Trẻ
em đi chân đất chào đón lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các
điều khoản của hiệp định Geneva ,
9/10/1954.
Trong
lúc Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva công nhận một nước Việt Nam độc
lập sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị thực dân, những vụ tranh chấp lãnh
thổ với Trung Quốc tiếp tục là đề tài bàn luận của người dân.
Hàng
trăm người đứng hát bài quốc ca Việt Nam trong một buổi lễ tổ chức tại
Hà Nội hôm thứ Sáu để kỷ niệm hòa ước đã chấm dứt chế độ thực dân Pháp nhưng
đồng thời cũng làm cho đất nước bị chia đôi.
Hiệp
định này qui định tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào năm 1956 và trong lúc đó
đất nước sẽ bị chia cắt làm hai miền – Bắc và Nam – dọc theo vĩ tuyến 17. Tuy
nhiên, cuộc bầu cử đã không bao giờ được tổ chức và một thập kỷ sau đó quân đội
Mỹ tiến vào Sài Gòn để hỗ trợ miền Nam trong cuộc chiến tranh chống lại những
người Cộng sản miền Bắc.
Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang nói hiệp định Geneva là một dấu mốc quan trọng cho sự
độc lập dân tộc và đoàn kết, và cho thấy những bài học trong việc “thúc đẩy vai
trò của dân chủ, tăng cường đối thoại và dùng các biện pháp hòa bình để giải
quyết các tranh chấp trong quan hệ quốc tế theo luật pháp quốc tế.”
Trong
vài tháng qua, Việt Nam
có tranh chấp căng thẳng với Trung Cộng khi nước này đặt một giàn khoan ở vùng biển
mà cả hai nước đều cho là thuộc chủ quyền của mình. Vụ tranh chấp bắt nguồn từ
những yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng gọi là Tây Sa.
Một
phần luận cứ của Việt Nam
đối với quần đảo này, theo truyền thông Việt Nam , là do người Pháp đã coi các
đảo đó thuộc lãnh thổ thuộc địa của họ.
Giáp
sư Carl Thayer của trường Đại Học New
South Wales của Úc nói:
“Năm
1955 Việt Nam Cộng Hòa được thành lập theo các cuộc bầu cử và Việt Nam Cộng Hòa
có quyền tài phán đối với Trường Sa và Hoàng Sa bởi vì các quần đảo này nằm bên
dưới vĩ tuyến 17. Giữa năm 1954 và 1956, người Pháp rút khỏi các đảo này và để
Việt Nam Cộng Hòa đưa quân đội ra đó.”
Một
số nhà bình luận Việt Nam tuyên bố rằng vì Trung Quốc đã tham gia cuộc đàm phán
cho Hiệp Định Geneva, cho nên có nghĩa họ đã công nhận chủ quyền của Việt Nam
đối với những quần đảo này. Nhưng không có một văn bản nào được Trung Cộng ký,
cho nên, theo ông Thayer, tuyên bố này là “một sự diễn giải quá đáng.”
Căng
thẳng giữa hai nước đã dịu xuống đôi chút hôm thứ Tư vừa qua, khi Trung Cộng di
chuyển gian khoan dầu trị giá 1 tỷ đô la tới vùng biển gần đảo Hải Nam. Bộ
Ngoại Giao Trung Quốc nói việc di chuyển này là theo các kế hoạch thương mại
của họ chứ không liên quan đến bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
Ông
Thayer cho rằng Trung Cộng dời giàn khoan một phần là vì Việt Nam chuẩn bị
triệu tập một cuộc họp của Ủy Ban Trung Ương Đảng để bàn thảo về việc có nên
tiến hành các hành động pháp lý đối với Trung Cộng về việc đặt giàn khoan hay
không. Ông nói:
“Khi
Trung Cộng bắt đầu đặt giàn khoan vào tháng 5, Ủy Ban Trung Ương Đảng đã nhóm
họp – một cuộc họp chuẩn bị từ lâu – và họ đã không thể đồng ý với nhau về việc
có nên tiến hành các hành động pháp lý hay không. Thủ Tướng Dũng là người ủng
hộ việc này, giữa lúc ý kiến tán đồng của công chúng tăng cao. Trung Cộng một
mặt phản đối hành động đó của Việt Nam , một mặt họ cũng lo sợ
rằng các quốc gia khác sẽ can dự.”
Bà
Jennifer Richmond, giám đốc bộ phận Trung Cộng của công ty tình báo toàn cầu
Stratfor có trụ sở tại Mỹ, nói bà nghĩ rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi
vấn đề này quay trở lại. Bà nói:
“Bạn
có thể thấy một giàn khoan đến và đi và bạn sẽ tiếp tục thấy những thủ đoạn
tương tự, không chỉ với Việt Nam
mà với những nước khác, như Philippines .
Nhiều
người tin rằng Biển Đông có nhiều khí đốt và dầu lửa, nhưng bà Richmond tin rằng có các yếu tố khác liên
quan đến việc này:
“Các
vấn đề với Việt Nam
là một công cụ mà các nhà báo chính trị ở Trung Cộng lợi dụng để khơi dậy chủ
nghĩa dân tộc. Người dân bình thường ở Trung Cộng có lo ngại hay nghĩ rằng Việt
Nam
là một mối đe dọa hay không?
Không. Nhưng chính phủ có thể lợi dụng vấn đề này
để thúc đẩy chương trình nghị sự quốc gia. Chắc chắn là như vậy. Và đó là điều
mà họ đang làm."
Bà Richmond nói bà chưa bao giờ thấy Trung Cộng lại mạnh về chính trị như lúc này. Vì lý do đó, theo bà, có phần chắc là vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông sẽ không lắng dịu trong thời gian tới đây.
Marianne
Brown
Sáu Mươi Năm Ngày
Chia Đôi Đất Nước !
Vì sao nước Việt chia đôi ?
Vì ai đất nước đến hồi chia ly ?
Thương về Bến Hải nhiều khi
Hiền Lương buồn bã , từ ngày chia hai !
MiềnNam no ấm tự do
Chị tôi miền Bắc ốm o gầy mòn !
Trải bao biến cố sống còn !
Dã tâm xâm chiếm miềnNam từng ngày !
ViệtNam kiếp sống đoạ đày
Từ ngày thống nhất , quê hương đỏ bờ !
Hiền Lương , cầu vẫn mong chờ
Quê hương sống lại , khi tan cộng thù !
Hoàng Hạc
Vì sao nước Việt chia đôi ?
Vì ai đất nước đến hồi chia ly ?
Thương về Bến Hải nhiều khi
Hiền Lương buồn bã , từ ngày chia hai !
Miền
Chị tôi miền Bắc ốm o gầy mòn !
Trải bao biến cố sống còn !
Dã tâm xâm chiếm miền
Việt
Từ ngày thống nhất , quê hương đỏ bờ !
Hiền Lương , cầu vẫn mong chờ
Quê hương sống lại , khi tan cộng thù !
Hoàng Hạc
Sáu Mươi Năm Ngày Chia Đôi Đất Nước !
ReplyDeleteVì sao nước Việt chia đôi ?
Vì ai đất nước đến hồi chia ly ?
Thương về Bến Hải nhiều khi
Hiền Lương buồn bã , từ ngày chia hai !
Miền Nam no ấm tự do
Chị tôi miền Bắc ốm o gầy mòn !
Trải bao biến cố sống còn !
Dã tâm xâm chiếm miền Nam từng ngày !
Việt Nam kiếp sống đoạ đày
Từ ngày thống nhất , quê hương đỏ bờ !
Hiền Lương , cầu vẫn mong chờ
Quê hương sống lại , khi tan cộng thù !
Hoàng Hạc
( Bài thơ đã có phần bổ túc )
ReplyDeleteQuốc Hận Chia Đôi Nước Việt !
Ngày nào nước Việt chia đôi
Buồn cho vận nước đến hồi chia ly
Thương về Bến Hải nhiều khi
Hiền Lương buồn bã , từ ngày chia hai !
Vì đâu nên nỗi , vì ai ?
Vì đâu Bến Hải một giòng chia hai ?
Vì đâu cuộc chiến kéo dài ?
Vì đâu dân sống từng ngày âu lo ?
Miền Nam no ấm tự do
Dân tôi miền Bắc ốm o gầy mòn !
Trải bao biến cố sống còn !
Dã tâm xâm chiếm miền Nam từng ngày !
Việt Nam kiếp sống đoạ đày !
Từ ngày thống nhất , quê hương đỏ bờ !
Hiền Lương , cầu vẫn mong chờ
Quê hương sống lại , khi tan cộng thù !
Hoàng Hạc