Tuesday, May 13, 2014

Cù Huy Hà Vũ tuyên bố sẽ trở về Việt Nam trong thắng lợi


image
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ phát biểu trong cuộc họp báo hôm 6/5 tại trụ sở Quốc hội Mỹ
Một nhà bất đồng chính kiến được Việt Nam phóng thích trước thời hạn cho sang Mỹ trị bệnh kêu gọi chính phủ Mỹ, trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam năm nay, áp lực Hà Nội bỏ các điều luật ‘phản nhân quyền’, luật hóa Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn, và thả tù nhân lương tâm.

Khuyến nghị của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra trong cuộc họp báo hôm 6/5 tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.

Trà Mi của Ban Việt ngữ VOA có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bên lề cuộc họp báo nhân dịp lần đầu tiên ông lên tiếng trước công luận sau 1 tháng đặt chân tới Hoa Kỳ.

VOA: Ông đề nghị Mỹ áp lực Việt Nam bỏ những điều luật ‘phản nhân quyền’, ‘trái Hiến pháp’. Tuy nhiên, Việt Nam lâu nay nói không có điều luật bỏ tù người bất đồng chính kiến mà chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý. Một bên nói người bị bỏ tù vì luật trái hiến pháp, một bên cho rằng đó là những người làm việc trái pháp luật. Theo ông, giải pháp nào có thể giải tỏa những gúc mắc hiện nay?

Tiến sĩ Hà Vũ: Việc đó không phải chỉ là nói đôi co. Họ phải đưa ra những điều gì, khoản gì dựa trên căn cứ pháp lý gì, nhưng họ lúc nào cũng chỉ nói dăm ba câu rằng ‘không có tù nhân lương tâm, chỉ có người vi phạm pháp luật.’ Tôi đã chứng minh những người bị Việt Nam bỏ tù không có hành vi nào vi phạm pháp luật cả vì quyền tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình, và quyền tôn giáo được luật pháp quốc tế và Hiến pháp Việt Nam ghi nhận. Rất sai trái đối với những người nào tuyên bố rằng những tù nhân lương tâm là làm trái pháp luật trong khi họ chỉ làm đúng Hiến pháp, đúng những quy định về quyền con người.

VOA: Nhưng làm thế nào để những điều ông chứng minh đó được phía chính quyền Việt Nam tiếp nhận?

Tiến sĩ Hà Vũ: Chính quyền Việt Nam từ trước tới nay cơ bản là rất sợ sự thật, rất sợ công khai. Khoản 1 điều 19 trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị quy định mọi người có quyền giữ quan điểm của mình không bị ai can thiệp, thì tôi có quyền không thích chế độ độc đảng và độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi có quyền nói. Đối chiếu với Công ước mà Việt Nam là thành viên rõ ràng tôi không phạm pháp luật. Chưa bao giờ ngay tại tòa, trong trại giam, cho đến bây giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng, không một ai trong chính quyền Việt Nam dám bác bỏ được lập luận đó của tôi. Thành ra, đây là cuộc đối thoại giữa một bên muốn làm cho chính quyền Việt Nam hiểu, nhưng họ lại chơi bài điếc, không trả lời.

VOA: Với nguyện vọng của người dân mong muốn dân chủ-nhân quyền, có giải pháp nào không? Giữa lúc Việt Nam nói nước nào cũng có luật lệ riêng bất khả xâm phạm, bất khả can thiệp, liệu những vận động từ quốc tế có kết quả nào hữu hiệu không hay có những phương pháp nào cụ thể, khả dĩ hơn chăng?

Tiến sĩ Hà Vũ: Chế độ độc tài của đảng cộng sản Việt Nam ngày càng tăng số nạn nhân của chế độ này. Nếu chính quyền không dừng ngay những hành vi đàn áp nhân quyền, xâm phạm quyền lợi của người dân và quốc gia Việt Nam thì đến một lúc nào đó, người dân sẽ phải vùng dậy bảo vệ quyền sống của mình và lợi ích quốc gia. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra và đó là điều tôi không muốn vì Việt Nam đã quá nhiều đau thương sau các cuộc chiến tranh.

VOA: Về áp lực quốc tế thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, có hai phương án: biện pháp chế tài và mặc cả ngoại giao. Ông ủng hộ phương án nào?

image
Trà Mi phỏng vấn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bên lề cuộc họp báo nhân dịp lần đầu tiên ông lên tiếng trước công luận sau 1 tháng đặt chân tới Hoa Kỳ


Tiến sĩ Hà Vũ: Với đối tượng đã cố tình bất chấp lương tri và lý lẽ thì phải bằng biện pháp chế tài, chứ không thể là ngoại giao đơn thuần. Cách ngoại giao mang tính trao đổi như thế này lợi bất cập hại. Việt Nam thả một số tù nhân lương tâm để được một số quyền lợi nào đó như các hiệp định thương mại song hay đa phương. Việc đó lại càng kích thích chính quyền Việt Nam gia tăng hơn nữa số nạn nhân tù nhân lương tâm. Phải thay đổi phương pháp đấu tranh. Về phía quốc tế, có nhiều công cụ quan trọng có thể buộc Việt Nam chấm dứt các hành vi xâm phạm nhân quyền. Chế tài ở đây mang tính mềm, tức là nếu Việt Nam cải thiện nhân quyền thì có thể đạt được những quyền lợi từ các nước phương Tây như được tham gia Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP. Hoặc, nếu Việt Nam không chấm dứt xâm phạm nhân quyền, Ngân hàng Thế giới và Qũy Tiền tệ Quốc tế nơi Mỹ là cổ đông lớn nhất hoàn toàn có thể không cấp cho Việt Nam những khoản tín dụng đáng kể. Hoặc, vấn đề Trung Quốc với hành vi mới đây đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì nguy cơ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam là quá rõ ràng. Việt Nam chỉ có thể chống lại đe dọa xâm lược từ Trung Quốc trong trường hợp có được sự ủng hộ của Mỹ, nước duy nhất có đầy đủ tiềm lực quân sự, kinh tế, và uy tín chính trị trên thế giới có thể giúp Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong đối thoại nhân quyền với Việt Nam, phía Mỹ hoàn toàn có thể nói rằng nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền, Mỹ sẽ không hỗ trợ quân sự cần thiết cho Việt Nam.

VOA: Thường các vụ phóng thích tù nhân ở Việt Nam gắn liền với chuyện ‘nhận tội’, ‘xin khoan hồng’. Các điều kiện đó có áp dụng với vụ phóng thích của ông hay không?

Tiến sĩ Hà Vũ: Từ trước tới nay tôi không hề ‘nhận tội’ bởi vì tôi đấu tranh hoàn toàn vì chính nghĩa, không thể là có tội. Chính vì không có tội, không ai có thể ‘khoan hồng’ được với tôi.

VOA: Trường hợp cho tù nhân lương tâm ra ngoài chữa bệnh là rất hy hữu tại Việt Nam. Trường hợp của ông, không những ra ngoài nhà lao mà ra tận nước ngoài chữa bệnh, là điều chưa từng thấy. Sự đặc cách dành cho ông dựa trên những điều kiện, thỏa thuận, hay ràng buộc thế nào?

Tiến sĩ Hà Vũ: Tôi không có bất kỳ một thỏa thuận nào với nhà nước Việt Nam.

VOA: Có các điều kiện ràng buộc phải quay trở về đối với ông không?

Tiến sĩ Hà Vũ: Hoàn toàn không có bất kỳ một ràng buộc nào cả.

VOA: Kế hoạch sắp tới của ông như thế nào?

Tiến sĩ Hà Vũ: Tôi đấu tranh còn mạnh hơn nữa. Từ nước Mỹ tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm tốt hơn nữa, thúc đẩy cuộc đấu tranh vì công lý, dân chủ, nhân quyền.

VOA: Ông có nghĩ rằng ở trong nước, đối diện với những điều mình khát khao thì sự tranh đấu của mình hữu hiệu hơn, tiếng nói của mình được nhiều người quan tâm hơn, và được sự ủng hộ nhiều hơn khi tranh đấu từ ngoài nước?

Tiến sĩ Hà Vũ: Tôi là con người có lý tưởng. Tâm huyết, sức lực, trí tuệ của tôi chỉ nhằm mục tiêu làm thế nào để lý tưởng của mình đến đích nhanh nhất, bất luận là ở đâu. Trong tương lai, nhất định tôi sẽ trở về Việt Nam trong thắng lợi chung của tất cả những người yêu nước Việt Nam.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ đã dành thời gian cho đài VOA trong cuộc phỏng vấn này.


image

Mối nguy TQ và cơ hội cho VN
Công nhân VN biểu tình phản đối Trung Quốc
Về lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc
WHO: “Nốc bia rượu” gây hại nhất cho sức khỏe
Giàn khoan nước sâu và câu chuyện chủ quyền
Bước ngoặt chính trị tại Việt Nam
Gs. Taylor Fravel nói về xung đột Việt-Trung
Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc tại Việt Nam
Lằn đỏ trong chính sách với Trung Quốc
Báo động: NHANH LÊN KẺO MUỘN!
BCT-Trung ương đảng tứ bề thọ địch.
Ai thù, ai bạn?
Nỗi sợ Ba Sàm
Ngày Nhân quyền cho Việt Nam được cử hành tại Quốc...
Chủ giàn khoan Hải Dương 981 là ai?
Không ai cứu được Việt Nam cả!
Thằng mập CSB 8001 phun nước
Lời kêu gọi biểu tình Yêu Nước
Giàn khoan và Diên Hồng
Pháp rút khỏi VN đúng 60 năm, bước ngoặt trong lịc...
Nhà văn sáng chói!
Đưa TQ ra tòa, VN sẽ bị trả đũa?
Quốc tế bình luận va chạm trên Biển Đông
Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Thầy giáo cũ và lá Cờ Vàng
Tại sao chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn sống?
Chuyện Biển Đông: Muốn thắng Goliath thì cần David...
USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý ...
Đấu tranh dù ở bất cứ đâu
Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’
Lật tẩy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bíc...
Phê bình văn học và bình luận chính trị
Chuyện bây giờ mới kể
Hồi âm : Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Bài học nặng ký
Việt Nam bắt 2 blogger về tội 'lạm dụng quyền tự d...
Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Việt Nhật đang là đồng minh về tinh thần
Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?
Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt N...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.