Thursday, July 3, 2014

Vì sao cựu Tổng thống Pháp bị điều tra?

image
Cuộc điều tra chính thức diễn ra vào đúng thời điểm ông Sarkozy muốn quay lại chính trường
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị điều tra chính thức do có nghi ngờ gây ảnh hưởng lên thẩm phán – người lúc đó đang xem xét vụ việc của ông.
Cuộc điều tra được coi là cú tấn công vào nỗ lực quay trở lại vị trí lãnh đạo đảng UMP và ý định tái tranh cử tổng thống của ông.
Ông Sarkozy, 59 tuổi, từng là lãnh đạo đảng trung hữu UMP và là tổng thống nhiệm kỳ 2007-2012. Ông phủ nhận mọi hành động sai trái.

Vì sao ông Sarkozy bị tạm giữ?

image
Ông Sarkozy đã bị tạm giam một ngày để cảnh sát thẩm vấn trước khi chính thức loan báo về cuộc điều tra chống lại ông.
Các điều tra viên nghi ngờ ông làm sai lệch bản án do tìm kiếm thông tin nội bộ về một vụ việc từ hồi gây quỹ cho chiến dịch tranh cử năm 2007.

Họ cho rằng các nhân vật trong tòa án đã báo với cựu tổng thống về việc điện thoại di động của ông bị nghe lén.

image

Những ai đang bị điều tra?

Luật sư của ông Sarkozy, Thierry Herzog, 58 tuổi, và hai thẩm phán, Gilbert Azibert và Patrick Sassoust từ Tòa án Phúc thẩm Tối cao của Pháp, cũng trong số đang bị điều tra.
Tương tự như vị cựu Tổng thống, luật sư của ông và ông Azibert đã thuộc diện bị điều tra chính thức. Vẫn chưa có quyết định đối với ông Patrick Sassout.
Các điều tra viên đang tìm hiểu xem liệu ông Azibert có được yêu cầu cung cấp thông tin nhằm đổi lấy một vị trí cấp cao ở Monaco.
Toàn bộ nhà và văn phòng của cả ông Herzog và ông Azibert đã bị lục soát trong cuộc điều tra.
Ông Herzog đã quen biết cựu tổng thống được hơn 30 năm, trong khi ông Azibert, 67 tuổi, là nhân vật cấp cao trong tòa án.

Các điều tra viên đang tìm gì?

Vị cựu tổng thống từng phải đối diện hàng loạt cáo buộc và liên quan tới các vấn đề tài chính trong chiến dịch tranh cử đưa ông lên nắm quyền vào năm 2007.

image
Từng có cáo buộc cựu lãnh đạo Gaddafi tài trợ cho quỹ tranh cử của ông Sarkozy
Năm 2013, ông thoát khỏi cáo buộc nhận khoản tiền mặt lớn từ bà Liliane Bettencourt, người thừa kế hãng L’Oreal và bị cho là tâm lý không ổn định. Nhưng những cáo buộc lâu dài về việc lãnh đạo Lybia hồi đó là Muammar Gaddafi ủng hộ cho quỹ tranh cử vẫn luôn còn đó. Một cuộc điều tra chính thức bắt đầu thực hiện hồi năm ngoái.

image
Ông Sarkozy đã chống lại cáo buộc ông nhận tiền của bà Liliane Bettencourt (trái)
Các nhà điều tra muốn biết xem liệu ông Sarkozy, qua đường luật sư của mình, có cố tìm hiểu xem liệu Tòa Phúc thẩm Tối cao có trả lại nhật ký công việc tổng thống của ông – bị thu giữ trong quá trình điều tra Bettencourt. Mặc dù vụ việc Bettencourt bị bỏ, tòa án nói nhật ký sẽ vẫn bị lưu giữ.
Nghi ngờ ông Sarkozy sử dụng tay trong, xuất phát từ thông tin có được nhờ nghe lén điện thoại. Việc nghe lén là vì cuộc điều tra cáo buộc về việc nhận tiền tài trợ của Libya. Các nhà điều tra đang tìm hiểu xem liệu có phải chỉ có mình ông Azibert đã cung cấp thông tin về cuộc điều tra.

Điều tra ảnh hưởng cơ hội tái tranh cử của ông Sarkozy?

image
Jean-Francois Cope từ nhiệm năm 2012 do vụ tai tiếng về quỹ tranh cử Tổng thống của ông Sarkozy
Theo một cuộc khảo sát dân ý, ông Sarkozy được nhiều người ủng hộ hơn là Tổng thống tại vị Francois Hollande. Ông từng đặt ra mục tiêu trở lại lãnh đảo đảng trung hữu UMP trước khi ra tái tranh cử vào năm 2017. Tuy nhiên, loạt cáo buộc liên tục được đưa ra khiến con đường quay lại chính trường của ông bị gián đoạn.

Đảng UMP hiện không có người dẫn dắt, do chủ tịch đảng Jean-Francois Cope đã phải từ nhiệm do vụ gây quỹ tranh cử của ông Sarkozy, được biết với tên gọi Vụ Bygmalion.

Tuần trước, thẩm phán đã bắt đầu điều tra các cáo buộc rằng đảng này làm giả hóa đơn với tổng trị giá lên tới 10 triệu Euro (khoảng 13.6 triệu USD) trong chiến dịch tranh cử tổng thống nhằm bù vào số tiền chi vượt mức.

Cựu Tổng thống nói gì?

image
Ông nói không biết gì về Vụ Bygmalion. Và ông cũng lên án việc các điều tra viên nghe lén, so sánh hành động của họ với an ninh mật thời cộng sản ở Đông Đức.
“Thậm chí cho đến nay, bất cứ ai gọi điện cho tôi đều phải biết rằng họ đang bị nghe lén,” ông viết cách đây không lâu. “Đây không chỉ là một đoạn trong bộ phim 'Cuộc sống của những người khác' (The Lives of Others) về Đông Đức và hoạt động của Stasi. Nó không liên quan tới các hành động của một số nhà độc tài... đây là nước Pháp.”


image

Đan Mạch bỏ tù băng cần sa người Việt
Chết vì bát tiết canh
Một người Mỹ thầm lặng xây cất bảo tàng viện cho n...
Quốc hội Mỹ muốn “trảm” Tổng thống Obama
Hoax: Rồng trắng ở Malaysia
Thăm dò mới: Obama là tổng thống tệ nhất từ Thế ch...
Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tr...
Thôn nữ Ấn Độ khổ vì cảnh không nhà xí
Một người Việt ở Mỹ bị tù vì hỗ trợ khủng bố
Vận động thể chất giúp người lớn tuổi duy trì khả ...
Mỹ phạt ngân hàng Pháp 9 tỉ đôla
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Dương Khiết Trì sa...
Tự do Tôn Giáo thắng lớn ở Tối Cao Pháp Viện Hoa K...
Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông
Ăn vạ thế nào 'thì tốt'?
Gặp tân nữ Thiếu úy xuất thân West Point, Amanda N...
Người con gái kiên cường và người mẹ can đảm
Bức thư người Nhật viết cho người Hoa Lục
Nhà thờ khắc từ đá ở Ethiopia
Art: Những tác phẩm tuyệt vời của nghệ thuật vẽ bằ...
Nhà hoạt động công đoàn được thả
Chồng Nam Vợ Bắc
Wal-Mart mở chiến dịch dùng hàng 'Made in America'...
Hãy đối xử với nhau bằng NỤ CƯỜI
Những chuyện bên lề
Vấn đề Trung Cộng của Việt Nam – không chỉ áp lực ...
Chúng ta vẫn đeo mặt nạ để sống
Lương cao nhất 'bị' về nước, lương ít 'được' ở lại...
Theo chân những cặp giò xứ World Cup 2014, Brazil
3 người Việt bị bắn chết tại nhà riêng ở Wichita, ...
Mơ thấy mình là người Việt Nam
Những cây cầu ngói ở Việt Nam
10 điều thú vị về nước Mỹ
Hoax: Trả thù tình_Nữ nha khoa nhổ sạch răng bạn trai
Bắc Hàn dọa 'trả thù' Mỹ vì bộ phim hài
TC phát hành bản đồ 10 đoạn khẳng định chủ quyền ở...
Ai xúi giục chị? : Trái tim tôi
Người Nhật 'thoát Á' và người Việt 'xấu xí'
Tuổi Già: Ai sẽ là “tôi” cho tôi ?
Triển lãm chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa của VN

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.