Ðã
có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức
Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về
những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam
và thế giới.” Năm 1951 ông bỏ Paris
về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; đã từng “trải
nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết
học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác.
Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực
kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý.” Theo ông, đây là
“một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chín
đuôi.”
Hình bìa tác phẩm “Trần Ðức
Thảo Những Lời Trăng Trối,” do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ thực hiện.
Lời
trối trăng của nhà triết học Trần Ðức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra
những sai trái lịch sử của “ông cụ,” không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx
thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện
nay ở nước ta.” Theo ông, quá khứ cách mạng của Việt Nam đã tích tụ quá nặng đầy những
di sản xấu. Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống động của một nhà
tư tưởng giúp độc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch đang bao phủ lên thân
phận dân tộc, lên đất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “đang bị
ung thối bởi căn bệnh xảo trá, căn bệnh thủ đoạn của đảng.” Ông bị tống đi ra
khỏi quê hương vĩnh viễn với cái vé đi một chiều, bị đuổi khỏi Sài Gòn, buộc
phải đi Pháp, không được trở về Hà Nội.
Giáo
sư Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917 tại xã Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh.
Trong cuốn sách, nhà triết học Trần Ðức Thảo (1917-1993) đã vạch ra rằng, về
lâu về dài, càng thấy ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử với đất nước và
dân tộc, đã để lại di sản vô cùng trầm trọng: “chọn chủ nghĩa xã hội của Marx
để xây dưng chế độ, chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình để bành trướng xã
hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, chọn Mao và Ðảng Cộng Sản Trung Cộng làm
đồng minh, đồng chí.” Sách có 16 chương, một chương chỉ để giải mã lãnh tụ;
nhưng ở chương nào HCM cũng được đề cập tới. Ông xác nhận, hễ nói tới thảm kịch
Việt Nam
thì “không thể không nhắc tới ông cụ.” Cố giáo sư quả quyết, ‘phải nói thẳng ra
là Mao đã trực tiếp bẻ lái “ông cụ”; và “Trung Cộng muốn nhuộm đỏ Việt Nam
theo đúng màu đỏ đậm của Trung Cộng.”
Ðãi
ngộ hay bạc đãi
Triết
gia Trần Ðức Thảo (TÐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng tranh cãi với
Jean-Paul Sartre được đảng Cộng Sản Pháp vận động để được cho về xứ nhằm phục
vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cứu sâu rộng cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga
và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của Karl Marx.” Khi về tới quê hương “tôi
bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là “siêu gián điệp trí thức.” Tên tuổi ông, một
thời danh tiếng trời Âu chìm hẳn. Năm 1991 ông “bị đẩy trở lại Paris .” Thế nhưng, sau khi qua đời ngày 24
tháng 4, 1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chương Ðộc Lập; ca
tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng “”tư tưởng HCM” đã có
ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời đảng, nhà nước
rất mực trọng đãi ông.
Có thật thế không? Trong chương Ðãi Ngộ Hay Bạc Ðãi, ông nói, những chức vị mà người ta ban cho, “che giấu một đối xử nghiệt ngã và tồi tệ.” Ông cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn đứng giữa ruộng dưa.” Sự thật “họ chỉ để cho sống; cho tôi khỏi chết đói; chỉ toàn là bạc đãi.” Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải gắng mà học tập nhân dân nghĩa là phải cúi đầu tuyệt đối vâng, nghe lời đảng.”
Có thật thế không? Trong chương Ðãi Ngộ Hay Bạc Ðãi, ông nói, những chức vị mà người ta ban cho, “che giấu một đối xử nghiệt ngã và tồi tệ.” Ông cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn đứng giữa ruộng dưa.” Sự thật “họ chỉ để cho sống; cho tôi khỏi chết đói; chỉ toàn là bạc đãi.” Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải gắng mà học tập nhân dân nghĩa là phải cúi đầu tuyệt đối vâng, nghe lời đảng.”
Những điều nói đó phù hợp với bài báo của nhà thơ Phùng Quán Chuyện vui về triết gia Trần Ðức Thảo đăng trên báo Tiền Phong ngày 11 tháng 5, 1993: nhờ cái chết của nhà tư tưởng lớn này qua các báo mà rất nhiều người trong nước được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế. Ông ta sang tận bên Tây mà chết. Khi sống ở trong nước thì lôi thôi nhếch nhác hơn cả mấy anh công nhân móc cống.
Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người.”
Mưu
thần chước quỷ
Nhiều
người tự hỏi bị đối xử cay đắng như vậy sao “bác Thảo lại hay có lúc bật cười
như điên”; và bị chung quanh chê bai, chế giễu “bác là người khùng”? TÐT cho
hay, ông bắt đầu “hết cười rồi lại khóc” sau khi tham gia đợt thi hành cải cách
ruộng đất ở huyện Chuyên Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 1953. Lương tri trỗi dậy khi
thấy lãnh đạo “chọn con đường hành động nặng tính cuồng tín, dã man.” Ông nói,
“chẳng thà là thằng khùng hơn làm thằng đểu, thằng ác, thằng lưu manh.” Về giai
thoại TÐT đi chăn bò, theo ông, đó là một sự xấu hổ cho cả nước. Làm nhục một
trí thức là lối hành xử của một chính quyền man rợ, bị ảnh hưởng Trung Cộng,
buộc họ phải học thuộc lòng câu “trí thức không bằng cục phân” của Mao.
Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản ViệtNam rất sùng bái Trung Cộng, “cứ
như là con đẻ của Ðảng Cộng Sản Trung Cộng.” Là một nhà triết học, có thói quen
tìm hiểu, đánh giá lại, ông thấy “nước ta trồng cây tư tưởng của Marx, cho tới
nay cây đó chỉ cho toàn quả đắng.” Chính “cái thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến
sự đau khổ của con người bị kềm kẹp bởi ý thức hệ” khiến ông muốn “đặt lại vấn
đề từ học thuyết.” Triết gia TÐT nói, nhiều lãnh tụ “từ lầu đài tư tưởng Marx
bước ra đã trở thành những ác quỉ.” Theo ông, “quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai
cấp”; là thứ “vi rut” tư tưởng độc hại vô cùng; nó phá hoại xã hội, nó thúc đẩy
con người đam mê tìm thắng lợi, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế
độ độc tài, độc đảng.
Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản Việt
Huyền
thoại “bác Hồ”
Vẫn
theo nhà tư tưởng TÐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói
lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ sử dụng sản
phẩm chính thống của đảng thì làm sao họ hiểu hết được mặt thật của họ Hồ. Ông
nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của
“ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Ðó là những tên giả chính “cụ Hồ” đã tự đặt
cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẽ, phải phân tách những chuyện biến tư tưởng qua
từng giai đoạn đổi tên, đổi họ; từ những cái tên “Tất Thành,” rồi “Vương,” rồi
là “Ái Quốc,” chót hết là “Chí Minh.” Ðấy là những biểu hiện của một thứ bệnh
tâm thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không
được cho vào học Trường Thuộc Ðịa để ra là quan.
Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách đề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân được. “Ông cụ” đã tạo ra một thời chính trị điên đảo. Ngoài ra, đám quần thần chung quanh “ông cụ,” không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người.” Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi.” TÐT cho biết, năm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu đãi ở Paris, ông đã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú đâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương.”
Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông được về nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Sài Gòn đang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới đang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TÐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hóa trang cao độ.” Cái gì có giá trị là của bác, của đảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TÐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành đạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt đạo đức”; vì cách sống muôn mặt của bác đâu phải là gương sáng.
Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách đề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân được. “Ông cụ” đã tạo ra một thời chính trị điên đảo. Ngoài ra, đám quần thần chung quanh “ông cụ,” không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người.” Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi.” TÐT cho biết, năm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu đãi ở Paris, ông đã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú đâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương.”
Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông được về nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Sài Gòn đang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới đang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TÐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hóa trang cao độ.” Cái gì có giá trị là của bác, của đảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TÐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành đạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt đạo đức”; vì cách sống muôn mặt của bác đâu phải là gương sáng.
Theo
sự chiêm nghiệm của triết gia TÐT thì HCM chưa đọc kỹ học thuyết sách vở của
Marx, “tư duy xổi nên chưa tiêu hóa được”; nhưng lại “đọc thuộc lòng cuốn “Le
Prince” của Machiavel,” cuốn chỉ bày tận dụng mọi thứ để người ta sùng bái.
“Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng lý trí đến vô cảm; không thiết
tha với gia đình; không có bạn hữu thân tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học.
Trong vòng thân cận, chỉ có toàn hầu cận ít học được ”ông cụ” đào tạo để phục
tùng; rồi sau đề bạt lên làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính
trị,” là để “ca ngợi mình” và “hô hào quyết chiến.” Nhà triết học này còn cho
rằng, trên thân phận HCM có một bóng ma quái nó đè. Ðó là “ bóng ma đế quốc
bành trướng vô cùng độc đoán, lấn át của Mao.”
Vẫn theo TÐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên đẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một đế quốc đỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Ðó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn.” “Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được nên đã lấy học thuyết “giai cấp đấu tranh” làm kim chỉ nam để tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, để nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần,” từ bỏ cả vợ con, mất đi tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao đã cài chung quanh “ông cụ” một đám cực kỳ cuồng tín.
Vẫn theo TÐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên đẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một đế quốc đỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Ðó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn.” “Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được nên đã lấy học thuyết “giai cấp đấu tranh” làm kim chỉ nam để tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, để nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần,” từ bỏ cả vợ con, mất đi tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao đã cài chung quanh “ông cụ” một đám cực kỳ cuồng tín.
Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người đã thúc đẩy ông phải thoát khỏi thái độ hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc trí thức và văn nghệ sĩ Hà nội; giới này đã ứng xử đồng lõa với tội ác của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP. Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở Sài Gòn sau 1975, nếu đọc chương “Vẫn chưa được giải phóng” đều nhận thấy những mô tả của triết gia về Hà nội năm 1954 rất giống Sài Gòn sau 30 tháng 4, 1975: “cả con người và xã hội ở đây đã không hề được giải phóng” và thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế độ cũ.
Ông nhận xét: tư hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có được; tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký và quyền lực.
Cao
vọng hơn “bác Hồ”
Ðược
gợi hứng bởi môi trường miền Nam, trong vòng 10 ngày TÐT hoàn thành một tập
sách nhỏ “Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người.” Ðây là văn bản
phản bác giáo điều, được đón nhận như một bông hoa lạ. Chẳng bao lâu sách bị
cấm phổ biến. Giới cựu kháng chiến và nhiều trí thức khác còn ở lại trong nước
tấp nập tới làm quen với nhà triết học để nghe những “lời tiên tri” là “cách
mạng đã biến chất để tư bản man rợ tràn ngập.” Trung ương thấy số người “phức
tạp” đến gặp “bác Thảo” càng ngày càng đông, nên Ðảng đã quyết định “anh phải
ra đi.” Nhà triết học than “thôi thì đành mang thân xác ra xứ người.” Qua Pháp,
tuy đã một thời vang danh ở Paris ,
ông vẫn “lâm cảnh sống nay lo mai,” và còn bị Tòa đại sứ theo dõi kiểm soát
chặt chẽ.
Trong cái xui có cái may. Nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc nhà triết học bán chữ để kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh đô ánh sáng mà đã làm quen thân với ông, được nghe ông tâm sự. Quyển sách ghi lại nỗi hối hận đã thiêu đốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc đời. Nhà văn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn băng cho những ai muốn nghiên cứu về TÐT.” Trong sách nhà triết học có lần đã khẳng định: “Tôi có tham vọng cao hơn của ‘bác Hồ’ nhiều lắm.” Ðấy là xây dựng “một lâu đài tư tưởng trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình.” Nhưng mộng đó không thành, triết gia lừng danh một thời trời Âu bị đột tử. Chúng ta mất đi “một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng.”
Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là để phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của ViệtNam .
Trong lời bạt ông viết, “cuộc đời TÐT xem như cuộc đời tan nát vì “cách mạng”
mà ông chọn phục vụ vào năm 1951 nên mọi sự trở nên vỡ lở.
Trong cái xui có cái may. Nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc nhà triết học bán chữ để kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh đô ánh sáng mà đã làm quen thân với ông, được nghe ông tâm sự. Quyển sách ghi lại nỗi hối hận đã thiêu đốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc đời. Nhà văn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn băng cho những ai muốn nghiên cứu về TÐT.” Trong sách nhà triết học có lần đã khẳng định: “Tôi có tham vọng cao hơn của ‘bác Hồ’ nhiều lắm.” Ðấy là xây dựng “một lâu đài tư tưởng trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình.” Nhưng mộng đó không thành, triết gia lừng danh một thời trời Âu bị đột tử. Chúng ta mất đi “một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng.”
Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là để phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của Việt
Ta nằm đây, bốn mươi mùa sương gió
ReplyDeleteTrong nhà mồ hoang vắng lạnh từng đêm
Hồn say mơ về những phút êm đềm.
Bên cạnh những đoá hoa đời tươi thắm.
Ta còn nhớ nàng Tuyết Minh đằm thắm
Đêm động phòng cô gái hãy còn trinh
Nàng yêu ta thật đắm đuối chung tình
Đâu hay biết đời ta như cánh bướm.
Hương lửa đương nồng, lòng ta đã chán
Nghĩa phu thê nào buộc cánh chim hồng
Trốn người tình, ta quất ngựa truy phong
Rồi trôi nổi bay theo ngàn hướng gió.
Đời phiêu bạt bốn phương trời đây đó
Bao môi hồng, má thắm, đã qua tay
Nào Thái, Miên, Nga, Đức, Mỹ, Tây, Tàu
Ta khoái nhất vẫn người con gái Việt.
Thuở học đạo bên phương trời Xô viết
Ta gặp nàng mắt biếc, tóc ngang vai
Ta yêu người đồng chí nữ Minh Khai
Già nhân ngãi nhưng còn non chồng vợ.
Nàng có thai, ta vô cùng run sợ
Vội tìm người giúp đỡ chuyện chồng con
May thay nhờ đồng chí Lê Hồng Phong
Gánh của nợ ta mừng như thoát chết.
Hang Bắc Bó ta gặp nàng Thị Ngát
Cô học trò bé bỏng tựa nai tơ
Ta cưng em như cháu gái dại khờ
Nàng đáp lại cho ta thằng Đức Mạnh.
Hương lửa đương nồng, lòng ta đã chán
Nghĩa phu thê nào buộc cánh chim hồng
Trốn người tình, ta quất ngựa truy phong
Rồi trôi nổi bay theo ngàn hướng gió.
Nhưng đảng muốn ta phải là ông thánh
Là cha già dân tộc quyết hy sinh
Không vợ con, tình ái, chẳng gia đình
Sống diệt dục như thầy tu ép xác.
Ta bảo chúng: “Các chú mầy quá ác
Các chú thì thê thiếp mỗi hằng đêm
Lại bắt ta phải nuốt dãi nhịn thèm
Món đồ chơi để lâu ngày đã mốc.”
Bọn chúng làm thinh, ta bèn giả khóc
Cuối cùng chúng phải nhượng bộ chiều ta
Ta được quyền ‘yêu’ mút chỉ ca tha
Nhưng tuyệt đối không bao giờ cưới vợ.
Kể từ đó bao nhiêu là cô gái
Đã vào dinh hộ lý xác thân ta
Từ những cô cháu gái Miền Nam ra
Đến những ả Mèo, Nùng miền biên giới.
Họ nhiều quá ta làm sao nhớ hết
Nhưng một nàng làm thổn thức tim ta
Nàng da thơm, má thắm, nét mặn mà
Ta ngây ngất thấy mình như trẻ lại.
Ta say đắm quên cả lời đảng dạy
Để cho nàng dính phải cái bào thai
Nàng thương con, đòi cưới hỏi công khai
Nghe nàng nói ta tưởng là sét đánh.
Và quả nhiên, cuộc đời nàng bất hạnh
Thằng Quốc Hoàn theo lệnh đảng yêu tinh
Nỡ đang tâm cắt đứt mối duyên tình
Còn hãm hiếp, vứt thây nàng ngoài phố
Đứa con trai, cũng may còn tốt số
Thoát tử thần, nhưng sống kiếp không cha
Con Tiến Trung, xin thấu hiểu lòng ta
Và ghi nhớ mối thù sâu của mẹ.
Ta bây giờ trong nhà mồ quạnh quẽ
Ngày ồn ào bao kẻ tới người lui
Đêm vắng tanh nằm trở giấc bùi ngùi
Lòng thương tiếc một thời đầy hoa thắm.
Phan Huy