Friday, June 20, 2014

Cuộc đời của người tị nạn

image
Liên hợp quốc nói người Rohingya, sống ở miền tây Miến Điện, là một trong những nhóm sắc tộc thiểu số bị đàn áp tàn tệ nhất thế giới. Nhiếp ảnh gia Saiful Huq Omi nói "một số ít những lời nói từ John [người tị nạn Rohingya] khiến tôi muốn lui lại một bước". "Bạn không thể vượt qua dòng sông Naaf và ngôi nhà của tôi nằm bên sông. Chỉ cách chỗ này có hai dặm, nhưng với tôi nó như là hai triệu dặm, một khoảng cách tôi sẽ không bao giờ có thể vượt qua. Mẹ tôi ở đó, nhà tôi ở đó. Nó rất gần đối với những người như anh, những người có hộ chiếu, có thể đi tới bất kỳ đâu họ muốn."

image
Nhiếp ảnh gia Sam Phelps nói: "Tôi cúi người xuống nền căn lều tạm, một bà cụ 70 tuổi trú tại L'Ecole Liberty trong thị trấn Bossangoa, Cộng hòa Trung Phi. Bà vừa nói vừa khóc, chung quanh là chút tài sản gia đình, những gì họ chỉ kịp vơ đi trước khi nhà cửa bị các tay súng chống-Balaka phá hủy vài tuần trước."

image
Phóng viên ảnh người Mỹ Lynsey Addario nói: "Âm nhạc vang lên từ khu trại lặng lẽ, và bên trong căn nhà của Yousra, 16 tuổi, một nhóm các thiếu nữ, phụ nữ rạng rỡ vỗ tay ăn mừng đám cưới diễn ra trong ngày. Sau gần một năm đưa tin về người tỵ nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jorrdan, Iraq, và tại các trại dành cho những người phải ly tán nhà cửa ở ngay trong Syria, tôi cuối cùng đã được chứng kiến một cảnh hạnh phúc. Trong vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi, tôi tưởng tượng ra cuộc sống của họ ra sao khi họ còn được ở nhà."

image
Nhiếp ảnh gia Frederic Noy nói: "Vài tuần trước tôi tới Cameroon chụp hình những người tỵ nạn Trung Phi tới nơi sau khi bỏ chạy khỏi tình trạng bạo lực ở nước họ. Được chụp trong chuyến công tác này, với tôi, tấm hình mà tôi chọn chính là biểu tượng về cảnh ngộ khốn khổ của những người tỵ nạn. Một đứa trẻ Trung Phi ngủ trên tấm nệm. Tuy rõ ràng là rất đói nhưng nó vẫn nằm ngủ, yếu đuối và cảm thấy biết ơn."

image
Sebastian Rich, một nhiếp ảnh gia người Anh và là cameraman với "quá nhiều" hình xăm, nói: "Tại một trại ở Maban County, Nam Sudan, một cô bé chừng bảy tuổi đã đi theo tôi trong khi tôi chụp những tấm hình về cuộc sống thường nhật. Một bàn tay bé nhỏ, ấm áp nắm nhẹ cổ tay tôi. Tôi nhìn xuống và thấy cô bé chăm chú ngắm nhìn những chú bướm. Người phiên dịch, Mohammad, nói với tôi: "Cô bé nói trong trại thật là bẩn thỉu bụi bặm, cho nên cô bé muốn lấy những chú bướm từ cánh tay ông và đặt chúng vào túi áo của cô bé, để giữ cho những đôi cánh được sạch, xốp."

image
Andrew McConnell, người chụp hình Saada, người tỵ nạn Syria 102 tuổi, nói: "Saada là một phụ nữ bền bỉ. Bà mất bảy trong số 10 đứa con từ khi chúng còn nhỏ, mất đi người chồng từ 13 năm trước và nay, mất nối đất nước mình. Ngay cả khi bom bắt đầu dội xuống vùng đất của mình, bà ấy vẫn tiếp tục với nếp sống thường nhật. "Tôi ngồi bên ngoài, phân loại ô-liu và máy bay bay trên đầu. Họ kêu gọi, gào thét phía trên, bảo tôi phải vào trong, nhưng tôi hỏi họ: "Vì sao? Chiếc máy bay không cần gì từ tôi hết. Tôi sẽ không tấn công nó bằng những trái ô-liu."

image
Phóng viên ảnh người Anh Jason Tanner nói: "Tôi cứ chần chừ, muốn giành thời gian trong hai năm để tìm cách tiếp cận và chụp hình những đối tượng bị bạo lực tình dục trong cuộc xung đột. Có những tấm chân dung 'vô danh' nhằm bảo vệ danh tính của đối tượng là những kỹ năng thách thức nhất cho một nhiếp ảnh gia. Những lời kể của Maria [không phải tên thật của nhân vật] về hoàn cảnh đau lòng của cô và bối cảnh cuộc phỏng vấn khiến tôi nghĩ tới trách nhiệm phải chăm sóc, những trách nhiệm và nghĩa vụ mà chúng tôi, những người cầm máy, phải thực hiện để đền đáp niềm tin, những rủi ro và đôi khi cả lòng dũng cảm mà những người tỵ nạn dành cho chúng tôi."

image
Helene Caux trong chuyến công tác tới Burkina Faso làm cho Cao ủy Liên hợp quốc về Người tỵ nạn nói: "Tôi đã định bỏ cuộc trong môi trường khốn cùng này, nhưng rồi tôi nhìn thấy một cô bé đứng ngay trước mặt tôi, giữa cơn bão cát cuồng nộ. Sau đó tôi được biết cô bé tên là Assafa, 6 tuổi. Assafa cùng gia đình và toàn bộ người tỵ nạn từ trạn Damba được chuyển tới một trái gần đó, ở Mentao. Cô bé tiếp tục đi học. "Cháu muốn trở thành giáo viên," cô bé nói. "Và cháu muốn trở về nhà ở Mali."

image
Nhiếp ảnh gia Evelyn Hockstein nói: "Người chú của Naima bị giết chết tại Ethiopia do tham gia phong trào Oromo. Cha mẹ của chị bỏ chạy khỏi Kenya như những người tỵ nạn chính trị, trước khi được cho tới California. Bây giờ, Naima [chụp chung cùng con trai trong hình này] làm nhân viên cho Ủy ban Cứu trợ Quốc tế ở Atlanta. "Tôi thích làm việc với khách hàng," chị nói. "Tôi nhìn thấy cha mẹ mình, thấy mình trong họ." Naima có kế hoạch tập trung vào sức khỏe phụ nữ và sức khỏe nói chung, để những người phụ nữ tỵ nạn có thể lên tiếng mạnh mẽ hơn.

image

Nhiếp ảnh gia Phil Beham nói: "Điều khiến tôi bị ấn tượng ngay lập tức là độ tuổi của người phụ nữ này. Bà ấy tên là Rasoul, 75 tuổi và bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do bạo lực phe phái tại bang Rakhine của Miến Điện. Sau khi chụp hình bà, tôi tự hỏi minh: "Làm sao mà một người ở độ tuổi đó có thể thích nghi được với hoàn cảnh đó?" Hãy tưởng tượng là bà của bạn phải sống trong số phận đó, có lẽ bạn sẽ hiểu được cuộc sống phải ly tán là khốn khổ tới mức nào."


Làn sóng người tị nạn mới gây quan ngại về xu hướng dài hạn

image
Người tị nạn Iraq tại trị Khazir ngoài Irbil, ngày 16/6/2014. Con số những người tị nạn và thất tán ngay trong Iraq đang ngày càng gia tăng.
Chiến tranh tại Iraq, UkraineSyria đã tạo ra những làn sóng người tị nạn, thu hút sự chú ý trở lại về con số lớn người dân bị thất tán trong nhiều năm. Vào lúc cộng đồng thế giới kỷ niệm Ngày Tị nạn Thế giới vào ngày hôm nay, con số những người phải rời bỏ nhà cửa đã lên đến hơn 45 triệu người, cao nhất trong hai thập niên qua. Những cuộc tranh chấp vũ trang vẫn là nguyên nhân chính yếu, theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Zlatica Hoke.

Con số những người tị nạn và thất tán ngay trong nước ở Iraq đang gia tăng. Những người Iraq rời bỏ nhà cửa sau khi đồng minh tiến vào Iraq năm 2003 trong những năm gần đây có thêm những người Syria nữa cũng cùng chung số phận. Tình trạng thất tán ở quy mô lớn tái diễn với những cuộc tấn công của phe nổi dậy Sunni tại miền bắc Iraq. Nhiều người sắc tộc Turkmen đã rời bỏ thành phố Tal Afar.

image
Một người Turk nói:“Chúng tôi thực sự sợ hãi. Chúng tôi sợ là một quả bom sẽ rơi trúng chúng tôi hay là việc gì đó sẽ xảy ra đối với chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải rời bỏ nhà cửa.”

Các thành viên của Mặt trận Turkmen Iraq nói họ sẽ chống trả lại.

Ông Kasim Kar, thuộc Mặt trận Turmen Iraq nói: “Những người Turkmen đang trong tình trạng khó khăn tại Tal Afar. Có khoảng 150.000 người đã đi lánh nạn, Họ cần sự giúp đỡ. Họ sẽ không bao giờ quên được những gì xảy ra.”


image
Một số trẻ em sinh ra tại các trại tị nạn chưa bao giờ thấy được quê hương.

Những người tị nạn Syria tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Libăng đang bắt đầu mất hy vọng được trở về nhà. Một số trẻ em sinh tại đây chưa bao giờ thấy được quê hương. Người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc ông Antonio Guterres đã đi thăm một số trại tị nạn quá tải trong tuần này. Ông nói:

“Chúng tôi chỉ có 20% trẻ em Syria tại Libăng được đi học chính thức, trong các trường chính thức nơi các em có thể có được một chứng chỉ, để có thể sử dụng để tiến về phía trước trong cuộc sống của các em. Do đó chúng tôi làm được rất ít. Chúng tôi cần được sự hỗ trợ nhiều hơn của cộng đồng quốc tế để giúp người tị nạn Syria, nhưng cũng cần nhiều sự hỗ trợ đối với các nước như Libăng và Jordan, là những nước đang gặp những thách thức to lớn.”

image
Những quốc gia gần vùng tranh chấp tiếp nhận một số lớn người tị nạn có thể thấy được là chăm sóc cho những người này là một gánh nặng to lớn. Ông Guterres liên tiếp kêu gọi thêm tiền tặng dữ từ các nước phát triển.

“Một thái độ bác ái và đoàn kết của cộng đồng quốc tế liên hệ đến những người tị nạn Syria và đối với những quốc gia đón nhận họ là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Và điều cộng đồng quốc tế đang làm thì rất ít so với những thống khổ và những nhu cầu của những người chúng tôi gặp, nói rõ hơn là những người chúng tôi gặp ngày hôm nay.”


Trong khi những quốc gia cấp viện gặp khó khăn trong việc thỏa mãn những cầu của các người tị nạn hiện nay, những cuộc tranh chấp mới tạo nên những làn sóng những người sơ tán mới. Có khoảng 90.000 người rời khỏi vùng có cuộc tấn công của quân đội Pakistan chống lại những phần tử chủ chiến tại vùng Bắc Waziristan trong tháng này.

image
Một cư dân rời khỏi vùng Mir Ali tại Bắc Waziristan nói:

“Chúng tôi bỏ chạy vì bị oanh tạc. Khi máy bay phản lực bắt đầu thả bom và các máy bay trực thăng võ trang bắt đầu oanh kích khắp nơi, chúng tôi quyết định bỏ chạy.”

Theo Liên hiệp quốc, chỉ riêng trong năm qua, cứ mỗi 4 giây là có một người phải rời bỏ nhà cửa. Tuy nhiên con số này chỉ là một khía cạnh của thảm kịch nhân loại này. Chiến tranh làm tan nát hàng ngàn gia đình. Gần một nửa người tị nạn dưới 18 tuổi, và con số ngày càng nhiều đang tự mình bỏ chạy.


Apr 25, 2014
'Tôi là người tỵ nạn Việt Nam ' của đạo diễn Sally Trần kể lại câu chuyện có thật về cuộc đời của Mitchell Phạm, một người New Zealand gốc Việt. (www.nzonscreen.com/title/eat-your-cake-im-a-vietnamese-refugee-2010).

Oct 26, 2013
Sáng Chủ nhật ngày 10 tháng 6 năm 1990, một hạm đội Hoa Kỳ gồm 6 chiến hạm trong khi di chuyển từ Thái Lan sang Phi Luật Tân, đã phát hiện một chiếc tàu tỵ nạn Việt Nam trên hải phận quốc tế. Vị hạm trưởng đã hạ ...

Apr 09, 2013
Thậm chí đối với những ai không ưu thích chính sách của bà cũng coi việc bà đồng ý đón nhận 10 ngàn người Việt tị nạn là một cử chỉ cao thượng vì họ nhận ra rằng 'trong người đàn bà thép ấy vẫn còn có một trái tim biết ...

Apr 14, 2011
Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu

May 01, 2012
Mỗi năm, ngày 30 tháng tư gợi lại vết thương đau buồn và mất mát của người Việt hải ngoại, người Việt mất nước, người Việt tỵ nạn, người Việt chạy trốn chế độ độc tài Cộng Sản. 2_ Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent ...

Feb 12, 2014
Chỉ có 4 người Việt Nam được phỏng vấn cho phim tài liệu “Last Days”, trong đó có một người tỵ nạn. Tuy nhiên trong bộ phim, người ta không tìm được lời giải thích nào về hệ quả của các cuộc biểu tình chống đối chiến ...


image

Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình
Giảm lệ thuộc vào Trung Cộng như thế nào
Du học: "Đi đi, đừng về!"
Vợ chồng và World Cup
Những mánh khóe và xảo thuật của đặc công Việt cộn...
Khoa học gia gốc Ấn thắng giải lương thực Thế giới...
TC đưa giàn khoan thứ hai gần VN hơn
Indonesia 'khó dẹp' khu đèn đỏ
Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Tr...
Hiểm họa từ căn cứ quân sự trái phép TC xây trên đ...
Hãy trả lại sự thật cho lịch sử!
Bất ngờ và thất vọng sau vòng một
Tổng thống Obama loan báo kế hoạch bảo vệ Thái Bìn...
Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Cộng
Huyền thoại cây Sồi già
Hãy sống đúng nghĩa như một hoa hậu
Phở Việt ở Brazil 248.000 đồng/tô
Bóng Đá Mỹ: Số Đỏ
Phong trào 'Không bán nước' được hưởng ứng và lan ...
Màn kịch độc ác và tàn nhẫn?
Đại sứ Trung Cộng Wang Min tố cáo chính quyền Hà N...
Người Việt ở Mỹ với Father's Day
Khi nào Việt Nam thay đổi
TS Hà Vũ: ‘TC chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN th...
Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát!
Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới
Không tay chân vẫn câu được hơn 7.000 con cá
Những bằng chứng Trung Cộng tố cáo Việt Cộng
Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc?
Trung Quốc - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
Tiểu bang California đặt tên đường “Ca nhạc sĩ Việ...
Thế Uyên, Tình dục là sự sống
Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh cao quyền lực
Trung Cộng 'Quốc tế hóa' tranh chấp Biển Đông?
Cả Thế Giới ghét TC
Nếu phải đánh nhau.?
TC phản công ‘chiến dịch bôi nhọ’ của VN
Gần nửa bao cao su ở VN 'không chuẩn’
Một người Tàu làm Phó Chủ tịch Quốc hội VN
TC khó thoát khỏi Thiên La Địa Võng của Hoa Kỳ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.