Wednesday, July 23, 2014

Hỏa tiễn Đông Phong của TC đe dọa HKMH Mỹ ở Thài Bình Dương

image
Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ là một lọai vũ khí đáng sợ hiếm có trên thế giới. Trên đó là cả một thành phố bằng thép nặng hơn 100,000 tấn, chạy bằng nguyên tử lực, với những cơ sở vĩ đại như một toà nhà cao 20 tầng trên mặt biển, cùng với khoảng 70 phản lực cơ sẵn sàng phóng ra những phi vụ tấn công chớp nhoáng kẻ địch. Hàng không mẫu hạm của Mỹ là vũ khí cực kỳ hữu hiệu để bảo vệ đồng minh của Hoa Kỳ, và khiến cho những nước nào muốn gây rối trên thế giới cũng phải dè dặt, chùn bước.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, với kích thước to lớn như một sân banh và một thủy thủ đoàn hơn 5,000 người, đã giữ quyền bá chủ trên đại dương. Hải quân Hoa Kỳ rất tự hào về các hạm đội của mình, và nghĩ rằng trong tương lai họ tiếp tục giữ vị thế vô địch. Do đó, họ vừa mới đóng thêm hai hàng không mẫu hạm mới, mỗi chiếc tốn khoảng $15 tỉ đô la, và đang chuẩn bị đóng thêm chiếc thứ ba. Các Đô Đốc Hải Quân Mỹ thường gọi hàng không mẫu hạm là mảnh lãnh thổ rộng 4 mẫu rưỡi, thuộc chủ quyền chuyên độc của Mỹ ở hải ngoại.

image
Nhưng sức mạnh vô song của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đang bị đe doạ, ít nhất là tại vùng biển Thái Bình Dương, ngoài khơi duyên hải của Trung quốc. Kể từ năm 2010, Bắc Kinh đang triển khai chế tạo loại hoả tiễn trên đất liền có khả năng bắn đi rất xa. Những hoả tiễn này làm thay đổi cán cân thăng bằng quyền lực tại vùng biển đang xảy ra cuộc tranh đua sức mạnh sinh tử. Ông Andrew Erickson, Giáo sư Học Viện Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ gọi Hoả Tiển Đông Phong 21 D là thứ vũ khí ma quái kinh hồn, làm thay đổi cục diện chiến tranh. Theo ông Hoả Tiễn Đông Phong là một sự kết hợp độc đáo của những kỹ thuật quân sự mới nhất hiện nay để tạo ra sản phẩm này. Hoả tiễn Đông Phong có thể từ một xe vận tải, phóng đi xa 1,000 dậm trên đại dương, nhắm đúng mục tiêu cần tiêu diệt trong lúc bay trên biển, và cắm đầu xuống tàn phá chiến hạm.

image
Nếu tướng lãnh quân đội Trung quốc có thể làm tê liệt, hay đánh chìm một hàng không mẫu hạm, điều đó sẽ là dấu hiệu báo trước Mỹ bị mất vai trò vô địch trên biển cả. Trước mắt, vũ khí mới sẽ buộc các hàng không mẫu hạm của Mỹ phải tránh xa hơn ra ngoài hải phận Trung quốc. Làm như thế sẽ làm giảm bớt tầm hiệu năng của máy bay cất cánh từ chiến hạm, và vai trò gìn giữ an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Á bị suy yếu. Mối đe doạ này xảy ra đúng lúc đang có những tranh chấp giữa Trung quốc và Nhật bản về một nhóm đảo nhỏ mà cả hai nước đều muốn dành chủ quyền. Khi chưa có Hoả Tiễn Đông Phong DF-21, Hoa Kỳ có thể gửi hàng không mẫu hạm đến khu vực tranh chấp, và sẽ dễ dàng buộc Trung quốc không dám diệu võ dương oai về quân sự.

image
Ở Hoa Kỳ, người ta bàn cãi rất nhiều về hoả tiển Dong Feng- hay dịch là Đông Phong, tức Gió Đông viết theo tiếng Trung Hoa-. Những cuộc thảo luận rất sôi nổi diễn ra trong những phiên họp kín của giới quân sự ở Hoa Thịnh Đốn. Hình ảnh rõ ràng về hoả tiễn này chưa hề được công bố. Viên chức quân sự cao cấp Hoa Kỳ và Trung quốc từ chối bình luận về loại vũ khí mới này. Họ nói vấn đề quá nhậy cảm. Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy trưởng hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ nói với báo TIME rằng Bộ Hải Quân đã mất nhiều năm làm việc “cật lực” để tìm ra loại vũ khí bí mật nào có thể đánh bại được hoả tiển Đông Phong DF-21D ngay khi Ngũ Giác Đài nhận thấy tầm nguy hiểm của loại vũ khí này. Vị sĩ quan cao cấp trong ngành Hải quân nhận xét: “Đó là một loại vũ khí tốt mà Trung quốc làm ra được. Tuy nhiên, không có một loại vũ khí nào mà không thể bị tiêu diệt. Chúng tôi không ngồi yên để đạn pháo kích rơi lên đầu như mưa.”. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ phải đổi chiến lược ở Thái Bình Dương. Nhưng cho đến nay, theo tướng Greenert việc sử dụng hàng không mẫu hạm vẫn chưa thay đổi.

image
QUÂN LỰC HOA KỲ VẪN COI VÙNG THÁI BÌNH DƯƠNG  là cái ao nhỏ của riêng mình từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Tầu chiến Hoa Kỳ thường đi lại tự do, chỉ cách bờ biển những nước như Trung Hoa khoảng 3 dậm. Các nước đó không làm gì được, hay không biết tầu chiến Mỹ đang làm gì ở ngoài khơi của mình. Nhưng tình hình đã thay đổi hẳn, kể từ khi có vệ tinh thám sát, đài radar  với tầm nhìn xa, và những phương tiện tình báo khác giúp cho Bắc Kinh biết rõ Hải Quân Hoa Kỳ đang tuần tra không xa bờ biển nước Trung Hoa.

Đối với Trung Cộng, để cho hải quân Hoa Kỳ nhòm ngó vào nước mình từ ngoài khơi là một điều sỉ nhục, ví dụ như biến cố xảy ra vào năm 1995 và 1996. Hoa Kỳ đã biệt phái hai chiến hạm đến eo biển Đài Loan để đe doạ Trung quốc, ngăn cản Trung quốc thử phi đạn trong vùng lân cận. Sau gần một thế kỷ bị Nhật Bản và Tây Phương đánh bại, và sau đó bị Hoa Kỳ phong toả, bao vây từ ngày chế độ Cộng Sản lên cầm quyền năm 1949, Trung cộng âm thầm tìm cách thay đổi tình thế yếu kém của mình. Mỗi năm họ tăng cường thêm 3 tiền thủy đĩnh, nâng tổng số tầu ngầm lên đến 50 chiếc. (Hoa Kỳ có 72 tiềm thủy đĩnh), và từ năm 2000, họ đóng thêm 80 tầu chiến dùng trên mặt biển. Nhưng Hải quân Hoa Kỳ tin rằng họ thừa sức chế ngự tầu chiến của Trung cộng. Riêng hoả tiển Đông Phong DF-21Ds bắn từ xe vận tải là một thử thách mới, nguy hiểm hơn nhiều.

image
Tự hào là nước có nền kinh tế mạnh thứ hai trên trên thế giới, và có thể sẽ qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2017, Trung quốc đầu tư rất nhiều vào quân sự, mỗi năm họ chi tiêu khoảng $200 tỉ đô la cho quốc phòng. Số đầu tư này chỉ bằng một phần ba ngân sách của Ngũ Giác Đài. Nhưng Hoa Kỳ là nước phải gánh trách nhiệm quân sự trên toàn thế giới, trong lúc Trung quốc chỉ tập trung nỗ lực trong vùng phía tây Thái Bình Dương.

Trung quốc gia tăng việc gây rối cho những nước láng giềng, những quốc gia  trong quá khứ từng có chiến tranh với Hoàng Triểu Trung Quốc. Ít năm gần đây, Bắc Kinh lớn tiếng đòi dành chủ quyền trên một số hòn đảo chỉ có đá, và san hô nằm rải rác trên vùng biển Nam Trung Hoa cách bờ biển Trung Hoa khoảng 1,000 dậm (tức hơn 1,600 cây số), kể cả những đảo đang thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Trung quốc đem tầu chiến xuống vùng biển Nam Trung Hoa để đòi chủ quyền trên những đảo của các nước khác. Trung quốc từ chối không chịu thảo luận tại các hội nghị đa phương để giải quyết  vấn đề tranh chấp về chủ quyền biển đảo. Để chống lại thái độ bành trướng  của Trung quốc, các nước Mã Lai Á và Việt Nam phải tăng cường khả năng quân sự của mình. Phi Luật Tân tăng ngân sách quốc phòng gấp đôi vào năm 2011, và hồi tháng Tư năm nay, họ đã ký hiệp định an ninh hỗ tương 10 năm với Hoa Kỳ, cho phép có thêm quân đội Mỹ trên lãnh thổ Phi. Vào ngày 1 tháng Bảy, chính phủ Nhật tuyên bố họ muốn giải thích lại hiến pháp hoà bình do Mỹ áp đặt từ sau thế chiến, để cho phép họ tăng cường khả năng quân sự, trợ giúp các nước đồng minh khi bị tấn công.

image
Bắc Kinh làm cho tình hình trở nên căng thẳng thêm khi họ cương quyết đòi dành chủ quyền trên một số đảo không có người ở. Thỉnh thoảng họ gửi tầu tuần tiễu đến những hòn đảo này. Những đảo đó thuộc chủ quyền của các nước trong vùng như Nhật, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Đài Loan và Việt Nam từ bấy lâu nay. Hồi tháng 11, Trung Cộng tuyên bố lập ra khu vực phòng thủ không gian ở những hòn đảo đang có tranh chấp giữa Nhật và Trung Hoa. (Hoa kỳ bèn gửi vài máy bay B-52 bay ngang qua khu vực này, không báo cho Bắc Kinh biết. Bắc Kinh không làm gì được. Do đó, Hoa Kỳ tuyên bố khu vực phòng thủ không gian của Trung quốc là vô hiệu.)

image
Tư lệnh hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris nói tại hội nghị quân sự ở Úc Đại Lợi rằng ông rất lo ngại về thái độ hiếu chiến, hung hăng của giới chức quân sự Trung quốc, hình thức cai trị thiếu minh bạch của nước này, và thái độ cứng rắn của họ ở trong vùng. Nhiệm vụ chính của tư lệnh Harris là thực hiện vai trò cột trụ ở Thái Bình Dương mà Tổng Thống Obama trao phó cho Hải Quân Hoa Kỳ. Vai trò đó thể hiện mối quan tâm sâu đậm của Hoa Kỳ về tình hình ở Thái Bình Dương. Nhưng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ làm cho công tác của tướng Harris khó khăn hơn, nhất là từ lúc Trung cộng tuyên bố họ sẽ tăng ngân sách thêm 12.2%.

NHỮNG RỦI RO XẢY RA Ở THÁI BÌNH DƯƠNG

Vùng biển ngoài khơi duyên hải phía đông của Trung cộng là một trục lộ hàng hải quan trọng cho kinh tế thế giới: Một phần ba hàng mậu dịch quốc tế của Mỹ là buôn bán với các nước Á châu, trị giá khoảng $1.4 trillion (ngàn tỉ đô la). Bắc Kinh muốn loại trừ mọi áp lực quốc tế đối với vùng duyên hải của mình, để bảo đảm rằng nguồn cung cấp tài nguyên, nhất là dầu hỏa, cho Trung cộng được thông thương trôi chảy. Nhờ đó mà nền kinh tế của họ tiếp tục hoạt động bình thường để có thể nuôi 1.3 tỉ miệng ăn, và duy trì chế độ cộng sản. Viên chức tình báo hàng đầu của Mỹ, ông James Clapper, nói với quốc hội Hoa Kỳ như sau: “Trung quốc tự coi mình là nước giữ vai trò quan trọng trên sân khấu chính trị quốc tế. Họ tỏ ra hung hãn, lấn lướt để xác minh rằng họ đang nắm vận mạng thế giới. Họ có thể gây ra những xung đột, chiến tranh trong khu vực Thái Bình Dương.”.

image
Các viên chức của Hoa Kỳ và đồng minh nói rằng có lúc Trung quốc có thái độ gần như là muốn gây chiến. Năm 2001, một máy bay chiến đấu J-8 của Trung cộng đâm vào một máy bay trinh thám EP-3 của Hải quân Mỹ, làm chết người phi công Trung Hoa, và chiếc máy bay trinh thám EP-3 bị hư hại, buộc phải đáp xuống một phi trường của Trung quốc. Tất cả phi hành đoàn gồm 24 người bị giam giữ ở Trung quốc trong 11 ngày. Năm 2011, trong lúc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đang thăm Trung quốc để hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước, thì người Trung Hoa cho thử chiếc máy bay phản lực bí mật J-20. Trung quốc tuyên bố thiết lập khu vực phòng thủ không gian ngay trước khi phó tổng thống Joe Biden viếng thăm chính thức Trung Hoa. Cùng trong ngày ông Biden đang ở Bắc Kinh, chiếc tầu tuần dương U.S.S Cowpens súyt nữa thì đụng phải chiếc tầu chiến của Trung cộng khi nước này phóng tầu chiến rất nhanh cắt ngay trước muĩ chiến hạm Mỹ ở vùng biển Nam Trung Hoa.

image
Các quan chức Mỹ , và những nhà kế hoạch quân sự cho rằng mục tiêu chính của Trung quốc là làm suy yếu mối ràng buộc gắn bó giữa Hoa Kỳ với những đồng minh lâu đời của Mỹ ở Á châu, để rồi từ đó phá tan học thuyết tự do mậu dịch, và chế độ dân chủ mà Hoa Kỳ và đồng minh đặt ra từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Đô đốc Sam Locklear, vị tướng chỉ huy Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương phát biểu trong kỳ hội nghị của Hiệp Hội Hải Quân trên mặt biển, gần Ngũ Giác Đài, như sau: “Vai trò độc tôn trong lịch sử mà chúng ta được hưởng từ bấy lâu nay đang bị suy giảm dần.”. Ông nói ông không lấy làm ngạc nhiên về hiện tượng này. Theo ông: “Nếu tôi là họ, có sẵn kỹ thuật mới của thế giới, và lại có rất nhiều tiền, nhân lực, tài nguyên, tôi cũng sẽ làm giống như họ.”.

Một trong những vũ khí thiết yếu để làm cản trở ý đồ của Trung quốc là các hàng không mẫu hạm. Những chiếc tàu sân bay lớn là trọng tâm sức mạnh của các hạm đội Hải quân Hoa Kỳ từ sau thế chiến Thứ Hai. Hoa Kỳ có 10 hạm đội hải quân, và năm hạm đội đồn trú ở Thái Bình Dương. Ngoài chiếc Hornet bị Nhật đánh chìm năm 1942, chưa một chiếc tầu chiến nào bị hư hại cả. Nhưng tất cả những tầu này đều có chung một số nhược điểm: to lớn, chậm chạp, và dễ bị tấn công. Một số nhà phân tích cho biết hàng không mẫu hạm mới Gerald R. Ford cũng không có nhiều cải tiến đặc biệt.

image
Chiếc hàng không mẫu hạm Ford mới tốn gấp đôi chiếc Nimitz mà nó thay thế. Theo Thuyền trưởng Henry Hendrix, hàng không mẫu hạm Ford chỉ có thể phóng ra 33% số phi cơ trong một ngày. Trong bản phân tích năm 2013, Thuyển trưởng Hendrix nói thêm rằng  trong mười năm xảy ra cuộc chiến tranh ở IraqAfghanistan, mỗi hàng không mẫu hạm bắn ra trung bình 16 loại vũ khí. Mỗi lần đi ném bom tốn khoảng $7.5 triệu đô la. Như vậy tức là gấp 4 lần giá của một hoả tiễn Tomahawk.
Cái ưu điểm của hoả tiển Đông Phong là nó không cần phải đánh chìm hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ để khiến cho hạm đội của Mỹ trở nên vô hiệu, nó chỉ cần hăm doạ, đuổi hàng không mẫu hạm Mỹ đi ra xa khỏi bờ biển Trung Hoa. Hoả tiển Đông Phong DF-21 D có thể buộc hàng không mẫu hạm Mỹ đi xa khỏi tầm bay của máy bay phản lực F-18, không được tiếp tế nhiên liệu, hay loại chiến đấu cơ F-35 sắp được tung ra. Tính theo toán học, phe Trung cộng có ưu thế hơn. Các chuyên gia ước tính rằng với cái giá dùng để đóng một hàng không mẫu hạm, người Trung Cộng có thể sản xuất được 1,200 tên lửa Đông Phong DF-21D.

LÀM CÁCH NÀO CHỐNG LẠI HOẢ TIỄN ĐÔNG PHONG.

Các nước có quân đội hùng mạnh trên thế giới tìm cách sản xuất ra loại tầu chiến có khả năng tiêu diệt hoả tiển Đông Phong. Nhưng cho đến nay họ vẫn chưa giải quyết được vấn đề này. Lý do là vì cả Nga và Mỹ đều bị Hiệp Ước Giới Hạn Vũ Khí ký kết năm 1987, ngăn cấm không cho hai nước này chế tạo hoả tiễn tầm xa từ 300 đến 3,400 dậm (tức 480 đến 5,470 cây số). Trung quốc không ký vào hiệp định, nên không bị ràng buộc. Ngoài ra, theo các kỹ sư, chế tạo hoả tiễn có khả năng bắn trúng tầu chiến đang chạy với tốc lực 30 knots là một việc rất khó.

image
Hải quân Hoa Kỳ tin rằng Trung quốc có khả năng vận dụng được hoạt động tình báo, thám thính không gian, cùng với cơ sở vật chất ở dưới đất, nên mới có thể điều động hoả tiễn Đông Phong hữu hiệu được. Kể từ năm 2010, Trung cộng biệt phái Hoả Tiễn Đông Phong DF-21Ds cho Lữ Đoàn Pháo Binh Đệ Nhị. Lữ đoàn này chủ trương sẽ tấn công đối thủ với những trận mưa hỏa tiễn ào ạt. hoả tiễn Đông Phong DF21 D có thể chứa hàng trăm trái bom bi nhỏ, được sáng chế để làm tê liệt hoạt động radar, và tránh máy bay của phe địch, sau đó, những trái bom lớn trong đầu đạn của hỏa tiễn sẽ dáng một đòn chí tử vào tầu chiến của kẻ địch.

Quan chức trong Ngũ Giác Đài nói rằng hỏa tiễn Đông Phong DF-21D đã được thử nghiệm nhiều lần, và khả năng hoạt động của nó là đúng sự thực. Nhưng cho đến nay, vị đô đốc Hoa Kỳ cho biết họ chưa hề thấy hoả tiễn Đông Phong được đem ra dùng trên biển cả. (cách đây một năm, hoả tiễn này được bắn thử vào mục tiêu cố định trong sa mạc Gobi ở phía tây Trung Hoa.).
Khi đem vào thực hành tác chiến, rất có thể có nhiều sơ xuất xảy ra cho loại vũ khí mới. Hoả tiển Đông Phong DF-21D phải khám phá, xác định, tìm đúng vị trí, và theo dõi tuyến di chuyển của mục tiêu cần đánh phá bằng hệ thống sensor trên đầu đạn, rồi gửi tín hiệu về đài kiểm soát ở dưới đất, để làm những điều chỉnh cần thiết, như thế mới bắn trúng mục tiêu được. Nhưng không ai ở Ngũ Giác Đài dám cả tin cho rằng hỏa tiễn Đông Phong DF-21 D sẽ gặp trở ngại kỹ thuật, và không làm tròn nhiệm vụ. Kinh nghiệm cho thấy hồi năm 2007, Trung quốc đã bắn thử hỏa tiển Đông Phong DF-21 để tiêu hủy một vệ tinh theo dõi thời tiết đang bay trên qũi đạo trái đất. Hoả tiễn này đã bắn trúng vệ tinh ở tốc lực 18,000 dậm một giờ (tức là 29,000 cây số một giờ).

LIỆU RẰNG SẼ XẢY RA ĐỤNG ĐỘ LỚN HAY KHÔNG?

image
RẮC RỐI NẾU XẢY RA  sẽ chỉ vì tính toán sai lầm, hay tranh chấp về chủ quyền trên đảo Senkaku của Nhật bản trên vùng biển Đông Trung Hoa. Ở Trung Cộng, người ta gọi đó là đảo Điếu Ngư. Nói về khía cạnh điạ dư, quần đảo Senkaku gồm có năm hòn đảo nhỏ, không người ở, chỉ có đá san hô. Vùng biển xung quanh có nhiều cá, khí đốt thiên nhiên, và dầu hỏa.

Người Trung Cộng tố cáo rằng quần đảo của họ bị Nhật Bản cưỡng chiếm từ năm 1895. Theo tài liệu ghi trong bản đồ, và lịch sử Trung Hoa, quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Nhật bản thì nói rằng quần đảo này là những đảo vô chủ, và Nhật Bản chiếm làm lãnh thổ của mình. Các sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ tin rằng Trung cộng sẽ chuẩn bị “một cuộc tấn công chớp nhoáng, để tiêu diệt lực lượng hải quân của Nhật ở vùng biển Đông Trung Hoa, sau đó sẽ chiếm đảo Senkaku.”. Đại Úy James Fanell, sĩ quan tình báo hàng đầu của Đệ Thất Hạm Đội nói chuyện với các sĩ quan đồng đội trong kỳ họp mặt ở San Diego hồi tháng Hai. Tuy nhiên, các vị tư lệnh của đại uý Fanell bác bỏ dự đoán của ông ta.

Trong chuyến công du thăm Tokyo hồi tháng Tư, Tổng Thống Obama tuyên bố: “Chúng tôi không đứng về một phe nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nhưng về lịch sử mà nói, những hòn đảo này từ bấy lâu nay vẫn do người Nhật cai trị, và chúng tôi không tin rằng những hòn đảo này sẽ bị đổi chủ bằng một quyết định đơn phương.”. Ngoài ra, ông Obama cũng nói thêm Hoa Kỷ tin rằng Nhật Bản có thẩm quyền “tuyệt đối” trên những hòn đảo này. Trung cộng bác bỏ luận cứ của ông Obama, cho rằng đó là lối lý luận cổ điển giống như thời Chiến Tranh Lạnh. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng, ông Hồng Lỗi nói Hoa Kỳ chớ nên đụng chạm đến vấn đề chủ quyền và quyền lợi chính đáng của Trung quốc.

image
Trung cộng thừa biết rằng họ không thể nào đánh bại lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh lâu dài. Nhưng bất cứ một hành động nào của Bắc Kinh xảy ra, chẳng hạn như tiến chiếm đảo Senkaku, hay nhắm bắn hàng không mẫu hạm Mỹ trong quá trình gây chiến- sẽ đặt ra một vấn đề khó giải quyết cho Hoa Kỳ là liệu rằng Hoa Kỳ có nên lâm chiến với một quốc gia có võ khí nguyên tử chỉ vì vài hòn đảo trơ trụi, không người ở, rộng không tới 1,700 mẫu đất, và chủ quyền hòn đảo chưa được rõ ràng.

Có lẽ cái lô gíc của cả hai phiá sẽ là cứ để cho tình trạng nhì nhằng kéo dài, bực mình lắm, nhưng không bên nào dám ra tay động thủ. Rủi như mà chiến tranh xảy ra, Hải quân Mỹ tin rằng trong vòng 12 phút họ có thể truy nguyên hoả tiễn Đông Phong DF-21D nằm ở đâu, để có thể tân công hàng không mẫu hạm Mỹ ở cách xa 1,000 dậm. Đô đốc Greenert nói với các ký giả hồi năm 2012: “Cách hay nhất là đi lùng giết những mắt xích hướng dẫn hoả tiễn Đông Phong.”. Nhưng muốn làm được việc này, Hoa Kỳ phải tấn công vào đất liền Trung cộng trước khi Lữ Đoàn Pháo Binh Đệ Nhị ra lệnh khai hoả hỏa tiễn Đông Phong.

image
Thời gian là yếu tố quyết định. Hoa Kỳ dùng chiến thuật ra tay đánh trước, đập tan bộ tư lệnh và hệ thống truyền tin để Trung Cộng không thể ra lệnh phóng hoả tiễn Đông Phong được. Nếu Hoa Kỳ dùng chiến tranh chiến tranh trên mạng, hay những kỷ thuật khác mà không thành công, Hoa Kỳ sẽ phải tấn công trực tiếp những mục tiêu được dùng để phóng hoả tiễn Đông Phong. Nhưng rút kinh nghiệp của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh hồi năm 1991, việc dùng hỏa tiễn Scuds để tiêu diệt mục tiêu trên đất địch không mấy dễ dàng. (Phóng ra 2,493 quả đạn, song không giết chết một ai cả).

Ảnh hưởng về kinh tế là yếu tố hết sức quan trọng khiến Trung quốc ngần ngại không dám tiến chiếm đảo Senkaku. Nước Trung hoa cần buôn bán với thế giới để nuôi dân. Ngoài ra, hiện nay Trung cộng đang cất giữ $1.3 trillion đô la, và là chủ nợ của Hoa Kỳ số tiền $17 trillion. Ông Thomas P.M Barnett, cựu nhân viên Ngũ Giác Đài, hiện đang là cố vấn chiến lược Wikistrat ở Hoa Thịnh Đốn nói: “Trung quốc không ngu gì mà lại đi giết 5,000 người Mỹ ngay của ngõ nhà mình.”. Học giả chiến lược quân sự của viện nghiên cứu MIT, ông Taylor Fravel nói: “Trước đây sáu thập niên, khi Trung cộng còn yếu kém về kinh tế, quân sự, họ còn sẵn dàng lâm chiến với Mỹ. Ngày nay, không đời nào họ dại dột đụng độ với Mỹ.”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông John Kerry nói với các nhà lãnh đạo Trung quốc trong kỳ viếng thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng: “Hoa kỳ không bao giờ nghĩ đến chiến lược xô đẩy Trung cộng lâm vào thế có chiến tranh với Mỹ.”. Nhưng Bắc Kinh lại thẳng tay bác bỏ lời yêu cầu của Hoa Kỳ nên khởi sự làm việc chung để chấm dứt vấn đề ăn cắp thông tin trên mạng giữa hai nước.

HOA KỲ SẼ  ĐỐI PHÓ NHƯ THẾ NÀO

image
Trong lúc đó có một lập trường được nhiều giới cả dân sự cũng như quân sự ủng hộ cho rằng hàng không mẫu hạm là chiến lược cổ điển của thế kỷ thứ 20, và việc biệt phái hàng không mẫu hạm đến gần bờ biển Trung quốc có nhiều rủi ro, và dễ gây căng thẳng. Thuyền trưởng hồi hưu Bernard Cole người đã từng trôi nổi suốt 30 năm trên biển Thái Bình Dương, bây giờ đang giảng dạy về bang giao Hoa - Mỹ ở trường Đại Học Quốc Phòng, của Ngũ Giác Đài, nói: “Câu lạc bộ hàng không mẫu hãm cũng giống như câu lạc bộ tầu chiến ngày xưa, dính lính rất nhiều đến các nhóm quyền lợi đứng đằng sau- không những trong Bộ Hải quân, mà còn ở Quốc Hội, và nhiều ngành kỹ nghệ. Đây là một nhóm quyền lực rất lớn, khó có thể thay đổi được họ.”.

Những người chỉ trích kế hoạch của Hải quân hiện nay, như ông David Gompert, Phó Giám đốc tình báo quốc gia, cho rằng chúng ta cần phải thay thế các hàng không mẫu hạm khổng lồ bằng những hạm đội nhỏ, nhưng nhanh nhẹn hơn, khó bị hệ thống thám sát, diệt địch của Trung cộng phát hiện, và dùng nhiều máy bay không người lái.

Trong lúc cuộc tranh luận về đường lối chiến lược trên biển Thái Bình Dương còn đang tiếp tục, Hải Quân Hoa Kỳ sẽ tìm cách phác hoạ tuyến đi của hỏa tiển Đông Phong, để quyết định xem sẽ tiếp tục cho tầu hải quân Mỹ đi sát bờ biển Trung Hoa hay rời ra xa, tránh nguy hiểm, song có thể bị mang tiếng là suy yếu. Chuyên gia về chiến tranh trên biển tại trường Naval War College, ông Erickson, nhận xét: “Trung cộng tỏ ra nhất định đi theo mục tiêu đe doạ trực tiếp các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, bất kể Hoa Thịnh Đốn có ưa hay không.”.

image
Thật là nguy hiểm khi một cường quốc từng giữ vị thế vô địch, nay bỗng dưng bị một cường quốc khác nhoi lên đòi qua mặt, và lấn áp cường quốc cũ. Ông Graham Allison, một chiến lược gia về an ninh quốc gia, dạy ở đại học Havard, mới đây lưu ý cho chúng ta biết, trong suốt 500 năm lịch sử của nhân loại, 11 trong số 15 cuộc chiến tranh xảy ra, loài người rơi vào tình huống gọi là cái bẫy “Thucydides Trap”.

image
Từ ngữ chiến tranh này lấy tên sử gia người Hy Lạp Thucydides, ông khẳng định rằng: “Chiến tranh sẽ không thể tránh được khi một cường quốc mới nổi lên, đem đến sự lo sợ cho một cường quốc cũ, có sẵn uy lực từ trước.”. Cách đây hơn 2,000 năm, ông Thucydides viết về cuộc chiến tranh Peloponnesian War. Chính vì lo sợ nên người Sparta mới gây chiến.



Bài tường trình của Mark Thompson trên báo TIME
Nguyễn Minh Tâm dịch


image

Câu chuyện quen thuộc ở nước Nga
Về văn học miền Nam 1954-1975
Michelle Phan đang phải đối mặt với vụ kiện vi phạ...
2014_Ai sẽ diện kiến Barak Obama?
Cơn ác mộng bất bình thường của Vladimir Putin
Ánh sáng cuối đường hầm
Những hình ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng về thả...
LHQ thông qua nghị quyết về vụ bắn rơi máy bay MH1...
Chỉ vì có quỷ sống lẫn với người
Việt Nam khó cấm bán bia rượu sau 22 giờ?
Thủ tướng Hà Lan cảnh báo Putin về “cơ hội cuối cù...
Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ... hóa chất Trung...
Từ thời còn trẻ… đến lúc về già
Tham, Dốt, Ngu không lối thoát của Cộng Sản
Chiến tranh Iraq: Bài học về tạo cớ gây chiến
Sáu mươi năm lưu lạc
MOOCs, cuộc cách mạng trong giáo dục
Thánh địa Đạo Dừa Việt Nam
Lệ Rơi, Lê Văn Tám & Những suy ngẫm về giá trị ảo
Cuộc sống căng thẳng, người Mỹ quay sang thiền tìm...
Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva
Địa đạo Củ Chi
Văn học và chính trị
Huỳnh Tấn Mẫm, đảng viên cộng sản phản tỉnh muộn m...
Máy bay Malaysia chở 295 người bị bắn rơi ở miền đ...
Lý do Samsung bỏ Hàn Quốc sang Việt Nam
Angela Merkel: ước gì bà là người Việt
Dân tộc đuổi xâm lăng Tàu, chống Mỹ móc ngoéo với ...
Nghệ Thuật Phản Kháng: tiếng gào phẫn nộ
Thị trấn mỗi nhà có một chiếc máy bay
Vì sao Trung Cộng rút giàn khoan vào thời điểm này...
Hai toan tính của Trung Cộng khi dời giàn khoan
Tờ khai sinh oan nghiệt
Sức mạnh biệt kích hải quân Israel vừa tấn công Ga...
Tại sao họ viết văn bằng tiếng Việt
Nạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giá...
Tân Cương cấm người Hồi giáo nhịn ăn
Chiến binh đào tẩu kể về Isis
Israel: Một đất nước thần kỳ
Đừng sống bằng sự dối trá

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.