Tuesday, June 24, 2014

Người Nhật 'thoát Á' và người Việt 'xấu xí'

image
Trước đây, thời còn là nghiên cứu sinh, những lúc rảnh rỗi tôi hay dạo quanh các diễn đàn với chủ đề đại loại như “nước Việt Nam lớn hay nhỏ”. Quả thật đó là một chủ đề bất tận để mà bàn cãi và tranh luận. Ngay cái tên của chủ đề cũng đã thấy có nhiều vấn đề cần được mổ xẻ và bình luận rồi. Lại thêm cái cảnh người Việt rất thích tranh luận trên thế giới ảo nên tha hồ mà tôi đọc được các ý kiến đủ mọi loại. Qua những diễn đàn này tôi cũng được vinh dự biết đến những thành công của người Việt trên quy mô quốc tế.

Rồi còn yêu thêm những tinh hoa trong ẩm thực Việt Nam đang dần dần chinh phục những thực khách khó tính nhất trên thế giới. Liệu như vậy đã đáng tự hào? Đáng chứ! Sao lại không? Tuy nhiên, tôi cũng không quá tự hào mà quên mất, chính người Việt chúng ta cũng đang làm xấu đi hình ảnh của dân tộc mình trong tâm tưởng của công dân toàn cầu.

image
Nhân đọc một bài báo nói về tinh thần tự giác giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường của người Nhật, tôi lại càng cảm thấy cần có một sự thay đổi trong tư duy của người Việt Nam. Bài báo đại loại chia sẻ những hình ảnh chụp các cổ động viên người Nhật của World Cup 2014 đang diễn ra tại Brazil. Sau khi đội bóng nước nhà thua trận trước các tuyển thủ đến từ Bờ Biển Ngà, chẳng những không tỏ vẻ tức giận, những cổ động viên Nhật Bản còn đồng loạt nhặt rác ở khu vực khán đài của sân vận động nơi diễn ra trận bóng, và sân vận động đó tất nhiên là ở Brazil. Hình ảnh này sau đó được chia sẻ với tốc độ khủng khiếp trên các trang mạng xã hội trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam.

image
Hình ảnh người Nhật cúi người nhặt rác không làm cho họ thấp hơn trong mắt cư dân toàn cầu, mà ngược lại còn làm cho họ trở thành những người đáng kính nể và khâm phục. Đơn giản thôi, một hành động chẳng có gì to tát nhưng lại khiến cho danh tiếng của một dân tộc lại càng thêm sáng chói. Thời còn học tập tại Mỹ, tôi thường được  nghe các giáo sư của mình bày tỏ niềm kính trọng đối với người Nhật, nhất là sau khi đất nước Mặt Trời Mọc phải hứng chịu thảm họa sóng thần vào năm 2011. Ý thức dân tộc của họ quá tuyệt vời giúp họ nhanh chóng khắc phục những hậu quả của thảm họa và nhanh chóng quên đi đau thương để bước tiếp.

image
Trước đây, khi còn nhỏ, trong tâm tưởng tôi người Nhật là dân tộc có ngoại hình xấu, thể trạng nhỏ và rất kì quặc. Là vì những người lớn đã gieo vào đầu tôi hình ảnh đó. Thậm chí phim ảnh Việt Nam lúc bấy giờ luôn khắc họa hình ảnh người Nhật là những người lùn độc tài. Có lẽ dân Việt luôn chỉ muốn khắc họa một hình ảnh phát xít Nhật xấu xí như vậy. Lạ lùng thật! Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không muốn nhắc đến những vấn đề liên quan đến tính lịch sử chính trị, chỉ xin phép nói đến những vấn đề liên quan đến tư duy, thói quen và ý thức của các dân tộc.

Do vô tình, một lần được đọc về con đường phát triển của Nhật Bản, tôi được biết, quốc gia này là quốc gia Đông Á duy nhất được cho là đã “thoát Á”. Đầu tiên, xin giải thích chút ít về cụm từ “thoát Á”. “Thoát Á” là cụm từ dùng để chỉ việc thoát khỏi vòng kềm kẹp của nền văn hóa tiểu nông (một nền văn hóa lạc hậu cổ hủ, nặng tính hình thức giả tạo và coi trọng hư danh, điển hình là Trung Cộng) để hội nhập với phương Tây và bước ra cùng thế giới. Phải nói là trước đó, tôi đã có suy nghĩ rất trái ngược về đất nước Nhật Bản. Tôi đã nghĩ họ là dân tộc tự tôn đến mức cổ hủ, không cho phép văn hóa Tây phương được phép len lỏi vào đời sống của người dân nước họ. Rõ ràng là một suy nghĩ sai lầm trầm trọng!

image
Thực ra học thuyết Thoát Á, hay còn được gọi là Thoát Á Luận khởi nguồn từ một bài viết được đăng báo của học giả FukuzawaYukichi giữa thế kỷ 19. Ông là nhà tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Nhật Bản ngày nay. Tư tưởng tiến bộ của ông đã tác động rất nhiều đến phong trào Khai Sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có thể nói, xã hội Nhật Bản ngày nay là một xã hội vừa văn minh tiến bộ, vừa giữ gìn truyền thống tốt đẹp. Sự hội nhập của Nhật Bản với phương Tây là một sự hội nhập đúng đắn và tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kỹ thuật và nền kinh tế của người khổng lồ châu Á. Đáng ngưỡng mộ!

Tôi còn nhớ ngày tôi còn ở Mỹ, một anh bạn người Mỹ đã hỏi tôi: “Ở Việt Nam, các cậu có ăn vận như chúng tôi không?” Câu hỏi đó đã làm tôi vừa buồn cười vừa khó chịu. Buồn cười vì ở đất nước văn minh như vậy lại có một thanh niên hỏi một câu hỏi ngô nghê. Khó chịu vì cảm thấy tủi hổ khi tất cả những gì đại chúng Mỹ biết về Việt Nam là qua cuộc chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ. Vậy dân Mỹ có quan tâm đến Việt Nam không? Câu trả lời là không.

image
Cách đây mấy ngày, tôi có đọc một bài viết về suy nghĩ của một chủ doanh nghiệp người Nhật đối với những lao động người Việt Nam. Bài viết khởi đầu rất ấn tượng khi cho rằng, người Việt Nam đừng nên tự ảo tưởng mình với những lời khen ngợi mang tính ngoại giao của các quan chức cao cấp mà hãy nghe chính những người bình thường, trực tiếp tiếp xúc với dân Việt nói về người Việt. Theo đó, vị sếp người Nhật này đánh giá người lao động Việt Nam là những người “chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.  Chính vì đánh giá lao động Việt như vậy, cho nên phân tích của vị sếp Nhật này cũng xuất phát từ những cái nhỏ. Ông so sánh thú vị rằng một cái tua vít của doanh nghiệp nhập về giá 40 ngàn đồng bị các nhân viên Việt Nam dẫm lên, thậm chí đá lăn đi mất chỉ vì đó không phải là tài sản của họ. Trong khi đó họ sẵn sàng cúi xuống nhặt một điếu thuốc lá đang hút dở dang chỉ đáng giá 1.000 đồng, vì đó là tài sản của họ. Rồi đến chuyện ăn cắp tài sản của doanh nghiệp mang ra ngoài bán. Và cuối cùng ông kể câu chuyện về anh tài xế đã khai khống quãng đường đi và ăn chặn tiền xăng của ông trong suốt 5 năm ông làm việc tại Việt Nam như thế nào.

Trước khi về nước, ông đã mang quà đến tặng cho người tài xế đó và cảm ơn vì suốt thời gian qua người này đã đảm bảo an toàn tính mạng của ông khi lưu thông trên đường phố. Những việc làm sai trái của người tài xế đều được ông lưu tâm nhưng suốt 5 năm qua không hề nói ra. Nhưng thay vì tăng lương cao hơn cho anh ta, ông đã tăng rất ít. Hỡi người Việt Nam, chúng ta đừng suy nghĩ thiển cận rằng họ không nói ra là họ không hề biết. Một khi đã là chủ doanh nghiệp, tức là đầu óc của họ đã hơn người công nhân các anh rồi, dễ dàng qua mặt được họ sao? Thật đáng hổ thẹn!

image
Rồi những cửa hàng tại Nhật Bản trưng bảng tiếng Việt cảnh báo hành vi ăn cắp, những nhà hàng ở Thái Lan cũng trưng bảng tiếng Việt yêu cầu khách đừng phung phí thức ăn. Chúng ta trở nên xấu xí như vậy sao? Những hành vi tùy tiện, tham lam, nhỏ nhen và ích kỷ của một bộ phận không nhỏ người Việt đã vô hình trung làm người nước khác đánh giá chúng ta là một dân tộc xấu xí.

Thêm nữa, đại đa số người Việt chúng ta vẫn còn tư tưởng “tiểu nông”. Những người luôn sợ mất mặt với bà con, làng xóm, xã hội. Những người thấy đám đông vây quanh một vụ tai nạn cũng sẽ nhanh chóng chạy đến tham gia, tuyệt nhiên không màng đến việc cả một quãng đường bị tắt. Những người sẵn sàng vứt rác ra đường thay vì bước vài bước đến thùng rác công cộng, tuy nhiên nhà cửa lúc nào cũng phải đẹp và chỉn chu bề ngoài để khách đến phải trầm trồ khen ngợi. Những người sẵn sàng phóng xe mô tô không cần mũ bảo hiểm vì sợ hư mái tóc bồng bềnh xinh đẹp. Những người sẵn sàng đánh chết người chỉ vì ăn trộm chó, nhưng vẫn thản nhiên nhậu thịt chó ngon lành… Còn rất nhiều những điều kỳ quặc như vậy.

image

Để kết thúc bài viết này, tôi muốn mượn một câu nói nổi tiếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài nói rằng:


Hãy cẩn thận với những suy nghĩ, vì chúng biến thành lời nói.

Hãy cẩn thận với lời nói, vì chúng biến thành hành động.

Hãy cẩn thận với hành động, vì chúng biến thành thói quen.

Hãy cẩn thận với thói quen, vì chúng biến thành tính cách.

Hãy cẩn thận với tích cách, vì chúng biến thành số phận của bạn.

image
Người Nhật Bản đã không những “thoát Á” để vận dụng những tư tưởng văn minh vào công cuộc xây dựng đất nước mà họ còn dạy cho con cháu họ những tính cách quý báu để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Dẫu biết là “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”, nhưng khó không có nghĩa là chúng ta không làm được. Người lớn không thay đổi được thì lớp trẻ sẽ thay đổi được. Tôi tin là sẽ đến một ngày, Việt Nam cũng sẽ “thoát Á”.



Cao Huy Huân


Jun 10, 2014
Bạn bè yêu quý gửi cho một nhận xét ngắn này của một người Nhật về người Việt mình. Thẳng thắn và sòng phẳng. Rất đau nhưng tiếc thay rất đúng. Xin đưa lên Blog để bạn đọc đọc và ngẫm nghĩ về tính cách người Việt.

Mar 25, 2014
Kênh Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt ...

Apr 16, 2014
Người Việt trên TV Nhật. image. Anh Khuê kính,. Xin cám ơn anh về link anh gửi. Tôi không bênh vực những tiếp viên hàng không bằng lý do ngô nghê là họ phải đút lót để đựơc có việc làm trong Air VN nên họ phải buôn lậu ...

Apr 07, 2014
Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay ...

Apr 02, 2014
Trong những ngày gần đây, thông tin liên quan đến vụ việc nữ tiếp viên hàng không VietNam Airlines bị cơ quan điều tra Nhật bắt giữ với cáo buộc vận chuyển đồ ăn cắp đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy không phải ...

Mar 27, 2014
Tiếp viên Bích Ngọc, được cho là có ý định buôn lậu quần áo ăn cắp theo đặt hàng của một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi sống ở Nhật tên là Nguyễn Thị Ngọc Nga (người cầm đầu một nhóm trộm cắp và buôn lậu) để buôn lậu ...

Sep 11, 2013
Trung bình có khoảng 10 người Nhật và 5 người Trung Quốc tham gia. Mỗi buổi nhặt rác vào sáng Chủ Nhật chỉ kéo dài chừng nửa giờ trên bờ hồ đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, nhưng mỗi người cũng nhặt được một túi rác ...

Apr 16, 2014
Một nhân viên ngoại giao người Nhật cho biết ông thấy những món hàng này còn để nguyên bảng giá, và ông này biết ngay là đồ ăn cắp, vì ở Nhật sau khi mua hàng, tất cả các bảng giá đều được tháo ra. Mỹ phẩm Nhật Bản ...

Apr 08, 2014

Đối với người Nhật Bản, hoa Anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung, và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa Anh đào đem tặng được xem như biểu tượng ...


image

Tuổi Già: Ai sẽ là “tôi” cho tôi ?
Triển lãm chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa của VN
Thoát Trung ?!
Mỹ giải bài toán Iraq, Trung Cộng sẽ mất Iran
Hoa hậu Tristine Trâm Bùi ngồi tù vì trồng cần sa
Tự thiêu ở Mỹ phản đối Trung Cộng
Khóc với dòng sông
Sài Gòn: Người đàn ông 'Không bán nước' bị CA bắt ...
Nghề truyền thông và nghiệp làm báo
Phải làm gì khi con em phạm tội
Những thứ sẽ biến mất trong tương lai?
Hồ Chí Minh: con khủng long ba đầu, chín đuôi
Cuộc đời của người tị nạn
Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình
Giảm lệ thuộc vào Trung Cộng như thế nào
Du học: "Đi đi, đừng về!"
Vợ chồng và World Cup
Những mánh khóe và xảo thuật của đặc công Việt cộn...
Khoa học gia gốc Ấn thắng giải lương thực Thế giới...
TC đưa giàn khoan thứ hai gần VN hơn
Indonesia 'khó dẹp' khu đèn đỏ
Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Tr...
Hiểm họa từ căn cứ quân sự trái phép TC xây trên đ...
Hãy trả lại sự thật cho lịch sử!
Bất ngờ và thất vọng sau vòng một
Tổng thống Obama loan báo kế hoạch bảo vệ Thái Bìn...
Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Cộng
Huyền thoại cây Sồi già
Hãy sống đúng nghĩa như một hoa hậu
Phở Việt ở Brazil 248.000 đồng/tô
Bóng Đá Mỹ: Số Đỏ
Phong trào 'Không bán nước' được hưởng ứng và lan ...
Màn kịch độc ác và tàn nhẫn?
Đại sứ Trung Cộng Wang Min tố cáo chính quyền Hà N...
Người Việt ở Mỹ với Father's Day
Khi nào Việt Nam thay đổi
TS Hà Vũ: ‘TC chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN th...
Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát!
Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới
Không tay chân vẫn câu được hơn 7.000 con cá

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.