Ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia mới bổ nhiệm Vũ Viết Ngoạn xài bằng giả
Tiểu sử ông Vũ Viết Ngoạn
Ông Vũ Viết Ngoạn – sinh năm 1958.
Học vị: Tiến sĩ tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ)
Quá trình công tác:
Từ 1993 – 1995: Phó giám đốc sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ 1995 – 1996: Giám đốc khối thanh toán kế toán Ngoại thương Việt Nam
Từ 1996 – 1998: Phó tổng giám đốc Ngoại thương Việt Nam
Từ 1998 – 2000: Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ 2000 – 2007: Ủy viên hội đồng quản trị, kiêm TGĐ Ngoại thương Việt Nam
Từ 2007 – 2011: Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Hôm nay tôi ngồi đọc báo mạng thì tìm thấy tiểu sử của ông Vũ Viết Ngoạn, người mới được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia. Tôi đã có nghi vấn về học vị của ông này do trường Đại học La Salle (Philadelphia) không có chương trình Tiến sĩ Tài Chính.
Link: http://www.lasalle.edu/admiss/grad/doctoral.php
Doctoral Programs
School of Arts and Sciences
APA Accredited Psy.D. Program in Clinical Psychology
School of Nursing and Health Sciences
Doctor of Nursing Practice
Hình minh họa
Sau khi tìm kiếm thông tin trên mạng một hồi thì tôi phát hiện ra là có 2 trường La Salle tại Mỹ. Trường đàng hoàng ở Philadelphia có website như sau: www.lasalle.edu Trường này KHÔNG CẤP BẰNG Ph.D. Tài Chính.
“Trường” dỏm dưới Louisina, cũng lấy tên La Salle, thì chỉ in bằng ra bán, hoàn toàn không dạy gì hết, chỉ có 1 giáo viên, có bằng Cử nhân chính trường này cấp, dạy “15 ngàn sinh viên” chẳng bao giờ tới trường:
“…The FBI report stated that LaSalle had only one faculty member serving 15,000 students (and her only degree was a Bachelor’s from LaSalle)…”
In 2001, the Coquille Valley Sentinel profiled a hospital administrator who had asserted both a masters degree and a Ph.D. in Business Administration, from LaSalle University in Philadelphia, PA.[12] The real La Salle does not have a Ph.D. program in Business (only in Clinical Psychology and Nursing).[13] Richard Cormier had been newly selected for the head administrator role with Coquille Valley Hospital, when it was discovered that he had been lying about his education. When questioned, Cormier presented copies of his diplomas, both of which were awarded in October of 1994 by Kirk’s outfit in Louisiana. Shortly thereafter, Cormier recanted his acceptance of the position.[14]
Source: https://secure.wikimedia.org/wikipedia/en/wiki/James_Kirk_diploma_mills
: http://en.wikipedia.org/wiki/James_Kirk_diploma_mills#LaSalle_University_after_Kirk.27s_imprisonment
Như vậy, theo tôi, ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chánh của CP VN hẳn là MUA BẰNG tại La Salle Louisiana, không từng đi học 1 ngày.
Điều này sẽ là 1 cú tát tai vào mặt CP VN.
Đăng bởi kastinsky: http://dudoankinhte.wordpress.com/author/kastinsky/
Ông Vũ Viết Ngoạn làm Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia
(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ vừa điều động, bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm UB kinh tế của QH Vũ Viết Ngoạn làm Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia.
Ông Vũ Viết Ngoạn tại Quốc hội
Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Viết Ngoạn làm Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 22/7 trên cơ sở ý kiến của Ban Bí thư ngày 21/7, ý kiến của Đảng đoàn QH ngày 30/6.
Trước đó, người tiền nhiệm của ông Vũ Viết Ngoạn là ông Lê Đức Thúy đã thôi chức tại UB Giám sát tài chính quốc gia từ 1/5 để nghỉ hưu theo chế độ.
Trước khi đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm UB kinh tế của QH, ông Vũ Viết Ngoạn từng là Tổng GĐ Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank.
P.Thảo
Tổng giám đốc Vietcombank: Từ cậu học trò lười học...
Thứ tư, 05 Tháng tư 2006,
Ông Vũ Viết Ngoạn (giữa) tại lễ trao giải "Nhà lãnh đạo Ngân hàng Châu Á tiêu biểu 2005" tại BangKok
Ngày 15.3 tại Bangkok, ông Vũ Viết Ngoạn - Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu năm 2005" do The ASEAN Banker - một tạp chí về tài chính hàng đầu tại châu Á bình chọn. Ông Ngoạn là nhà lãnh đạo ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam vinh dự nhận danh hiệu này. Tại Vietcombank, không ai nghĩ ông Tổng giám đốc là người lười học. Thế nhưng đó đã từng là một sự thật. Vũ Viết Ngoạn là con út trong một gia đình nghèo có 3 anh em, riêng Ngoạn do sức khỏe yếu nên được bố mẹ ưu tiên cho đi học. Thế nhưng, đến khi học đại học (Đại học Ngoại thương), Ngoạn dường như đã phụ lòng cha mẹ khi cậu chỉ thích đàn hát, còn chuyện học hành thì bỏ bê.
Bước ngoặt đến vào năm cuối cùng của Đại học Ngoại thương khi cậu sinh viên Vũ Viết Ngoạn đến thực tập tại Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm sản. Khi thực tập tại đây, Ngoạn giật mình khi thấy với vốn kiến thức hiện có, cậu không thể làm được việc gì. Nỗi sợ hãi và xấu hổ tràn đến khi cậu nghĩ: "Với kiểu học hành và những kiến thức như hiện nay, mình cũng không khác gì một người không được đi học". Và cậu học trò lười học Vũ Viết Ngoạn đã quyết định đoạn tuyệt với đàn hát và tụ tập. Cậu quyết định bán cây đàn guitar mà cậu rất yêu thích...
Năm 1980, cậu sinh viên mới tốt nghiệp Vũ Viết Ngoạn khởi nghiệp tại Vietcombank, và 20 năm sau nữa, sau khi trải qua nhiều chức vụ tại các phòng ban khác nhau, ông Ngoạn nhận chức Tổng giám đốc Vietcombank. Ông Ngoạn cũng đồng thời trở thành Tổng giám đốc trẻ nhất trong lịch sử ở tuổi 42.
Năm 2000, khi nhận chức Tổng giám đốc Vietcombank, ngân hàng này đang nợ tồn đọng 4.560 tỉ đồng. Năm năm sau, Vietcombank đã hoàn thành cơ bản đề án tái cơ cấu, xử lý xong số nợ phát sinh, đạt mức lợi nhuận trước thuế 3.155 tỉ đồng, tăng 57% so với năm 2004. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng phát hành thành công 1.374 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn vào tháng 12.2005 với rất nhiều nhà đầu tư là các tổ chức lớn sẵn sàng mua với lãi suất 0%/năm, gây nên sự cố hy hữu trong lịch sử đấu thầu trái phiếu (nghẽn mạng vì không ai nghĩ đến lãi suất 0%).
Chính nhờ những đánh giá tích cực của các tạp chí tài chính có uy tín trên thế giới trong nhiều năm và kết quả rất ấn tượng từ chương trình tái cơ cấu của Vietcombank, Ban giám khảo của The ASEAN Banker đã nhất trí bỏ phiếu cho ông Ngoạn. Ông Ngoạn đã vượt qua gần 400 ứng cử viên sáng giá khác là Tổng giám đốc các tập đoàn tài chính ngân hàng lớn để đoạt danh hiệu "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu 2005".
Tại Việt Nam, Vietcombank là một ngân hàng lớn và được đánh giá cao về trình độ chuyên nghiệp. Thế nhưng, đối với các ngân hàng trong khu vực thì Vietcombank mới chỉ là một chú bé tí hon và còn có khoảng cách khá xa về trình độ phát triển. Nhưng, ông Ngoạn vẫn tỏ ra khá lạc quan: "Năm 2015, chúng tôi đặt mục tiêu sẽ đưa Vietcombank có quy mô và trình độ phát triển đứng trong số 70 Tập đoàn tài chính hàng đầu của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đây là mục tiêu lớn mà Vietcombank sẽ theo đuổi trong 10 năm tới và là một mục tiêu khó khăn hơn rất nhiều so với những mục tiêu đã từng đạt được trước đây. Nhưng tôi tin là chúng tôi sẽ làm được".
Hoàng Ly
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
HÀ NỘI (NV) -Ông Vũ Viết Ngoạn, tổng giám đốc Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, phó chủ tịch Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN, mới được bổ nhiệm làm “Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc gia” có thể có bằng tiến sĩ tài chính dỏm.
Tân chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia - Vũ Viết Ngoạn. (Hình: VNExpress)
Trang web “chinhphu.vn” hôm 25 tháng 7, loan tin ông Vũ Viết Ngoạn chính thức giữ chức chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia từ ngày 22 tháng 7 thay ông Lê Ðức Thúy nghỉ hưu từ đầu tháng 5 vừa qua. Chức vụ này có quyền hạn và bổng lộc cấp bộ trưởng.
Ông Lê Ðức Thúy, người từng giữ chức này, dính vào vụ bê bối ăn hối lộ hàng triệu đô la để cho công ty của chính phủ Úc trúng thầu in giấy bạc polymer cho Việt Nam. Theo bản tiểu sử phổ biến trên trang tin của Quốc Hội CSVN, ông Ngoạn sinh năm 1958 làm phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội từ 2007 đến nay. Ông nắm nhiều chức quan trọng tại ngân hàng Ngoại Thương suốt từ năm 2000 và chức vụ sau cùng là tổng giám đốc.
Trong tờ quyết định bổ nhiệm ông Ngoạn, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngoài căn cứ luật lệ tổ chức chính phủ, còn “Căn cứ ý kiến của Ban Bí Thư tại công văn số 1153-CV/VPTW ngày 21 tháng 7 năm 2011” để ra quyết định bổ nhiệm. Nói khác, bổ nhiệm ông Ngoạn vào chức vụ mới là quyết định của Bộ Chính Trị mà ông Dũng chỉ là người thừa hành.
Cái đáng để ý trong vụ này, theo bản tin bổ nhiệm ông Ngoạn của báo điện tử “Thời Báo Chứng Khoán Việt Nam” đề ở dưới cuối bản tin này là “Theo chinhphu.vn” trong đó phần tiểu sử của ông Ngoạn nói bằng cấp của ông là “Tiến sĩ Tài Chính Ðại Học La Salle, Hoa Kỳ.” Theo tìm hiểu của báo Người Việt, ở nước Mỹ, chỉ có một đại học Công Giáo ở thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, tên là La Salle University, địa chỉ
1900 W. Olney Ave., Philadelphia, PA.19141. Ðiện thoại: (215) 951-1000.
Vào trang thông tin điện tử của đại học này, ban tiến sĩ, người ta chỉ thấy trường có một chương trình tiến sĩ về tâm lý (APA Accredited Psychology Doctor Program in Clinical Psychology), và tiến sĩ điều dưỡng (Doctor of Nursing Pratice).
Ðại Học La Salle không có chương trình tiến sĩ kinh tế hay tài chính. Ðể kiểm chứng, mọi người có thể vào website “http://www.lasalle.edu/admiss/gra/doctoral.php”
Tuy nhiên, khi tìm hiểu trên Internet, người ta có thể thấy một số tài liệu liên quan tới một trường đại học mang tên “La Salle univeristy” ở thành phố Mandeville tiểu bang Louisiana là một trường bán bằng cấp dỏm, tiếng Mỹ gọi là “Diploma Mill” (xưởng sản xuất bằng cấp.)
Trường này từ năm 1996, đã bị Sở Ðiều Tra Liên Bang (FBI) ập vào khám xét, tịch thu hàng đống tài liệu mang đi điều tra.
Người cầm đầu tổ chức này là Thomas James Kirk II (còn được gọi là Thomas McPherson) bị truy tố năm 1996 về tội lừa gạt và bị kết án 5 năm tù.
Sau đó, qua nhiều chủ khác nhau, đến năm 2002 thì “La Salle University” ở Louisiana đóng cửa.
Ðộc giả có thể tìm đọc bài viết trên Wikipedia có tựa đề “James Kirk diploma mills” có rất nhiều chi tiết liên quan đến nhân vật này và các vụ sử dụng bằng cấp dỏm của trường.
Người ta không rõ ông Ngoạn đỗ “tiến sĩ tài chính” ở đại học “La Salle” nào, vào năm nào, ông đi du học Mỹ thời gian nào.
Trong bản tiểu sử của ông Ngoạn được trang điện tử Quốc Hội CSVN phổ biến, ông được thưởng “Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của thủ tướng chính phủ, Danh hiệu Tổng giám đốc xuất sắc Châu Á-Thái Bình dương năm 2005.”
Tháng 7 năm ngoái, một người dân ở Hà Tĩnh gửi tới báo Dân Luận thư tố cáo ông Võ Kim Cự, chủ tịch UBND tỉnh này có bằng tiến sĩ dỏm do một trường dỏm có tên là Western Pacific University, thật sự cũng chỉ là “công ty cấp bằng dỏm.”
Trước đó không bao lâu, ngày 16 tháng 6, 2011 tờ SGTT cho hay ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn Hóa Thể Thao của tỉnh Phú Thọ có bằng tiến sĩ cũng do trường “Western Pacific University” cấp mà ông hoàn toàn “không biết tiếng Anh.” Tờ báo này nói rằng ở Phú Thọ có 10 ông “tiến sĩ” như ông Ân. (TN)
Ông Vũ Viết Ngoạn nói về cáo buộc
thứ sáu, 5 tháng 8, 2011
Ông Vũ Viết Ngoạn nhậm chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính hôm 22/07
Tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn vừa lên tiếng giải thích về học vị tiến sỹ sau khi có cáo buộc bằng của ông là 'rởm'.
Trước đó, nhiều diễn đàn mạng đăng tải thông tin nói rằng tấm bằng Tiến sỹ Tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ) của ông là giả mạo.
Theo báo Người Việt ở Mỹ, có hai trường Đại học mang tên La Salle ở Hoa Kỳ. Trường La Salle ở tiểu bang Philadelphia không có chương trình Tiến sỹ Tài chính, báo này cho biết, và nói thêm rằng trường Đại học mang tên La Salle khác tại tiểu bang Louisiana, nhưng đã bị đóng cửa năm 2002 vì nhiều sai phạm, trong đó có việc bán bằng cấp giả.
Trong lời giải thích được đăng tải rộng rãi trên nhiều tờ báo ở Việt Nam, ông Vũ Viết Ngoại nói ông "đăng ký và được cơ quan cử đi học vào cuối năm 1995, theo phương thức học từ xa".
Ông không nói rõ đại học này nằm ở tiểu bang nào, nhưng trường La Salle (Louisiana) trước khi gặp tai tiếng đã cung cấp nhiều bằng cấp qua hình thức học từ xa (correspondence).
Ông Ngoạn giải thích tiếp: "Năm 1996, trường xảy ra vụ bê bối tài chính do hiệu trưởng vi phạm pháp luật. Đầu năm 1997, trường được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác và được cơ cấu lại".
Theo ông, sau khi cơ cấu lại trường La Salle có hội đồng quản trị và ban giám hiệu mới.
"Giai đoạn sau này trường hoạt động khá quy củ, nề nếp, đúng theo quy định của pháp luật. Thời gian tôi đăng ký thi là vào năm 1997, 1998 và bảo vệ luận án vào cuối năm 1998."
Các nguồn tin trong khi đó nói dù đã sắp xếp lại, thậm chí đổi tên thành Orion College năm 2001, trường La Salle ở Mandeville, Louisiana, vẫn bị kiện tụng, không qua nổi khủng hoảng và phải đóng cửa năm 2002.
Học từ xa
Ông Vũ Viết Ngoạn tâm sự trên các báo trong nước rằng ông chọn phương thức học từ xa vì nó "phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình và công việc" của ông.
Thời gian đó, ông đang giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.
Ông nói: "Thực tế thì cách thức học ở trường hồi đó khá chặt chẽ. Trường cử một giáo viên hướng dẫn tôi, thày trò liên lạc, trao đổi qua thư".
"Tôi được trường gửi cho một đề cương các nội dung phải học, danh sách đầu sách phải đọc, nghiên cứu. Có khó khăn gì lại hỏi giáo viên hướng dẫn."
Những năm 1997-1998, mạng internet mới bắt đầu được mang vào Việt Nam, và không rõ hình thức "trao đổi qua thư" mà ông Ngoạn nói được thực hiện như thế nào.
Tuy nhiên, ông khẳng định do đã có kinh nghiệm công tác và nghiên cứu nên "việc tiếp cận chương trình, thi và bảo vệ luận án tương đối thuận lợi".
Ông Vũ Viết Ngoạn hiện đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam.
Chức vụ chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trước ông là do ông Lê Đức Thúy nắm giữ. Ông Thúy mới nhận quyết định nghỉ hưu, trong khi cũng có cáo buộc liên quan vụ một công ty Australia hối lộ quan chức Việt Nam.
Ông Vũ Viết Ngoạn được cho là có nhiều kinh nghiệm với 30 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Năm ngoái, hai quan chức cấp tỉnh ở Việt Nam cũng bị dân tố giác có bằng tiến sỹ ở một trường có tên Western Pacific University mà theo họ, thực chất chỉ là giả mạo.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.