Trung
Quốc - con rồng châu Á bị buộc chân
Hội
nghị Diễn đàn An ninh Châu Á Shangri-la hàng năm kỳ này, năm 2014, vào cuối
tháng Năm là ngày các nước Á châu Thái Bình Dương và Mỹ cô lập Trung Cộng, đào
huyệt chôn mộng bá quyền, bành trướng của TC.
Đó là cái giá phải trả, hậu quả tất yếu phải chịu của TC, về những hành động không văn minh, không pháp lý, không đạo lý mà TC đã làm lâu nay, nào giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương; nào ngang ngược lập vùng cấm bay trên không phận của các nước láng giềng; nào tự chuyên đưa ra bản đồ mạo nhận đất biển của các nước trong vùng; nào ngang nhiên tuyên bố 80% biển Đông Nam Á là của Trung Quốc; nào hành xử như đang ở ao nhà, đặt giàn khoan tìm khí đốt, huy động hàng trăm tàu bè trấn áp tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân VN ngay trong vùng đặc quyền kinh tế VN.
Đó là cái giá phải trả, hậu quả tất yếu phải chịu của TC, về những hành động không văn minh, không pháp lý, không đạo lý mà TC đã làm lâu nay, nào giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương; nào ngang ngược lập vùng cấm bay trên không phận của các nước láng giềng; nào tự chuyên đưa ra bản đồ mạo nhận đất biển của các nước trong vùng; nào ngang nhiên tuyên bố 80% biển Đông Nam Á là của Trung Quốc; nào hành xử như đang ở ao nhà, đặt giàn khoan tìm khí đốt, huy động hàng trăm tàu bè trấn áp tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân VN ngay trong vùng đặc quyền kinh tế VN.
Mỹ
đệ nhất siêu cường thế giới đóng vai điều động và hậu thuẫn. Nhật đệ tam
siêu cường thế giới đóng vai hành động, kết hợp, điều hợp các nước Á châu Thái
bình dương thành liên minh hỗ trợ các quốc gia trong vùng bảo vệ an ninh trên
không và trên biển. Trước mặt hăm cả mấy phái đoàn đại diện các nước, trong đó
có Mỹ, TC, Nhật, Úc và mười nước ASEAN, Thủ tướng Nhật Abe với tư cách là khách
mời chỉ đạo, long trọng tuyên bố Nhật và Hoa Kỳ đã sẵn sàng thắt chặt hợp tác
với Úc và Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Nhật “ủng hộ tối đa” cho các
nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung
Quốc."Chính phủ Nhật ủng hộ mạnh nỗ lực của Philippines
và "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh
chấp thông qua đối thoại.
Điều chúng ta ít mong đợi nhất là sợ rằng luật pháp
bị thay thế bằng các mối đe dọa, sự hăm dọa chen chân vào luật lệ". TT Nhật
còn công bố Nhật viện trợ vô thường, sắp chuyển giao cho Philippines, một trong
những quốc gia nghèo trong vùng, 10 tàu tuần duyên để tăng cường khả năng tự
vệ. Và Nhật cũng đưa chuyên viên Hải quân đến lo bảo trì. Đó là một bước tiến
mới do tình hình mới của Nhật so với hiến pháp hiếu hoà không cho phép Nhật có
quân đội và đưa quân ra ngoại quốc. Thủ Tướng Nhật nhấn mạnh “Indonesia cũng sắp nhận được ba tàu tuần duyên
tương tự và Việt Nam
cũng có thể được hỗ trợ như hai nước.”
Về nguyên tắc chung, Thủ tướng Nhật kêu gọi các quốc gia trong vùng tôn trọng
ba nguyên tắc: tôn trọng chuẩn mực quốc tế về đường phân định biên giới, không
dùng biện pháp cưỡng chế, áp đặt và phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
Ông không tố cáo đích danh TC nhưng ai cũng biết, Thủ tướng Shinzo Abe lên án
TC đã hành động «vi phạm ba nguyên tắc này» cố tình «làm thay đổi nguyên
trạng».
Đề nghị của Nhật được Mỹ hoan nghênh và ủng hộ. Với đề nghị này, Nhật sẽ chia xẻ vai trò với Mỹ trong chiến lược chuyển trục sang Á châu. Nhật và các nước Á châu chủ động, tích cực và sáng tạo hơn thay vì phải chờ và nhờ sức mạnh của Hoa Kỳ. Nhật có thể phát triễn kỹ nghệ quốc phòng làm nhẹ gánh nặng tài chính của Mỹ trong chiến lược chuyển trục. Các nước Đông Nam Á có được một đồng minh gần về quân sự, kinh tế và văn hoá.
Từ Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston đã trả lời phỏng vấn báo Sydney Morning Herald, số ra ngày 02/06/2014 và cho biết ông ủng hộ cáo buộc của đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel, theo đó, Trung Quốc có những hành động gây mất ổn định trong khu vực Biển Đông.
Vi
Anh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.