Tuesday, May 27, 2014

Bối cảnh vì sao VN thần phục TQ

image
Sau khi “tổ quốc Liên Xô” của ông Lê Duẩn tan rã năm 1989, thì từ thời Nguyễn Văn Linh cho đến thời Lê Khả Phiêu, các tổng bí thư vẫn coi việc quy phục Trung Quốc là cách duy nhất để cứu vãn cơ đồ thống trị của đảng trên nước Việt Nam.
Nhưng lấy lý do nào để biện minh cho việc quay về thần phục Trung Quốc, sau khi đã bị quân đội Trung Cộng tấn công ở biên giới năm 1979 và ở Trường Sa năm 1988? Các ông tổng bí thư này phải nêu lý do cao siêu hơn quyền lợi. Họ giải thích hai nước “đồng chí anh em” là những thành trì cuối cùng bảo vệ thứ gọi là “chủ nghĩa xã hội!”.
Từ đó, Việt Cộng bắt đầu theo con đường lệ thuộc Trung Cộng. Cho nên, trong ngôn ngữ ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam, khi nào còn đề cao chủ nghĩa xã hội là còn chủ trương mối bang giao với Trung Cộng là trọng tâm chiến lược.

image
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh là người có kinh nghiệm cá nhân đau đớn khiến chính bản thân ông coi việc quy phục Trung Cộng là điều không thể tránh được. Tháng 10 năm 1989, Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự quốc khánh Ðông Ðức, được chứng kiến cảnh giễu võ giương oai của “Cộng Hoà Dân Chủ Ðức” với các cuộc mít tinh hàng trăm ngàn người hô các khẩu hiệu chủ nghĩa cộng sản muôn năm đầy “hồ hởi phấn khởi.” Trong cuộc tiếp tân, Nguyễn Văn Linh được lãnh tụ cộng sản Ðông Ðức Honecker báo tin là chế độ Cộng Sản Ðức sẽ tồn tại vĩnh viễn mặc dù làn sóng người Ðông Ðức đang chạy ào ào qua Hung, Tiệp rồi qua Tây Ðức. Khi Nguyễn Văn Linh về tới Hà Nội thì bức tường Berlin bị sập, Honecker bị chính các đàn em lật đổ. Theo cuốn hồi ký Hồi Ức và Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ, viết năm 2001, thì trong cuộc đại lễ ở Berlin, Linh cũng gặp lãnh tụ Rumani là Chủ Tịch Ceaucescu. Lãnh tụ tối cao cha già dân tộc Rumani và “anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới đang lâm nguy”.

Nhưng ngay sau đó, Linh nghe tin cả hai vợ chồng Ceaucescu bị các đàn em đảo chính và đem bắn. Những kinh nghiệm đó khiến Linh phải lo lắng cho số phận của chính mình và các lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác. Phải tìm cách tự cứu!

image
Ông Trần Quang Cơ, thứ hai từ trái sang.
“Trước tình hình ấy”, Trần Quang Cơ viết, trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam “nổi lên một ý kiến… phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Xin nhấn mạnh những chữ “bằng mọi giá” và “ngay” lập tức. Cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ mô tả luận điểm của Nguyễn Văn Linh dùng để thuyết phục Bộ Chính Trị nên chịu thua Trung Cộng là: “Dù bành trướng thế nào, Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”. Linh đã nhấn mạnh lý luận trên khi Bộ Chính Trị thảo luận về kết quả cuộc gặp gỡ các lãnh tụ Trung Cộng ở Thành Ðô năm 1990, trong đó, Linh đã chấp nhận ngay phương cách giải quyết cuộc chiến ở Căm Pu Chia do Trung Cộng đề nghị, mặc dù Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đã chống nên không được mời sang Tàu.

Trước đó, khi Liên Xô bắt đầu giảm bớt viện trợ kinh tế, mà các chính sách xã hội chủ nghĩa của Cộng Sản Việt Nam đã đưa quốc dân đến kiệt quệ, năm 1988 đảng đã đành nhẫn nhục, tự sửa cả điều lệ đảng lẫn Hiến Pháp, chịu xoá bỏ những câu ngu dốt viết trong thời Lê Duẩn, gọi tên “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, để xin hoà trước khi sang Thành Ðô, Nguyễn Văn Linh đã mời Ðại Sứ Trung Cộng Trương Ðức Duy tới, tự thú nhận là Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã sai lầm, đồng thời khoe công nay đã thay đổi: “Trong 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi lời nói đầu Hiến Pháp, có cái sai đang sửa.” Linh ngỏ ý muốn sang Tầu gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”; vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội”. Lời nói của Nguyễn Văn Linh được Trần Quang Cơ thuật lại nguyên văn như sau:

image
“Chúng tôi muốn cùng những người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc… Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin…”. Lúc đó Nguyễn Văn Linh đóng vai người lãnh đạo cao nhất nước mà nhún mình nói, “các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay!” 

Không có cách nào “khiêm tốn” hơn!

image
Hội nghị thành đô năm 1990. 
Ba ngày trước khi Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng lên đường sang Thành Ðô, Bộ Chính Trị họp ngày 30 tháng 8 năm 1990. Trần Quang Cơ kể:
“Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc…” Linh được Lê Ðức Anh ủng hộ, mặc dầu có những người không tin việc hợp tác với Trung Cộng có thể thực hiện được, như Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công. Sau cuộc họp Thành Ðô, khi các lãnh tụ cộng sản Việt Nam bay sang Cam Pu Chia giải thích phương cách giải quyết này với Hunsen, Lê Ðức Anh nói thêm cho rõ, “Mỹ muốn cơ hội này xoá bỏ cộng sản. Nó đang xoá ở Ðông Âu… Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Quốc”.

Qua những lời tường thuật trung thực của Trần Quang Cơ, một người tỏ ra rất trung thành với đảng và kính trọng Nguyễn Văn Linh, chúng ta thấy động cơ khiến Linh và tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã lựa chọn con đường hợp tác với Trung Cộng chỉ vì họ thấy hoàn toàn cô đơn, không còn biết nương tựa vào đâu để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Trong thực tế là bảo vệ quyền hành của họ. Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ sau này đều bị loại dần dần ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng Cộng Sản vì không “nhất trí!”

image
Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chủ trương quy phục Trung Cộng, có thể chỉ vì biết mình đã được lọt vào mắt xanh giới lãnh đạo cộng sản bên Tầu. Tháng 10 năm 1989, tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Lào là Kayson Phomvihan đã qua Bắc Kinh, được Ðặng Tiểu Bình tiếp đãi trong 70 phút, trong đó 60 phút là nói chuyện về Việt Nam. Qua Kayson, Ðặng Tiểu Bình đã “bắn tin” cho các lãnh tụ Hà Nội. Trần Quang Cơ viết:
“Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Ðặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Ðặng kể lại khi làm tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 1963 (Ðặng) đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam (Việt Nam) sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, (Ðặng) khen Anh Linh là ‘người tốt, sáng suốt, có tài’; nhờ Kayson chuyển lời thăm anh Linh…”.

Không thể nói Nguyễn Văn Linh đã ngả theo Trung Cộng vì bị “ăn bánh phỉnh” của Ðặng Tiểu Bình. Bởi vì chính sách quy phục Trung Cộng không do một cá nhân quyết định là vì đa số các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thời đó đồng ý. Vì họ không có chỗ tựa nào khác. Muốn dựa vào Trung Cộng, họ phải nêu một lý do cao cả hơn quyền lợi của nhóm thiểu số cầm quyền này, lý do cao cả đó là “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Mặc dù không ai biết chủ nghĩa đó thực hiện thế nào, ngoài chế độ công an trị và hệ thống doanh nghiệp nhà nước!

image
Ðiều tội nghiệp cho Việt Cộng là Trung Cộng hoàn toàn thờ ơ với ý kiến hoàn toàn lý thuyết cao siêu đó. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi quốc gia của họ, và sẵn sàng đánh sau lưng Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Trung Cộng đã “mở bài” làm “lộ tẩy” những bí mật trong cuộc đàm phán về Cam Pu Chia giữa hai nước. Trần Quang Cơ kể: “Hiểm độc nhất là Trung Quốc đã thông báo khá rộng rãi với các nước những điều Nguyễn Văn Linh và Lê Ðức Anh nói riêng với Trương Ðức Duy” (đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội). “Sáng ngày 26 tháng 6, 1990 đại sứ Cộng Hoà Liên Bang Ðức gặp Bộ Ngoại Giao ta, cho biết là ngày 22 tháng 6 Trung Quốc đã thông báo cho đại sứ các nước Liên Hiệp Âu Châu ở Bắc Kinh nội dung cuộc họp giữa Từ Ðôn Tín và tôi (Trần Quang Cơ) và đưa ra kết luận: ‘Việt Nam là những người rất xảo trá, rất xấu xa…’”

image
Một tháng sau cuộc họp ở Thành Ðô, Ngoại Trưởng Mỹ James Baker nói với các nhà báo rằng Trung Quốc tố cáo các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nói rồi không giữ lời. Baker được Trung Cộng mớm cho, tuyên bố thẳng, “Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam”. Trần Quang Cơ thuật lại: “Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị… ‘Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội…’” mà giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đưa ra. Bắc Kinh nói một cách công khai, lại khuyến khích ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, để làm mất mặt nhóm lãnh tụ ở Hà Nội. Nhưng nhóm lãnh tụ này vẫn cắn răng chịu đựng!

Trước những thủ đoạn xảo trá của Bắc Kinh như vậy, thật không thể hiểu được tại sao các Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bám lấy con đường hợp tác với Bắc Kinh để bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Ðến thời Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, ông ta còn đi sang Tàu năn nỉ tái lập một tổ chức quốc tế cộng sản, với Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn, mà Trung Cộng đứng lãnh đạo!
Có phải các lãnh tụ cộng sản bây giờ vẫn muốn trung thành với di sản chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh để lại, hay không?
Ðiều này khó tin. Vì tất cả các lãnh tụ trung ương đều đang lo vơ vét của cải cho vợ, con, gia đình. Họ chỉ lo bảo vệ những của cải đó chứ không thiết tha đến chủ nghĩa nào cả.

image
Vậy tai sao cuộc họp Trung Ương Ðảng Cộng Sản vừa qua vẫn nhấn mạnh đến khẩu hiệu “Tiến lên chủ nghĩa xã hội” trên “giai đoạn quá độ” dài dằng dặc không biết bao giờ tới bờ bên kia?
Vì khẩu hiệu đó cũng là một tín hiệu về ngoại giao. Hô khẩu hiệu đó là cho biết đảng vẫn tiếp tục chính sách của Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu: Vẫn tuyệt đối trung thành với các đồng chí Trung Quốc. Kể từ thời Nguyễn Văn Linh, bất cứ ai lên cầm quyền ở Hà Nội, đều phải được Bắc Kinh phê chuẩn. Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch đi trong phái đoàn sang Thành Ðô năm 1990. Thế là sau đó Thạch bị rút ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng, suốt đời không còn ngóc lên được nữa. Trung Cộng mời Phó Thủ Tướng Vũ Khoan sang Bắc Kinh năm 2005, nhưng Khoan tới nơi bèn bị bỏ rơi giữa chợ, không cho gặp một nhân vật quan trọng nào cả. Thế là mọi người đều hiểu: Vũ Khoan không thể lên chức thủ tướng được, mặc dù đã có công vận động để ký thỏa ước thương mại song phương với Mỹ cho Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vì thế Nguyễn Tấn Dũng, một phó thủ tướng khác, đã lên ngồi ghế thủ tướng cho tới bây giờ.

image
Nguyễn Cơ Thạch đang bắt tay Đại sứ William Sullivan. Người thứ hai từ trái sang là Lê Đức Thọ.
Chỉ khi nào Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính thức từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, đổi tên đảng, bỏ những chữ “xã hội chủ nghĩa” trong tên nước; khi nào dân Việt Nam được sống làm người Việt bình thường không theo chủ nghĩa nào cả, không bám lấy cường quốc nào để nhận làm anh em cả, thì lúc đó Việt Nam mới thực sự độc lập!

image

“Ái quc hoá ra thành phn quc,
Ngàn thu mi hn d nào phai.

image


Các ông tướng và xu hướng 'mạnh tay'
HĐGMVN: NHẬP CUỘC CỨU NƯỚC
Còn tin vào 16 chữ vàng là lú lẫn?
TỚI LUÔN BÁC TÀI!
Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới
Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?
Hình ảnh biểu tình tại Sài Gòn 11-5-2014
Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồn...
Bà cụ 76 tuổi bị lừa $4 triệu
Trung cộng: Không cần phải đánh "bọn chó"
Qua một trận đánh có bài bản
Những sự mất mát từ Biển Ðông
Có người tự thiêu trước Dinh Độc Lập
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ ý nghĩa 'đường lưỡi bò'
Đổi chác tệ hại với Việt Nam
Kịch bản chiến tranh Việt-Trung
Một bài viết cho tuổi trẻ Việt Nam
Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ biến nước biển th...
Nói với những ai sợ buông Trung Quốc
Quân đội Thái đảo chính và nắm quyền
Chưa có lời giải vụ bạo loạn ở VN
Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ ...
Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà c...
Việt Nam và Philippines lập liên minh chống Trung ...
Xem lại ảnh hưởng TQ ở VN
Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạ...
Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam...
Chỉ là chiến tranh tâm lý
Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đôn...
Trung Cộng tồn tại được bao lâu?
Tầu cộng đầu độc công nhân Việt qua bàn tay của Vi...
CSVN chạy đàng trời cũng chết
Hãy mở cửa ra, vừng ơi!
TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng
TQ triệu đại sứ Mỹ để phản đối việc truy tố 5 sĩ q...
Mỹ - Trung: Chưa bạn, đã thù
Mồi lửa và Đống củi
Trị bệnh bằng nước tiểu
Mỹ truy tố 5 quân nhân Trung Quốc về tội do thám k...

2 comments:

  1. BÁC GIÁP GẶP BÁC HỒ

    Bác Giáp vừa chết xong chưa tới 49 ngày nên được đưa vào phòng đợi. Chỗ nầy là khu vực duyệt xét ĐẠO ĐỨC lúc sống để xem ai được lên Thiên Đàng hay xuống Địa ngục.

    Đây cũng gọi là CỔNG CHỜ. Những linh hồn vào nơi nầy chưa được định tội nên được đối xử rất tử tế. Lúc bác Giáp vừa đứng vào xếp hàng để vào CỔNG CHỜ thì cũng vừa lúc bác Mao chạy lại đứng phía sau, ngay sau lưng bác Giáp.

    Bác Giáp cực kỳ ngạc nhiên, quay đầu lại hỏi

    - Ủa sao lạ kỳ vậy, bác Mao chết trước tôi mà sao giờ nầy mới sắp hàng sau tôi ?

    - Ngộ nói thật với Nị là ngộ đã vào địa ngục cả trăm nghìn lần rồi, lúc nào cũng đầu thai làm con chó Bắc Kinh. Làm kiếp chó khổ lắm, cứ bị làm thịt hoài. Ngộ mới bị nó đâm một dao thấu ba sườn thì mới xuống đây sắp hàng lại chờ làm kiếp chó nữa!

    - Vậy bác biết là ÂM BINH quản ngục họ nói bác phải làm chó bao lâu nữa ?

    - Nó nói Ngộ làm Cách Mạng Văn Hóa, ÁC QUÁ, Ngộ đã giết chết hơn 6,000,000 người dân vô tội, nên bây giờ NGỘ phải làm kiếp chó tới hơn 6,000,000 lần để trả nợ! ... Nhưng khổ nổi là nhà Xã Hội học, ông Daniel Chirot nói là Ngộ đã giết ít nhất là 20 triệu người và còn làm đói khổ cả 100 triệu người nữa. Tuần tới là ra tòa Phúc Thẩm rồi, chắc chết cha Ngộ rồi, làm chó tới 20 triệu lần nữa thì làm sao mà chịu nổi ...

    Đang say sưa nói chuyện với bác Mao thì bác Giáp nghe tiếng gọi quen quen ...

    - Giáp... Ê Giáp mầy sang đây bác bảo ...

    Bác Giáp ngó sang bên kia đường thì thấy bác Hồ một mình đang ngồi nhậu, vẫy tay. Bác Giáp bỏ hàng chạy sang chào bác Hồ. Nhìn thấy bác Hồ, bác Giáp khóc liền ...

    - Hu hu, trời ơi, từ ngày bác ra đi, con nhớ bác quá, bác Hồ ơi ... bọn Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng tụi nó chơi con, cho con làm Cai Đẻ ... híc ...

    - Thôi Giáp đừng khóc nữa, bác ở dưới đây, thằng nào làm gì trên đó, bác biết hết . Sở dĩ bác chưa được đầu thai là vì tụi nó chưa chịu thiêu xác của bác, nó cứ để trong Lăng hoài thì làm sao mà đầu thai được!

    - À, nhưng mà sao Bác được ưu đãi thế, có cả đồ nhậu ở đây?

    - Nói thật tình là Bác xin được cái việc Phụ Bếp ở đây, đồ ăn, đồ bỏ mứa của đám âm binh thì Bác thầu hết. Bọn địa phủ nầy nó giàu có là nhờ vào trên dương gian lúc nầy họ cúng cô hồn, họ đốt toàn là tiền đô không à ...

    - Thế Giáp làm sao mà xuống đây muộn thế ?

    - Đúng ra là Giáp đã xuống mấy năm trước rồi, vì lễ Hội 1000 năm Thăng Long nên con Tiến nó chích cho loại thuốc nằm Coma, sống không ra sống mà chết cũng chẳng được, giờ bọn nó mới cho đi, kể ra xuống đây gặp lại Bác cũng rất mừng.

    - Thôi thì quên đi chuyện buồn Dương gian, chuyện buồn Trần thế đi, ở đây chơi với bác, 8 năm sau bác phong cho làm Đại Tướng!

    - Xuống tới đây rồi mà bác còn Uy vậy sao?

    - Giáp không biết chứ cái bọn ở dưới nầy và bọn ở trên kia, bọn nào nó cũng ngu giống nhau. Bác nói là bây giờ Âm Phủ nên đổi chế độ, đi theo XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh ... Tụi nó tin liền ... Bây giờ nó còn in sách Tư Tưởng Bác treo đầy đường... Giáp nhìn qua bên kia kìa, ở đâu cũng có khẩu hiệu BÁC HỒ VĨ ĐẠI đúng không?

    - Dạ đúng rồi bác ơi, cháu thấy rồi ... Có luôn cả mấy tấm bản của bọn Âm Binh nó treo kìa "CÒN ÂM PHỦ, CÒN MÌNH!"

    Nguyễn Thùy Trang

    ReplyDelete
  2. Tuần lễ cuối tháng ba đầu tháng tư vừa rồi, Tập Cận Bình,
    Chủ tịch Trung Quốc đến thăm ba nước Pháp, Đức, Bỉ.

    Paris là điểm dừng chân đầu tiên.
    Ông giành ưu tiên này cho Pháp quốc bởi cách đây tròn 50 năm,
    tháng Giêng năm 1964, tổng thống Pháp,
    tướng Charles De Gaule là nguyên thủ phương Tây đầu tiên ban ân huệ cho Mao,
    công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Để tỏ lòng hiếu khách, Pháp không những trải thảm đỏ tận chân cầu thang máy bay,
    mà còn trải lòng ra đón.
    Yến tiệc xa hoa chưa từng có tại lâu đài Versailles nguy nga.
    Buổi hòa nhạc Trung Hoa tại nhà hát Opera.
    Dạ tiệc, khiêu vũ lu bù trong cung điện Roi-Soleil tráng lệ.
    Champagne trào bọt trắng lòa với những hợp đồng chục tỷ Euro.

    Khác hẳn Pháp, người Đức đón Tập không ồn ào, xa xỉ,
    nhưng cũng vẫn giành được những hợp đồng không thua kém.

    Đặc biệt là bà Thủ tướng Angela Merkel đã ghi hai bàn thắng ngoạn mục,
    mà vẫn giữ đúng những nghi lễ ngoại giao.

    Bàn thắng thứ nhất:
    Tập muốn sử dụng chuyến thăm Đức để gây một sức ép, buộc Nhật
    phải thừa nhận những tội lỗi đã gây ra cho Trung Quốc trong Thếchiến II.

    Để thực hiện ý đồ này, Tập khéo léo mời bà Angela Merkel
    cùng đến thăm đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Holocaust.

    Bà Merkel khôn ngoan nhận ra ngay ý đồ.
    Bà đáp: “Ngài có thể đi một mình vào lúc rảnh rỗi”.

    Bà không dại gì tham dự vào vòng xoáy ma quái của những cuộc chơi do Tập bày ra.
    Bị từ chối thẳng thừng, Tập cười lịch sự, nhưng trong lòng hẳn cay đắng lắm.

    Bàn thắng thứ hai:
    Trong bữa ăn tối chia tay, ở mục tặng quà lưu niệm,
    bà Merkel tặng Tập một tấm bản đồ Trung Quốc cổ,
    do nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon vẽ vào năm 1735,
    dựa trên những khảo sát địa lý của các nhà truyền giáo Dòng Tên,
    và được xuất bản tại Đức vài năm sau đó.

    Tập cầm quà trong tâm trạng nửa cười nửa mếu.

    Trên tấm bản đồ có ghi “China Proper”(Trung Quốc chính thức)
    trong đó không có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Điếu Ngư, hay biển Đông.

    Riêng đảo Đài Loan và Hải Nam được vẽ bằng một màu khác,
    ngụ ý rằng hai hòn đảo này chưa thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của nhà Thanh lúc đó.
    Những nội dung trên tấm bản đồ này lại trái ngược với quan điểm chính thức
    của chính quyền do Tập đang điều hành.

    Theo họ thì Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Đài Loan,
    Điếu Ngư, và biển Đông là “lãnh thổ lịch sử không thể chối cãi của Trung Quốc”.

    Hơn nữa, những chi tiết trên bản đồ lại gợi ra bao vấn đề.

    Bản đồ được vẽ năm 1735 là năm Hoàng Đế Càn Long trị vì.
    Ông là một nhân vật kiệt xuất nhất trong triều đại nhà Thanh,
    mà vẫn chưa thể kiểm soát nổi những vùng miền nói trên
    thế thì làm sao có thể gọi là “lãnh thổ lịch sử từ thời cổ đại”,
    “không thể tách rời”, “không thể chối cãi”.

    Tổng thống Pháp François Hollande tiếp Tập lịch sự đến mức
    ông không dám nhắc đến chuyện “nhân quyền” mà Tập vốn ghét cay ghét đắng.

    Còn bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chẳng ngại ngùng
    đánh thẳng vào lòng kiêu hãnh bành trướng không phải
    của riêng Tập mà cả dân tộc Đại Hán.
    Báo chí phương Tây gọi món quà bản đồ
    là “cú tát tai của Merkel” có lẽ cũng không ngoa.
    Quả là:
    “Đàn bà dễ có mấy tay,
    Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.