Saturday, July 26, 2014

Giáo dục VN: Cuộc chơi bảo kê

image

Nạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giáo dục: Cuộc chơi bảo kê

Thành công tài chính nhờ vị thế độc quyền vững như bàn thạch của EMG trong lĩnh vực giảng dạy chương trình phổ thông quốc tế tại các trường phổ thông công lập ở Việt Nam có thể nói là chưa có tiền lệ. Chưa có tiền lệ vì họ vừa thu học phí cao (khoảng 150 USD/tháng), giảng dạy ít giờ (6 tiết/tuần), không phải trả phí tổn về cơ sở vật chất (vì sử dụng cơ sở vật chất của trường công lập), không cần chi nhiều cho công tác tiếp thị (vì các trường công đã “lùa” học sinh vào học hộ), lại không sợ bị cạnh tranh vì không có đối thủ nào khác xin được giấy phép tương tự.

image
Thế nhưng điều mà EMG không ngờ tới, cũng không kiểm soát được, là việc Cambridge không còn tin tưởng ở uy tín của EMG. Rõ ràng là sau nhiều vụ tai tiếng  bị báo chí phanh phui liên quan đến EMG, Cambridge không thể không cân nhắc việc có nên tiếp tục hợp tác với EMG hay không. Cuối cùng, Cambridge cũng quyết định ngừng hợp tác. Đó là vào khoảng đầu năm 2014, khi Cambridge thông báo với EMG và các trường phổ thông rằng họ sẽ ngưng không cho EMG thực hiện giảng dạy chương trình Cambridge của họ nữa.

Điều này rõ ràng là một đòn đo ván đối với EMG. Mất tư cách là đối tác triển khai chương trình của Cambridge, EMG có nguy cơ trở thành một trung tâm tiếng Anh hoàn toàn bình thường, giống như hàng trăm trung tâm tiếng Anh khác ở Việt Nam. Đó là chưa kể việc uy tín của EMG (trước đây vốn đã bị công luận chỉ trích nhiều) đối với phụ huynh và học sinh bị xuống thấp hơn bao giờ hết.
Vấn đề trở nên thú vị là ngay sau đó, EMG đã quay trở lại một cách “hào hùng” nhờ có sự hỗ trợ của Sở Giáo dục thành phố Sài Gòn. Lãnh đạo của Sở này đã làm mọi cách có thể để bênh vực EMG, bao gồm cả những việc tày đình mà hàng loạt báo chí đã phanh phui như Tuổi TrẻTuổi Trẻ Cuối TuầnNgười Lao ĐộngThời Báo Kinh tế Sài GònVnExpressMột Thế Giới, kể cả:
Gửi công văn cho CIE yêu cầu phải tiếp tục nhận EMG làm đối tác triển khai, nếu không sẽ không cho CIE triển khai chương trình của họ tại Sài Gòn;


Sau khi CIE không chịu nhượng bộ trước yêu cầu của Sở Giáo dục thành phố Sài Gòn, lãnh đạo Sở này đã phối hợp với EMG và nhào nặn ra một chương trình mới gọi là chương trình “tích hợp” để xin Bộ Giáo dục & Đào tạo cho triển khai.

image
Loan tin công khai trên báo chí rằng chương trình “tích hợp” này là sản phẩm của sự hợp tác với Bộ Giáo dục Anh Quốc và Cơ quan Quản lý và Khảo thí Quốc gia Anh quốc (STA).

Sau khi bị chính phủ Anh Quốc (đại diện là Tổng lãnh Sự Vương quốc Anh tại Sài Gòn) phản bác và khẳng định không có bất cứ sự hợp tác nào liên quan đến chương trình này, Sở Giáo dục Sài Gòn lại yêu cầu Tổng lãnh sự Vương quốc Anh đính chính.

Khi Tổng lãnh sự Vương quốc Anh tuyên bố không có bất cứ lý do gì phải đính chính, Sở này chữa cháy rằng không phải hợp tác chính thức với STA hay Bộ giáo dục Anh, mà là có một chuyến thăm quan nước Anh và thăm quan các cơ quan này từ năm 2011 (chuyến đi do EMG tổ chức và tài trợ).

image
Những hành động vượt quá xa so với vai trò là một cơ quan chủ quản của Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Sài Gòn trong vụ việc này cho thấy dấu hiệu “bảo kê” của Sở đã quá rõ. Thậm chí không còn là bảo kê, mà theo một nghĩa nào đó, trở thành công cụ, hay tay sai của công ty tư nhân này.
Cho dù chưa có bất cứ điều tra chính thức nào về quan hệ lợi ích giữa Sở Giáo dục Sài Gòn, các lãnh đạo của Sở này, với EMG, hay với Bộ Giáo dục & Đào tạo, thì câu chuyện có vẻ như cũng khá rõ ràng. Đó là dấu hiệu của khái niệm cơ bản trong các nền chính trị thiếu minh bạch và pháp quyền trên thế giới: sự tồn tại của cái gọi là chủ nghĩa tư bản vị thân (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu) – crony capitalism.

Điều nguy hiểm trong trường hợp này là nó xảy ra trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là môi trường đang rèn luyện nên nhân cách và phẩm chất của những thế hệ người Việt Nam tương lai. Việc lợi dụng chức vụ để kiếm tiền, câu kết bè phái để kiếm tiền, tạo ra độc quyền về hành chính (giấy phép) để kiếm tiền, sử dụng học sinh như vật thí nghiệm để kiếm tiền, lừa dối công luận để kiếm tiền, tạo ra sản phẩm giả để kiếm tiền, bôi nhọ quốc thể (trong việc ngang nhiên bịa đặt quan hệ với Bộ Giáo dục Anh và STA) để kiếm tiền… có lẽ là việc đã vượt xa trên nhiều mặt những đặc điểm thông thường của crony capitalism.

image
Cũng cần nhắc thêm là vụ tai tiếng này đã xảy ra không lâu sau khi có một vụ tai tiếng động trời khác là việc Bộ Giáo dục & Đào tạo tìm cách “xin” Quốc hội cấp ngân sách xấp xỉ 35 nghìn tỷ Đồng (tương đương hơn 1,5 tỷ USD) để làm lại sách giáo khoa. Sau khi bị công luận phản bác gay gắt thì lãnh đạo Bộ này mới trả lời báo chí rằng thực ra trong số đó chỉ có hơn 100 tỷ Đồng là để làm lại sách giáo khoa, phần còn lại là để mua sắm thiết bị và đầu tư vào cơ sở vật chất.  Hiện tượng này liên quan đến một khái niệm mà tôi gọi là “đào mỏ ngân sách” (budget mining) sẽ được đề cập trong một bài viết sau.

Giáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận?

image
Gần đây, câu chuyện giáo dục phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận ở Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt trong cộng đồng những người làm giáo dục. Một số người ủng hộ giáo dục vì lợi nhuận, như GS Vũ Đức Vượng, trong khi cũng có nhiều người phản đối như TS Giáp Văn Dương, TS Huỳnh Thế Du.

GS Vượng cho rằng “hãy cứ dạy vì lợi nhuận đã” và “trường đại học tư có lãi không phải là điều xấu”. TS Dương và TS Du thì cho rằng “giáo dục nói chung không phải là nơi để kiếm lợi nhuận” và “khi trường đang ăn nên làm ra thì chẳng có lý do gì để cổ đông từ bỏ lợi ích tài chính của mình và vấn đề ở chỗ là khả năng trở thành nơi bán bằng của các đại học vì lợi nhuận rất cao”.

Đây không phải là một vấn đề mới ở các nước đã phát triển, nhưng ở Việt Nam thì nó mới mẻ hơn, và cũng có những đặc thù khác xa các nước đã phát triển.
Khác biệt rất lớn ở Việt Nam khiến cho câu chuyện thảo luận mô hình vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận ở Việt Nam trở nên gần như là vô nghĩa nằm ở ba điểm:

image
Thứ nhất là khối tư nhân ở Việt Nam chưa quen “cho” tiền các đại học. Ở Việt Nam không tồn tại các quỹ tài trợ cho giáo dục của tư nhân. Việt Nam cũng không có nhiều các đại gia, tỷ phú, giàu có và sẵn sàng bỏ các khoản tiền lớn hiến tặng các trường đại học. Văn hoá của người Việt cũng không quen cho tiền ra bên ngoài (trừ trường hợp là hoạt động tôn giáo), thông thường họ chỉ hiến tặng cho các cá nhân trong gia đình và trong dòng họ.

Thứ hai, nhà nước Việt Nam cũng không có bất cứ đãi ngộ gì với trường đại học tư, dù là phi lợi nhuận hay có lợi nhuận. Nhà nước không tài trợ tiền cho đại học tư, cũng không có những quỹ trợ cấp cho sinh viên (dù sinh viên trường tư hay công).

Thứ ba, các đại học tư, dù khoác áo phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận thì cũng đều bị đối xử bất bình đẳng so với các đại học công lập vì nhóm thứ hai này được trợ cấp “tới tận răng”.

Vì điểm thứ nhất và thứ hai ở trên, dù là đại học tư đi theo con đường vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì trước hết cũng phải… có lợi nhuận trước đã. Không có bất kể nguồn tài trợ nào từ cả phía tư nhân lẫn nhà nước. Vì thế đại học tư phải hoàn toàn dựa vào nguồn thu duy nhất là học phí của sinh viên, và phải tự trang trải được.

image
Kết hợp với điểm thứ ba, đại học tư ở Việt Nam (bất kể vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận) đều khó sống được khi cạnh tranh với các trường đại học công lập, nơi học phí gần như không đáng kể và luôn toạ lạc tại các địa điểm trung tâm với campus hoành tráng. Thực tế là cho đến nay ở Việt Nam vẫn chỉ có vài ba trường đại học tư thục có lợi nhuận (chưa nói đến chuyện chia lợi hay không). Tuyệt đại đa số các đại học tư nhằm trong nhóm thứ hai – nhóm đang lỗ nặng.
Vậy thì tại sao lại phải tranh luận về việc nên làm đại học tư thục theo mô hình vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Ở đây có một số thực tế thú vị mà ít người nhắc tới.

Thứ nhất là nếu như đằng nào cũng lỗ, cũng không tuyển sinh được bao nhiêu, thì dùng chữ “phi lợi nhuận” dù sao vẫn sang hơn. Trường Phan Chu Trinh là một thí dụ. Đây là một trường đại học thành lập cũng khá lâu, số người theo học ít, và mới tuyên bố trường mình là mô hình trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam.

image
Thứ hai, có một vài trường hợp (rất hiếm hoi), ban đầu do một số lãnh đạo trường dựng lên. Sau đó kêu gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển trường. Nay trường đã có lãi nhưng sở hữu của những người sáng lập không còn bao nhiêu. Vậy là nếu chia thì những sáng lập viên chẳng được bao nhiêu lợi nhuận. Thế là có những cuộc đấu tranh tan nát trong nội bộ về chuyện trường theo mô hình vì lợi nhuận (tức là chia cho cổ đông) hay là phi lợi nhuận (giữ lại trường, và vì thế nằm trong quyền quản lý của các lãnh đạo nhà trường chứ không phải cổ đông).

Thứ ba, là một vài cơ sở đào tạo, thí dụ trường Fulbright ở Việt Nam, vốn cho tới nay vẫn được tài trợ 100% từ nguồn tài trợ của nước ngoài. Sự thành công về chất lượng đào tạo của các cơ sở này (dựa trên nguồn tiền tài trợ lớn, lương giáo viên cao, miễn học phí nên tuyển được đầu vào giỏi, và quy mô đào tạo nhỏ) khiến nhiều người có ảo tưởng rằng mô hình này có thể nhân rộng và trở thành cứu cánh về chất lượng cho giáo dục đại học (hay gọi chung là giáo dục sau phổ thông) ở Việt Nam.

image
Thứ tư, nếu nói về chất lượng bằng cấp, hay chuyện bán bằng, thì phải nói đến hệ thống đại học công lập với tư cách là thủ phạm chính. Phần lớn các trường đại học và cao đẳng công lập cho tới nay vẫn có chất lượng không ra gì mặc dù được ngân sách nhà nước đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đó là chưa kể các chương trình đại học tại chức được triển khai từ khoảng gần 20 năm nay bởi các trường đại học công lập đã biến hàng chục triệu người thành cử nhân qua các khoá tại chức với chất lượng sư phạm rất thấp. Mặc dù vẫn có những người học đại học tại chức ra và có chất lượng thật, nhưng số này quá ít, số lớn chỉ là “hợp thức hoá” về mặt bằng cấp. Nhiều người sau đó đã “học” tiếp lên các bằng thạc sĩ và tiến sĩ và trở thành những lãnh đạo quan cấp cao trong bộ máy nhà nước.


image
Vậy thì vấn đề đại học tư nên vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận ở Việt Nam có đáng được bàn đến hay không? Tôi cho rằng hãy còn quá sớm để bàn tới chuyện này. Trước hết hãy chờ xem họ (các trường đại học tư thục) có sống được không đã.


Trần Vinh Dự


Jul 16, 2014

image
Thị trường của EMG sau đó phát triển rất nhanh và tập trung mạnh vào Sài Gòn. Tới cuối năm ngoái, theo số liệu được nhiều báo chí công bố, con số học sinh học theo chương trình Cambridge của EMG lên tới xấp xỉ 5000.



image

image

image
http://baomai.blogspot.com/2014/07/moocs-cuoc-cach-mang-trong-giao-duc.html



image

Toà án VN 'không nhân danh công lý'
Mâm cỗ có cao hơn tiếng chào?
Trung Cộng muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ
Tăng "quyền nhục hình” cho công an?
Một thuở học trò
Thưa cô - em cũng muốn tin nhưng không thể!
Có thể đòi được cái đã bán hay chăng?
Bột nhừ hầm xương trong 10 phút
Thiếu tá Hồ Chí Minh
Bê bối 'thịt thối' ở Trung Cộng
Vĩnh biệt Ca sĩ Quỳnh Giao
10 hãng đồ ăn nhanh (fast food)
Hỏa tiễn Đông Phong của TC đe dọa HKMH Mỹ ở Thài B...
Câu chuyện quen thuộc ở nước Nga
Về văn học miền Nam 1954-1975
Michelle Phan đang phải đối mặt với vụ kiện vi phạ...
2014_Ai sẽ diện kiến Barak Obama?
Cơn ác mộng bất bình thường của Vladimir Putin
Ánh sáng cuối đường hầm
Những hình ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng về thả...
LHQ thông qua nghị quyết về vụ bắn rơi máy bay MH1...
Chỉ vì có quỷ sống lẫn với người
Việt Nam khó cấm bán bia rượu sau 22 giờ?
Thủ tướng Hà Lan cảnh báo Putin về “cơ hội cuối cù...
Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ... hóa chất Trung...
Từ thời còn trẻ… đến lúc về già
Tham, Dốt, Ngu không lối thoát của Cộng Sản
Chiến tranh Iraq: Bài học về tạo cớ gây chiến
Sáu mươi năm lưu lạc
MOOCs, cuộc cách mạng trong giáo dục
Thánh địa Đạo Dừa Việt Nam
Lệ Rơi, Lê Văn Tám & Những suy ngẫm về giá trị ảo
Cuộc sống căng thẳng, người Mỹ quay sang thiền tìm...
Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva
Địa đạo Củ Chi
Văn học và chính trị
Huỳnh Tấn Mẫm, đảng viên cộng sản phản tỉnh muộn m...
Để cải cách cần kiểu lãnh đạo khác
Máy bay Malaysia chở 295 người bị bắn rơi ở miền đ...
Lý do Samsung bỏ Hàn Quốc sang Việt Nam

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.