Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm
Trong
tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có
thể mạnh hơn của Trung Cộng, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót
chân Achilles.
Một
gót là công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn
Đồng (CHPVĐ).
Gót
kia là việc từ 1954 đến 1975 VNDCCH không có tuyên bố hay hành động chủ quyền
gì với Hoàng Sa, Trường Sa.
Hai
gót chân Achilles này có tính chất pháp lý khác nhau.
Chúng
có cùng hệ quả là khả năng là cho đến năm 1975 cơ sở pháp lý của VNDCCH yếu hơn
của Trung Cộng, nhưng chúng có thể có hệ quả khác nhau cho Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Công
hàm Phạm Văn Đồng
Trong
luật quốc tế, CHPVĐ là một tuyên bố đơn phương, với nghĩa nó không phải là một
hiệp ước song phương hay đa phương.
Theo
luật quốc tế, không phải tuyên bố đơn phương nào cũng có tính ràng buộc, nhưng
nếu trong tuyên bố có thể hiện ý định bị ràng buộc thì tuyên bố đó có thể ràng
buộc.
Dựa
theo luật tập quán quốc tế và phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, ông Phạm
Văn Đồng, là thủ tướng đứng đầu chính phủ của một quốc gia, sẽ bị cho là đã có
thẩm quyền trên bình diện quốc tế để làm cho VNDCCH bị ràng buộc, kể cả về lãnh
thổ, không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội VNDCCH.
Cũng
theo luật quốc tế, tính ràng buộc, có hay không, của tuyên bố đơn phương không
dựa vào hình thức của tuyên bố.
Trong
phán quyết Đông Greenland , lời nói miệng của
người có thẩm quyền còn có thể gây ra sự ràng buộc.
Khác
với nguyên tắc estoppel, tuyên bố đơn phương có thể ràng buộc dù bên kia đã
không dựa vào nó và bị thiệt hại (tức là yếu tố detrimental reliance).
Như
vậy, CHPVĐ, như một tuyên bố đơn phương, có thể nguy hiểm cho VNDCCH hơn cả lập
luận estoppel, vì nó có thể ràng buộc ngay cả khi không có điều kiện
detrimental reliance mà estoppel đòi hỏi.
Do
đó, phản biện bằng lập luận Trung Cộng đã không dựa trên CHPVĐ và bị thiệt hại
là cần thiết nhưng không đủ.
Về
nội dung, tuy CHPVĐ không nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng cũng không bảo
lưu gì, trong khi công hàm viết “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố trong đó Trung
Cộng mặc nhiên cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.
CHPVĐ
có thể hiện ý định bị ràng buộc không?
Trong
CHPVĐ, câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản
tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa, quyết định về hải phận của Trung Cộng” còn có thể (nhưng vẫn khó) được cho
là không thể hiện ý định bị ràng buộc.
Nhưng
câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ
thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải
lý của Trung Cộng trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên
mặt biển.” thì khó có thể nói là không thể hiện ý định bị ràng buộc.
Sự
ràng buộc đó là về việc gì?
Trung
Cộng khẳng định chủ quyền bằng việc hạ đặt giàn khoan mới đây
Sẽ
khó phản biện rằng CHPVĐ nói về “hải phận của Trung Cộng”, nhưng ngoại trừ lãnh
hải 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa, Trường Sa.
Như
vậy, ít thì VNDCCH có thể bị ràng buộc phải tôn trọng lãnh hải 12 hải lý chung
quanh Hoàng Sa, Trường Sa như của Trung Cộng, dù vấn đề chủ quyền đối với các
đảo vẫn còn bỏ ngỏ.
Nếu
tệ hơn, VNDCCH có thể bị ràng buộc không được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa
với Trung Cộng. Lưu ý sự ràng buộc này, nếu có, không nhất thiết là Tòa cho
rằng CHPVĐ là một sự công nhận chủ quyền Trung Cộng (một điều mà VNDCCH không
có thẩm quyền để làm), mà là liên quan đến VNDCCH tự giới hạn sự tự do của mình
(một điều mà VNDCCH có thẩm quyền để làm), và điều quan trọng là nó cũng đủ làm
cho VNDCCH không thể thắng Trung Cộng trước Tòa.
Như
vậy, CHPVĐ có hai hệ quả:
Tòa
có thể cho rằng VNDCCH bị ràng buộc bởi một trong hai nghĩa vụ trên.Tòa có thể
cho rằng quốc gia nào thừa kế từ VNDCCH sẽ phải kế thừa nghĩa vụ đó.
Không
khẳng định chủ quyền
Từ
1954 đến 1975 VNDCCH không khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.
Trong
luật quốc tế, đi đôi với chủ quyền là trách nhiệm thực thi chủ quyền và không
cho nước khác làm điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trên lãnh thổ của mình.
Sự
không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác,
nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng
định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền.
Đây
là khái niệm acquiescence. Acquiescence nguy hiểm ở chỗ dù không làm gì có giá
trị pháp lý, vẫn có thể mất chủ quyền.
Ở
đây chúng ta cần hỏi: acquiescence có tính ràng buộc hay không? Tức là nếu đã
im lặng và bất động một hay nhiều lần thì sau đó được lên tiếng đòi chủ quyền
hay không?
Sự
im lặng và bất động không phải là hiệp ước, do đó không có tính ràng buộc của
một hiệp ước.
Nó
cũng không phải là thể hiện ý muốn bị ràng buộc, do đó không có tính ràng buộc
của một tuyên bố đơn phương.
Nhưng
nó có gây ra estoppel, cụ thể là estoppel by acquiescence, hay không?
Để
có estoppel, một bên phải có một sự bày tỏ quan điểm (representation) bất lợi
cho mình, và bên kia phải vì tin vào sự bày tỏ đó nên có hành động gây tổn hại
cho họ (detrimental reliance).
Sự
im lặng và bất động của một bên có thể bị cho là một sự bày tỏ quan điểm, do đó
có thể gây ra estoppel, nếu bên kia có detrimental reliance.
Như
vậy, nếu Trung Cộng đã không dựa trên acquiescence của VNDCCH mà có hành động
có thiệt hại cho họ thì VNDCCH có thể đổi ý và đòi chủ quyền. (Trên thực tế, về
phía Trung Cộng thì họ cũng đã im lặng và bất động khi Nhà Nguyễn thực thi chủ
quyền với Hoàng Sa, và khi Pháp tuyên bố chủ quyền với Trường Sa, nhưng sau đó
họ đã đổi ý và đòi chủ quyền).
Nhưng
dù VNDCCH có được đổi ý, khả năng là tới năm 1975 sự acquiescence đã làm cho vị
trí pháp lý của VNDCCH quá yếu để có thể đánh bại được vị trí của Trung Cộng.
Như
vậy, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền có hai hệ quả:
VNDCCH
khó có thể thắng Trung Cộng.
Nhưng
khả năng là sự im lặng và bất động đã không gây ra nghiã vụ có tính ràng buộc
mà quốc gia hậu duệ của VNDCCH phải thừa kế.
Làm
sao có thể thắng?
Nếu
so sánh thêm với các phiên tòa xử tranh chấp ngôi đền Preah Vihear giữa
Campuchia, và Thái Lan và phiên tòa xử tranh chấp cụm đảo Pedra Branca, Middle
Rocks và South Ledge giữa Singapore và Malaysia dự đoán có xác suất cao nhất là
Tòa sẽ xét tổng thể hai gót chân Achilles, và có thể cả những động thái bất lợi
khác, của VNDCCH và đi đến kết luận rằng cho đến 1975 VNDCCH đã không cho rằng
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của mình.
Nếu
vậy thì VNDCCH sẽ không còn danh nghĩa chủ quyền gì đối với Hoàng Sa, Trường Sa
để cho bất cư quốc gia hậu duệ nào đó thừa kế. Không những thế, CHPVĐ còn có
thể đã để lại một nghĩa vụ bất lợi.
Điều
này có nghĩa nếu Việt Nam, dưới bất cứ chế độ hay ý thức hệ nào, ở bất cứ thời
điểm nào trong tương lai, ra tòa với Trung Cộng về Hoàng Sa, Trường Sa, Việt
Nam sẽ chỉ thắng nếu có hai điều kiện sau.
Thứ
nhất, khi Việt Nam thống nhất năm 1976 thành CHXHCNVN, quốc gia đó đã thừa kế
chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ một quốc gia nào đó khác với VNDCCH.
Thứ
nhì, trong trường hợp Tòa cho rằng VNDCCH đã gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc
với Trung Cộng (thí dụ như nghĩa vụ không được tranh chấp chủ quyền với Trung
Cộng), Tòa cho rằng bồi thường công bằng của CHXHCNVN cho Trung Cộng không phải
là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Dương
Danh Huy
Jun
02, 2014
1)
Công Hàm Phạm Văn Đồng, 1958. 2) Mật Ước Thành Đô 1990. 3) Hiệp Ước Biên Giới
30 tháng 12 năm 1999 liên quan đến đất liền. 4) Hiệp Ước phân định Vịnh Bắc Bộ
25 tháng 12 năm 2000. 5) Sự việc 2014 tại Biển ...
Jun
03, 2014
Tôi
xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và phải công nhận vào thời điểm năm 1958,
ông Đồng hay ai đó soạn cho ông Đồng ký công hàm này là “khôn liền” ngay lúc đó
mà không có … “khôn lâu”. - Ý ông là? image.
May
24, 2014
Viết
trên BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam , cho rằng công hàm “không liên quan gì đến
2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2
quần .
May
20, 2014
Công
hàm ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký năm
1958 để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12
hải lý của nước này. Viết trên BBC, Tiến ...
May
12, 2013
Có
tác giả so sánh Công hàm 1958 của VNDCCH với Công hàm 1953 của Johor trong vụ
kiện tranh chấp cụm đảo Pedra Branca trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giữa
Malaysia và Singapore. Họ đề nghị CHXHCHVN ...
Oct
01, 2012
Công
hàm 1958 là một tuyên bố chính trị, như GS Joële Nguyễn đã nói, hay là một
tuyên bố đơn phương mà phía tuyên bố có ý muốn ràng buộc với những gì đã tuyên
bố và nếu có dịp sẽ thực hiện các lời hứa đó?
Jul
24, 2014
Đến
năm 1958, chỉ đạo cho Phạm văn Đồng viết công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý
thuộc Trung cộng trong vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam . Từ đó mở
ra cửa ngõ để những kẻ kế tiếp ký hiệp thương và ...
Jul
08, 2014
Phải
hủy bỏ cái công hàm gian manh này do tính bất hợp pháp; tuyên án nặng nề hai
tên "đồng tính... ác là Tàu Cộng và Việt Cộng - những kẻ buôn gian bán
lận; và trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho nhân dân Việt Nam .
Jun
13, 2014
Bản
tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản
đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Cộng, và trang bìa của một bản đồ thế
giới in vào năm 1972. image. Xinhua, cơ quan ngôn luận ...
Jul
20, 2014
...
Minh theo lệnh Nga – Tàu giết hàng chục vạn dân trong cải cách ruộng đất hay
việc nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện đảng cộng sản dưới danh nghĩa nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký công hàm công nhận, ...
Jun
11, 2014
Nhưng
Liên Hiệp Quốc vẫn còn lưu giữ hồ sơ những công hàm phản đối của chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa vào tháng 2 năm 1974. image. Vương Dân còn viết rằng, “Việt Nam đã chính
thức công nhận quần đảo Tây Sa (sic) ...
May
20, 2014
CSVN
sợ sệt dân chúng khám phá ra Công Hàm Bán Nước ký bởi Phạm Văn Đồng/Hồ Chí Minh
mà CSVN đã bịp bợm che dấu dân từ lâu. Ngày nay dân chúng khám phá ra việc bán
nước bỉ ổi này của Phạm Văn Đồng và ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.