Hãy
trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề
ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham
khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng
viên.
Câu
chuyện lạm phát tiến sĩ, tiến sĩ giấy ở Việt Nam là một câu chuyện dài chưa có
hồi kết kể từ cái ngày cách đây cũng đã lâu, khi mà người ta quyết định các
chức danh công chức phải có bằng cấp nhất định nào đấy, và rồi nhờ một quyết
định mang tính chất hành chính mà hàng trăm phó tiến sĩ bỗng chốc ngủ một đêm
thức dậy thấy mình thành tiến sĩ.
Hân
hoan. Khoan khoái. Hoạn lộ mở ra, thông thoáng. Kể từ ngày đó, và kể từ ngày mà
một vị mới lên làm bộ trưởng giáo dục đã đặt ra cái chỉ tiêu đầy tự hào là trong
bao nhiêu năm Việt Nam phải có 20.000 tiến sĩ, rồi Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu
đến năm 2020 phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ,
100% cán bộ diện UBND thành phố quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một
nửa cần đạt trình độ tiến sĩ thì căn bệnh lạm phát tiến sĩ chỉ có ngày càng
nặng thêm, với biết bao hệ luỵ: học giả bằng giả, bằng thật học giả, bằng dỏm
của các đại học dỏm nước ngoài, thuê thi hộ, thuê viết luận án hộ hoặc “chôm”
luận án của người khác…
Số
ấn phẩm khoa học từ 1966 đến 2011 của các nước trong khối ASEAN. Dù có số lượng tiến sĩ không nhỏ nhưng Việt Nam vào hàng chót bảng. (nguồn: ISI Web of Science 2012)
Với 24.000 tiến sĩ hiện nay, nhiều nhất trong các quốc gia Đông Nam Á,
Việt Nam lại chẳng có bao nhiêu công trình khoa học được đăng tải trên các tạp
chí khoa học quốc tế, không có trường đại học nào trong 500 trường đại học tốp
đầu thế giới, chất lượng giáo dục và đào tạo bậc cao chỉ xếp thứ 7/10 nước
ASEAN (chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar) và thứ 95/148 quốc gia được xếp
hạng theo diễn đàn Kinh tế thế giới.
Nhiều vấn đề học thuật, khoa học công
nghệ, kinh tế, xã hội mà thực tiễn đặt ra không thấy hoặc rất ít thấy có sự góp
sức về giải pháp của các nhà khoa bảng. Ngoài 633 tiến sĩ là giảng viên các
trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học (theo số liệu
của bộ Giáo dục và đào tạo năm 2013), không biết 15.000 tiến sĩ còn lại không
giảng dạy, không nghiên cứu, vậy thì họ ở đâu, làm gì nếu không phải là lãnh
đạo, công chức, cán bộ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước? Mà nếu vậy họ cần cái
học vị tiến sĩ để làm gì nếu không phải để giữ chức, thăng chức hoặc để loè
thiên hạ? Trong khi đó thì nhiều tiến sĩ không rành nổi một ngoại ngữ, đến nỗi
khi bộ Nội vụ dự tính yêu cầu cấp thứ trưởng, mà trong số đó hẳn có không ít
tiến sĩ, phải có một trình độ ngoại ngữ kha khá thì nhiều người thấy ngay là
chuyện không tưởng, là làm khó nhau. (Thật ra, bình thường, khi tốt nghiệp đại
học và trước khi bước vào quan trường, các ứng viên đã phải làm chủ tương đối
một ngoại ngữ chứ không phải sau khi làm quan chức rồi mới cho đi học ngoại ngữ bằng tiền ngân sách).
Đoàn Khắc Xuyên
Jun
01, 2011
Đại
dịch "Giả và Dỏm". image. http://baomai.blogspot.com/. BaoMai. Nhật
ký của Ngọc - Entry này có một tựa đề hơi bí hiểm. Nhưng những ai làm trong
nghề y đều biết đó là viết tắt của Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ. Chỉ có
ở ...
Apr
15, 2011
Trong
bài “Lại chuyện bằng giả và bằng dỏm” đăng trên blog này ngày 2 tháng 8, sau khi
nêu lên kinh nghiệm ở Mỹ và Pakistan, tôi đặt vấn đề: không biết bao giờ chính
phủ Việt Nam mới công khai mở cuộc điều tra về tệ ...
Jul
28, 2011
Ðộc
giả có thể tìm đọc bài viết trên Wikipedia có tựa đề “James Kirk diploma mills”
có rất nhiều chi tiết liên quan đến nhân vật này và các vụ sử dụng bằng cấp dỏm
của trường. Người ta không rõ ông Ngoạn đỗ “tiến sĩ tài ...
Mar
07, 2014
Trong
bài “Lại chuyện bằng giả và bằng dỏm” đăng trên blog này ngày 2 tháng 8, sau
khi nêu lên kinh nghiệm ở Mỹ và Pakistan, tôi đặt vấn đề: không biết bao giờ
chính phủ Việt Nam mới công khai mở cuộc điều tra về tệ .
Mar
27, 2014
Trong
bài “Lại chuyện bằng giả và bằng dỏm” đăng trên blog này ngày 2 tháng 8, sau
khi nêu lên kinh nghiệm ở Mỹ và Pakistan, tôi đặt vấn đề: không biết bao giờ
chính phủ Việt Nam mới công khai mở cuộc điều tra về tệ .
Oct
31, 2013
Trong
bài “Lại chuyện bằng giả và bằng dỏm” đăng trên blog này ngày 2 tháng 8, sau
khi nêu lên kinh nghiệm ở Mỹ và Pakistan, tôi đặt vấn đề: không biết bao giờ
chính phủ Việt Nam mới công khai mở cuộc điều tra về tệ .
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7hqYGHZCJwk
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7hqYGHZCJwk
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.