Quân
đội Nhật nay có thể hỗ trợ đồng minh trong một số trường hợp nhất
định
Chính
quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã công bố cách diễn giải mới cho điều
khoản an ninh của hiến pháp 1947, qua đó cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
(SDF) lần đầu tiên được phép tham gia các hoạt động phòng thủ tập thể.
Trong
tương lai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản về nguyên tắc sẽ có thể hỗ trợ quân đội
nước ngoài trong tình huống mà sự tồn tại và an toàn của đất nước hay người dân
Nhật Bản bị đe dọa.
Cách
diễn giải mới này gây ra nhiều tranh cãi, bởi nó trái ngược với đồng thuận
chính trị thời hậu chiến của Nhật Bản, được luật hóa trong Điều 9 hiến pháp,
trong đó chỉ cho phép sử dụng lực lượng quân sự Nhật Bản để bảo vệ chủ quyền và
người dân nước này.
Đó
là sức mạnh của tâm lý hòa bình ở nước Nhật thời hậu chiến, khiến cho quân đội
Nhật Bản không thể mở rộng hợp tác với đồng minh lâu năm là Hoa Kỳ, ngoài phạm
vi hạn hẹp kể trên.
Với
cách diễn giải mới, có nhiều viễn cảnh mở rộng hợp tác quốc phòng giữa hai bên.
Ví
dụ có thể bao gồm việc hỗ trợ phòng thủ cho lực lượng Hoa Kỳ khi bị tấn công
trong vùng lân cận Nhật Bản, hợp tác quân sự với Hoa Kỳ để bảo vệ công dân
Nhật hải ngoại, tham gia vào công tác rà mìn trong chiến tranh, hoặc đưa lực
lượng phòng vệ Nhật Bản bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng hoặc những tuyến đường
vận tải biển có ý nghĩa sống còn với nước Nhật.
Trên
lý thuyết, cách diễn giải mới này cho phép Nhật hợp tác với bất cứ quốc gia nào
mà có “quan hệ chặt chẽ” với họ, qua đó mở rộng đáng kể phạm vi hợp tác quân sự
với nước ngoài và bước ra ngoài khuôn khổ bảo vệ lãnh thổ nước Nhật.
Ông
Abe nói Nhật cần phải thay đổi để thích nghi với môi trường an ninh
mới
Toàn
quyền hành động?
Ý
kiến dư luận ở Nhật Bản bị chia rẽ bởi thay đổi trên. Theo kết quả tham dò ý
kiến của Nikkei, 50% phản đối và 34% ủng hộ cách diễn giải mới.
Có
nhiều lý do phản đối, trong đó một phần là bởi cuộc tranh cãi chưa có hồi kết
về đặc tính chính trị thời hậu chiến của Nhật Bản, một phần là do sự không chắc
chắn về các mục tiêu an ninh dài hạn của chính quyền Abe.
Những
trí thức cấp tiến cho rằng thay đổi đó đảo ngược lại cách diễn giải thông
thường của hiến pháp hòa bình được thiết lập sau Thế chiến Đệ nhị, đảm bảo rằng
Nhật Bản sẽ không bao giờ tham gia vào xung đột ở nước ngoài.
Bởi
vấn đề đó là rất nhạy cảm và có ý nghĩa quan trọng, phe chỉ trích cho rằng
cách diễn giải chỉ được thay đổi bằng sửa đổi hiến pháp.
Dù
chính quyền Abe kiểm soát thượng viện và hạ viện Nhật Bản, không dễ để ông sửa
đổi hiến pháp nhanh chóng và phe chỉ trích cho rằng cách diễn giải mới là thứ
sót lại của kiểu chính trị không minh bạch.
Có
nhiều mối lo ngại cả từ bên trong lẫn bên ngoài nước Nhật.
Trung
Quốc và Hàn Quốc cho rằng nó sẽ cho phép quân đội Nhật Bản được tự do điều quân
trong nhiều hoàn cảnh xung đột khác nhau.
Tuy
nhiên, chính quyền ông Abe đã loại trừ lựa chọn đó và phân biệt một cách cẩn
thận giữa phòng vệ tập thể (nhằm bảo vệ lợi ích và tài sản quốc gia Nhật Bản),
và an ninh tập thể (các quốc gia hợp tác với nhau để bảo vệ lợi ích chung khi
đối mặt với hành vi gây hấn của nước khác).
Chính
ông Abe cũng đã nói rõ rằng lực lượng Nhật Bản sẽ không “tham gia vào chiến sự
như Chiến tranh vùng Vịnh hay Iraq ”.
Nhiều
người Nhật phản đối việc thay đổi chính sách quân sự của chính
quyền ông Abe
Rủi
ro chiến lược
Ông
Abe có vẻ như có một vài động cơ để đưa ra cách diễn giải mới.
Nó
sẽ cho phép Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trên phạm vi rộng hơn,
điều mà Washington muốn đưa vào sửa đổi của Hướng dẫn Hợp tác Quốc phòng
Mỹ-Nhật, vốn được giữ nguyên từ năm 1997.
Nó
cũng sẽ mở ra tiềm năng hợp tác quốc phòng tích cực hơn với những quốc gia khác
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Australia
và Philippines .
Hai
nước này đều hoan nghênh động thái của chính quyền Abe, trong bối cảnh lo ngại
Trung Quốc ngày càng tăng hiện diện hải quân ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Nói
rộng hơn, cách diễn giải mới có thể tăng ấn tượng rằng Nhật Bản đã trở thành
một quốc gia “bình thường” hơn, thể hiện bằng việc có khả năng đóng góp một
cách xây dựng vào an ninh khu vực và toàn cầu.
Lợi
ích chính trị và ngoại giao từ sự thay đổi về thái độ trên là rất lớn, giúp
tăng thêm sức nặng cho thỉnh cầu làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc và chiến lược “đóng góp tích cực vào hòa bình” mới tuyên bố gần
đây của ông Abe.
Cách
tiếp cận mới không phải là không có rủi ro.
Trong
khi các đảng phái chính trị chính yếu của Nhật vẫn tương đối yếu và chia rẽ,
hoạt động phản đối từ dân chúng có thể sẽ tăng lên, đặc biệt là trong nền chính
trị địa phương.
Chỉ
trích từ các quận, thành phố, thị trấn và làng xã đối với cách diễn giải mới là
khá nhiều và có thể khiến chính quyền mất đi sự ủng hộ trong cuộc bầu cử mùa
xuân năm sau.
Ở
nước ngoài, nó sẽ làm xấu đi mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp gì với Hàn Quốc
và sẽ làm tăng thêm căng thẳng chủ quyền và chính trị với Trung Quốc.
Cuối
cùng, sự mù mờ về mục đích xoay quanh chi tiết của cách diễn giải mới sẽ cho
phép Nhật Bản sử dụng linh hoạt quân đội ở nước ngoài, nhưng nó cũng tiềm ẩn
rủi ro chiến thuật và chiến lược trong bối cảnh căng thẳng an ninh khu vực đang
gia tăng.
Với
một chính phủ Nhật Bản chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết thách thức có áp
lực cao về các quyết định an ninh quốc gia và quản trị khủng hoảng, đây có thể
không hoàn toàn là một bước đi tích cực.
Tiến
sỹ John Swenson-Wright
là
người đứng đầu Chương trình Châu Á tại tổ chức nghiên cứu Chatham House.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.