Lệnh cấm Nga
kinh doanh tại Châu Âu và Mỹ đã được thông qua và có hiệu lực vào thứ Sáu nầy.
Cấm vận vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhà nước Nga sẽ có hiệu lực vào ngày thứ
Sáu 1 / 8 / 2014
Điều
khoản cấm vận đã cắt ngành kinh doanh của Nga truy cập sang các thị trường tài
chính ở châu Âu, các giao dịch được gần như hoàn toàn thực hiện trong các thành
phố.
Cả EU và Hoa
Kỳ đang đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt sau khi Nga thất bại trong việc ngăn
chặn "dòng chảy của vũ khí, trang và thiết bị cũng như đưa các chiến binh
vào Ukraina
Sau sự
cố máy bay Malaysia Airlines MH17 bị rơi, Mỹ đã công bố hình ảnh từ vệ tinh cho
thấy quân đội Nga đã bắn đạn pháo xuyên biên giới vào Ukraine trong
nhiều ngày qua.
"Các biện
pháp trừng phạt thực sự liên quan đến cá nhân Vladimir Putin và hành vi của
Nga, và chúng tôi muốn làm rõ ràng rằng hành vi của Nga đang gây bất ổn cho
nước khác - Ukraine - là không thể chấp nhận, do đó EU, với Mỹ sẽ được áp đặt
thêm lệnh trừng phạt, trừ phi Nga thay đổi hành vi." Thủ Tướng Anh Quốc
David Cameron cho biết như trên, trước khi gặp các gia đình nạn nhân người Anh
của chuyến bay MH17 vào hôm thứ Ba.
Các biện pháp đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đối đầu lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Các biện pháp đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đối đầu lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Một tuyên bố
của EU đổ lỗi cho ông Putin cho việc tạo ra các tình huống dẫn đến vụ nổ súng,
bắn rơi máy bay MH17. Âu Châu đã sử dụng ngôn ngữ ngoại giao mạnh mẽ để phản
đối việc Nga cản trở điều tra về sự cố máy bay MH17 của Malaysia .
Ngày hôm qua,
tòa án tại Hague đã bắt Nga phải bồi thường 50 tỉ USD cho cựu tỉ phú
Khodorkovsky và tập đoàn dầu khí Yukos. Trong cáo trạng cho rằng Putin đã vi
phạm luật kinh doanh Quốc Tế khi sử dụng an ninh để đàn áp kinh doanh của tập
đoàn dầu khí Yukos và vô cớ bắt giam, cũng như tịch thu tài sản của nhà đối lập
tỷ phú Khodorkovsky. Sau khi giam giữ Khodorkovsky 10 năm trong tù, vào tháng
12 vừa qua Khodorvsky đã được Putin " khoan hồng ".
Vào tuần sau, cũng tại tòa án Hague, các luật sư đại diện cho nạn nhân chuyến
bay MH17 có thể sẽ kiện Putin để bắt bồi thường 50 tỷ đô cho các nạn nhân.
Kể từ khi tai
nạn máy bay MH17, chứng khoán Moscow
đã xuống dốc thê thảm, đã mất (cũng con số 50 tỉ đô) trong vòng chưa tới một
tháng. Hiện nay Ận Độ và nhiều nước khác đã chấm dứt máy bay MIG-29-k của Nga
và cho vào nghĩa địa.
Nguyễn Thùy
Trang
*****
Châu
Âu ‘cắn răng’ trừng phạt kinh tế Nga
Các
nhà lãnh đạo châu Âu đã cân nhắc rất kỹ trước khi cấm vận kinh tế
Nga
Cho
đến giờ Liên minh châu Âu đã đưa các cá nhân và công ty của Nga vào
danh sách cấm đi lại và phong tỏa tài sản. Danh sách này hiện đã có
87 cá nhân và 18 cơ quan.
Một
số nhân vật mới thân cận Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã được
đưa vào danh sách.
Trừng
phạt kinh tế
Giờ
đây Washington
và các thủ đô châu Âu đã đồng ý rằng họ cần phải áp đặt thêm các
biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn.
Trước
hết, mặc dù người ta nghĩ rằng sẽ có cấm vận vũ khí nhưng nó chỉ
áp dụng với các hợp đồng mới. Những hợp đồng đã ký, chẳng hạn Nga
mua tàu chiến Mistral của Pháp, không bị ảnh hưởng.
Thứ
hai, lĩnh vực xuất khẩu năng lượng công nghệ cao sẽ bị hạn chế ngoại
trừ các thiết bị sử dụng trong ngành khí đốt do người châu Âu rất lo
lắng về việc trừng phạt một ngành mà họ bị lệ thuộc nhiều vào
Nga.
Thứ
ba, các ngân hàng Nga sẽ khó mà tiếp cận nguồn vốn từ các thị
trường tài chính Châu Âu nhưng chỉ có ngân hàng nhà nước bị ảnh
hưởng.
Quan
hệ Nga-EU đang trải qua thời kỳ sóng gió nhất trong nhiều năm
Các
nhà lãnh đạo châu Âu đang muốn gây sức ép lên Tổng thống Putin nhưng
đồng thời họ cũng muốn hạn chế thiệt hại đối với nền kinh tế của
mình. Nhưng với cách lệnh trừng phạt kinh tế này thì họ phải chịu
đau.
Trong
vòng 10 ngày qua các đại sứ châu Âu đã phải làm việc cùng nhau để
đảm bảo rằng các nước châu Âu sẽ cùng chia sẻ thiệt hại.
Trung
tâm tài chính London
sẽ mất phần từ Nga. Mất bao nhiêu? Điều này khó nói nhưng có thể lên
đến hàng trăm triệu bảng.
Đức
chiếm thị phần lớn nhất về xuất khẩu các thiết bị công nghệ cao
vào Nga.
Xuất
khẩu vũ khí của Pháp vào Nga có giá trị gần gấp 10 lần xuất khẩu
của Anh.
Đức
đổi ý
Thủ
tướng Đức từng là lãnh đạo châu Âu do dự trong việc trừng phạt Nga
Chỉ
mới hai tuần trước Đức cùng Ý và một số quốc gia Châu Âu khác đã
chống lại việc tiến đến cái mà họ gọi là các biện pháp trừng
phạt tầng thứ ba. Các nước này không sẵn sàng hủy hoại nền kinh tế
yếu ớt trong khu vực đồng tiền chung vốn đã chứng kiến sản xuất công
nghiệp sụt giảm trong những tháng vừa qua.
Vậy
thì điều gì đã thay đổi? Thủ tướng Đức Angela Merkel tin rằng bản
thân bà đã bị Tổng thống Nga ‘lừa’ và bà không thể nào tin ông Putin
được nữa. Mặt khác, bà Merkel cũng cân nhắc rằng tình trạng bất ổn
ở miền đông Ukraine có nguy cơ gây bất ổn cho một khu vực nằm sát
trung tâm Châu Âu.
Cho
nên trong tuần này Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đã chỉ
ra rằng ‘sự xói mòn hòa bình và ổn định sẽ là nguy cơ lớn nhất
đối với phát triển kinh tế’. Do đó ông đã biện hộ cho việc phải có
thêm lệnh trừng phạt Nga.
Chính
phủ Đức dường như đã có sự ủng hộ của cử tri với 52% người dân
nước này nói họ muốn trừng phạt Nga nặng nề hơn. Quan điểm của công
chúng Đức đã thay đổi sau sự kiện chuyến bay MH17 bị bắn hạ trên bầu
trời Ukraine .
Người
dân các nước châu Âu phẫn nộ với vai trò của Nga trong cuộc bạo loạn
ở đông Ukraine
Do
đó, cộng đồng doanh nghiệp Đức, vốn hết sức phản đối trừng phạt Nga
quá nặng, cũng đã giảm bớt sự chống đối của mình.
Vị
giám đốc điều hành của Liên đoàn Kỹ sư Đức mặc dù dự đoán các
biện pháp trừng phạt kinh tế này sẽ rất ‘đau’ đối với một số nhà
sản xuất nhưng ông không hề phản đối.
Quan
hệ đổ vỡ
Thảm
hoạ MH17 đã làm nhiều lãnh đạo châu Âu trở nên kiên quyết hơn trước
Nga
Nếu
các nước châu Âu thông qua các lệnh cấm vận kinh tế này thì nó sẽ
đánh dấu khủng hoảng đông-tây càng thêm sâu sắc. Đây không phải là quay
lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng nó khiến quan hệ hai bên đóng băng
– điều không hề thấy trong 20 năm qua.
Trong
khoảng thời gian đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đã kết nạp Nga vào
G7 để thành G8 và đối xử với Moscow như là một đối tác đáng tin cậy
trong cộng đồng quốc tế.
Các
nước châu Âu đã tăng cường giao thương với Nga đến mức một số nước đã
trở thành quá lệ thuộc vào quan hệ với Nga.
Ông
Putin đang trả giá đắt cho hành động ở Ukraine
Tuy
nhiên mối quan hệ tốt đẹp với Nga đã đổ vỡ sau những gì xảy ra ở Ukraine .
Các
nhà lãnh đạo châu Âu trước đây không hề muốn cấm vận kinh tế đối với
Nga, nhưng họ đã bị lay chuyển vì hai lẽ: sự phẫn nộ trước việc các
nhà điều tra bị cấm tiếp cận hiện trường vụ rơi máy bay MH17 và
việc nước Nga, kể từ khi thảm họa xảy ra, đã cho phép chuyển vũ khí
hạng nặng qua biên giới vào lãnh thổ Ukraine.
Tính
toán ở châu Âu là họ phải hành động vì uy tín của chính họ và có
thể họ sẽ còn đi xa hơn nữa để đảm bảo rằng ông Putin và những
người thân cận của ông ấy hiểu rằng hành động của họ sẽ đem lại
hậu quả.
Nga
sẽ phản ứng thế nào? Điều này khó nói được mặc dù Ngoại trưởng
Sergei Lavrov đã nói rằng nước ông sẽ không trả đũa.
Gavin
Hewitt
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.