để học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia) và để tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Sau khi học tiếng Việt xong tôi trở lại Nhật và làm phiên dịch và biên dịch tự do ở Nhật.
Trước khi sang Việt Nam tôi cũng không biết nhiều gì về đất nước này, về con người, đường phố mà chỉ biết những nét sơ qua về lịch sử, về các cuộc chiến tranh.
Tôi biết rằng Việt Nam lúc đó bắt đầu quá trình đổi mới về mặt xã hội hay làm ăn kinh tế, mở cửa ra với thế giới và tôi muốn tới đây để tìm hiểu từ đầu. Và khoảng 6-7 năm trở lại đây tôi lại quay lại sống và làm việc ở Việt Nam và tôi sử dụng tiếng Việt trong suốt 20 năm và Việt Nam đã gắn bó với cuộc sống của tôi.

BBC: Mặc dù du khách Nhật tới Việt Nam tăng và các nhà đầu tư Nhật vào Việt Nam nhiều hơn nhưng so với các nước trong vùng như Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì Việt Nam dường như chưa hấp dẫn bằng. Vậy theo ông Việt Nam có thể làm gì để trở nên hấp dẫn hơn?

Hirota Fushihara: Người Nhật rất thích Việt Nam, không cứ là du khách hay là doanh nhân. Người Nhật có một sự đồng cảm với Việt Nam do lịch sử hay qua sự giao lưu từ trước tới nay. Đúng là Việt Nam có thể làm một số cái để trở nên hấp dẫn hơn khi so sánh với các nước Đông Nam Á.
Ấn tượng đầu tiên khi đến sân bay hay sử dụng dịch vụ nào đó chẳng hạn thì có một số chi tiết như vệ sinh, xử lý rác như thế nào, bụi bậm trong thành phố, trật tự giao thông như thế nào, rồi sự ngăn nắp chỉnh chu của một số công trình thì cũng chưa được tốt bằng dịch vụ và cung cách phục vụ khách hàng tại một nước khác. Khách hàng luôn luôn cần sự nhiệt tình, chu đáo và họ là những người đánh giá mình. Những thứ đó tuy là nhỏ nhưng đôi khi tạo ra cho người ta cảm giác căng thẳng (stress).
Ngoài ra cũng phải nói tới môi trường y tế hay biển báo đi lại. Đối với người nước ngoài chưa hiểu hết về Việt Nam thì mình có thể tạo ra cách nào để người ta cảm thấy dễ chịu, thoải mái, dễ có thiện cảm.

BBC: Một số người nói rằng Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng và dễ gần nhau lắm, ông đánh giá gì về nhận xét đó?

Hirota Fushihara: Đúng là người Việt Nam và người Nhật dễ gần nhau, nhưng nhiều người có thể đã nhấn mạnh quá về tính tương đồng giữa người hai nước. So với châu Âu châu Mỹ thì người Việt và người Nhật có vẻ giống nhau, hoặc có thể nói là không phải là khác hẳn. Nhưng nếu nhìn vào chi tiết thì có nhiều cái có thể nói là khác hẳn.
Tất nhiên trong ngôn luận chính trị hay ngoại giao hay xã giao thì ai cũng nói là hay dân tộc chúng ta có nhiều nét tương đồng. Nào là đều ăn cơm, uống trà, dùng đũa, đi chùa … cái đó thì cũng có thể là đúng. Nhưng thực ra chúng ta ăn loại gạo khác nhau, trà thì cũng không phải cùng loại. Ý tôi muốn nói là có nhiều cái khác nhau về tính cách con người hai nước là có.
Cho nên nếu người Nhật cứ nghĩ là cái gì cũng giống Việt Nam hết thì khi đến Việt Nam sẽ thấy lạ. Và đôi khi cảm thấy là không phải như thế. Có khi chúng ta hiểu nhau thì phải nhìn sự khác biệt, nhìn thấy sự khác nhau đó và lý giải sự khác biệt đó để thông cảm với nhau hơn thì hơn là cứ nhấn mạnh cái tính tương đồng đấy.

'Láng giềng phương Bắc'

BBC: Vào lúc này cả Việt Nam và Nhật Bản đều có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, tại Biển Đông (trong trường hợp Việt Nam) và Biển Hoa Đông (trong trường hợp của Nhật).

Hirota Fushihara: Đúng rồi. Có thể nói Việt Nam và Nhật Bản đang là đồng minh về mặt tinh thần. Ít nhất là đồng minh về tinh thần.
Còn về kinh tế thì Nhật Bản và Việt Nam là đối tác chiến lược và toàn diện rồi. Đúng là Việt Nam gặp phải một số vấn đề ở Biển Đông và Nhật Bản gặp một số vấn đề đối với đảo ở biển phía Tây Nhật Bản thì đó có thể đó là cảm giác để chia sẻ.
Tất nhiên là tôi không dám bình luận về xu thế của vấn đề này đối với Trung Quốc. Vấn đề đó ai đúng ai sai thì cái đó để cho ngoại giao quyết định nhưng mà về lịch sử thì có thể nói là cái đất nước Phương Bắc thì là lúc nào cũng có cái kiểu như vậy.
Kiểu như thế nào thì tôi không dám bình luận nhưng mà kiểu như vậy thì Việt Nam và Nhật Bản cũng đã cảm nhận từ lâu rồi.

BBC: Khi tiếp xúc với người Việt thì anh có thấy dường như họ có thiện cảm với người Nhật hơn là người Trung Quốc?

Hirota Fushihara: Tôi là người Nhật nên thực ra tôi không biết người Trung Quốc cảm thấy thế nào khi giao tiếp với người Việt Nam. Nhưng dù sao tôi thấy người Việt Nam rất có thiện cảm với người Nhật. Phương châm của Việt Nam là làm bạn với tất cả mọi người. Người Việt không phân biệt hay tạo ra rào cản tâm lý do vấn đề về quá khứ hay cái gì đó.
Nhưng tôi cảm thấy người Việt rất có thiện cảm với người Nhật, có thể do lịch sử mặc dù Nhật Bản đã bị phá hoại hay khó khăn chiến tranh trước kia. Và mặc dù Nhật không có tài nguyên nhưng cũng đã sử dụng nguồn lực nào đó để xây dựng quốc gia trở thành môt nước khá mạnh về kinh tế thì chắc là người Việt thiện cảm cái đó.
Cũng có thể là người Việt có thiện cảm với người Nhật thông qua các sản phẩm hay thông qua những yếu tố văn minh hiện đại của Nhật Bản đang có và đang thể hiện với thế giới.

Tham nhũng và công ích

BBC: Tham nhũng là thực trạng giới lãnh đạo Việt Nam nói khá nhiều và họ cũng đã cam kết phòng và chống tham nhũng. Là một doanh nhân, là luật gia tư vấn cho các nhà đầu tư Nhật vào Việt Nam kinh doanh, ông thấy Việt Nam có thể làm gì trong việc phòng chống tham nhũng?

image
Hirota Fushihara: Đúng là đối các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản thì đa số thấy đây là việc khó xử và khó hiểu. Thực tế là không ít doanh nghiệp gặp phải chuyện này và là việc không phải là hiếm.
Có thể thấy rằng tham nhũng là chi phí của xã hội và chi phí đó không phải là chi phí đáng để chi cho hiệu quả kinh tế của toàn xã hội. Mà nếu chi phí đó quá nhiều thì nên phải loại bỏ. Nếu loại bỏ được hết thì cải thiện được hiệu quả kinh tế và xã hội được nâng cao.
Nếu anh với tôi là doanh nghiệp tư nhân với nhau thì tôi bán cho anh, thì anh có thể trả lại hoa hồng cho tôi thì đó là chuyện giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau nếu nó không trái với thẩm quyền của anh trong doanh nghiệp của anh. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu đó không phải là tư nhân làm mà là cán bộ, công chức làm thì đó là chuyện khác.
Chúng ta phải nên phân biệt những cái gì là của công là thuộc về hạ tầng cơ sở của xã hội. Kể cả bộ máy nhà nước cũng là công ích xã hội. Thì nếu anh là công chức thì anh không nên làm giá trị của công ích đó bị méo mó đi.
Nhiều khi người ta không phân biệt thế nào là công thế nào là tư. Cái ao hồ này, cái bãi biển này, đường phố kia…không phải là của riêng ai hết và nếu đã không phải của riêng ai thì phải bảo vệ tối đa giá trị của nó. Không nên vô tình hoặc cố tình làm giảm giá trị của những cái công ích này.
Vậy tôi nghĩ thẩm quyền nhà nước hay bộ máy nhà nước là giá trị công ích đó thì chúng ta phải bảo vệ tối đa, không nên bớt lại. Còn trong cái nhà của anh, trong cái doanh nghiệp của anh, nếu nó không trái với trật tự doanh nghiệp của anh thì anh làm gì là tùy thuộc vào anh thôi.

BBC: Có những người biện luận là tham nhũng thì ở đâu chả có, kể cả Nhật.

Hirota Fushihara: Nhật thì có thể nói là cũng có tham nhũng nhưng thực sự có sự khác biệt giữa cái tham nhũng bên Nhật và tham nhũng ở Việt Nam. Tôi có thể nói là ở Nhật thì nó ở mức độ hiếm, xác suất ít hơn nhiều.
Trong chương trình hài hước cuối năm Táo Quân của VTV cuối năm thì chúng ta cũng thấy là Táo giao thông nói về việc công an giao thông đôi khi có một số bộ phận nhận tiền từ đời sống hàng ngày.
Tức là tham nhũng ở cái cấp độ đó thì có thể nói là hầu như không có tại Nhật Bản. Nếu có thì nó là ở cấp rất cao hoặc tương đối cao của bộ máy nhà nước thì có thể có. Tức là thực trạng tham nhũng ở Nhật nó không xảy ra với người dân ở đời sống bình thường nhưng Việt Nam thì đôi khi diễn ra ở những chỗ đấy.
Cho nên những việc đó dễ dàng ảnh hưởng tới lối sống, qui phạm sống của dân mình. Tức là điều đó sẽ làm mai một đi, hay làm tê liệt một phần ‎ý thức tuân thủ pháp luật của dân mình. Pháp luật cũng là giá trị công ích. Nếu sức mạnh pháp luật yếu đi thì không được.
Vấn đề là giáo dục và không thể giáo dục một sớm một chiều. Mà giáo dục này không phải là giáo dục cho trẻ em mà thôi và giáo dục cho chính người lớn chúng ta. Mà nếu chỉ giáo dục cho nhân dân mà chưa giáo dục cho những người đang tham gia, đang có hành động tham nhũng thì không được.

Phải có sự thay đổi từ lãnh đạo, từ nhà nước thì dân mới thay đổi và cái đó chính là ý nghĩa của giáo dục.


19 hours ago
Nếu gọi là chủ quyền lịch sử như Bắc Kinh thường viện dẫn quần đảo hoang Điếu Ngư là của nước Tàu, không dính dáng đến Nhật Bản kể từ thế kỷ thứ 15. Nhật canh tân được mấy năm, đời Minh Trị Thiên Hoàng thì đã tiến ...

Apr 07, 2014
Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

Jul 29, 2013
Một bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được. Cô viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian ...

Jan 21, 2013
Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật ...

Apr 23, 2014
Vì cùng một kết cục bi thảm, tuy ngày 15 tháng 8-1945 của Nhật Bản phải tuyệt vọng hơn ngày 30 tháng 4 của miền Nam. Vì Nhật Bản chưa bao giờ bại trận, vì Nhật Bản vừa hứng chịu bom nguyên tử ở Hiroshima và ...

Apr 16, 2014
Mỹ phẩm Nhật Bản rất được người Việt yêu thích, năm 2013 Nhật đã xuất cảng sang Việt Nam 534 tấn hàng mỹ phẩm, tăng 5 lần so với 10 năm về trước và bị đánh thuế 10% nên những món hàng ăn cắp được nồng nhiệt ...

Apr 08, 2014
Sakura là quốc hoa của Nhật bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Hoa Anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo – samurai – biết chết một cách cao đẹp. Chuyện kể rằng, ngày xưa ở xứ Phù tang ...

Sep 11, 2013
Một ngày nào đó hoàng tử bé Hisahito sẽ kế vị ngai vàng và việc đi học ở một ngôi trường bình thường sẽ giúp cậu chuẩn bị cho một vị trí là biểu tượng của cả Nhà nước và sự thống nhất của người dân Nhật Bản. image.

Sep 11, 2013
Thật bất ngờ, người đàn ông nhặt rác ấy là một doanh nhân người Nhật Bản. Ông tên là Ninomiya, Giám đốc Công ty ISHIGAKI RUBBER VN có trụ sở tại khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư thuộc quận Long Biên.


image


Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?
Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt N...
Trung Cộng hóc thêm khúc xương Senkaku
Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn
Luật lệ xứ người
Rút tên ra khỏi "chính nghĩa" group
Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ i...
Kết Cuộc Đắng Cay _The Bitter End
Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý
Nếu không nhìn lại: Mình sẽ mất quá khứ và tương l...
Việt Nam có tự do báo chí?
Tự do truyền thông trên thế giới ở mức thấp nhất t...
Công nhân khắp thế giới tuần hành nhân ngày Quốc t...
Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ
Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"
So sánh 10 năm: Vận động & Không vận động
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị b...
Phạm Duy và 10 bài tục ca
Dân phải trả trăm loại lệ phí
Sưng ruột dư_ Appendicitis
Bốn cuộc triệt thoái lịch sử của QLVNCH
Trận chiến Nhã Thuyên
Nhập vai vô gia cư , Richard Gere được " bố thí " ...
Châu Nhuận Phát: tặng 99% gia tài cho người nghèo
Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành trung tâm sản ...
Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật
Tại sao Nga lại bán ‘miếng đất vàng’ Alaska cho Mỹ...
Vatican phong Thánh hai cố Giáo hoàng
Hai vị giáo hoàng lên hàng Thánh
Weerapong Chaipuck: Sapa tuyệt đẹp

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.