Tân thiếu úy Amanda Nguyễn
sau buổi lễ tốt nghiệp tại Học Viện Quân Sự West Point, hôm 28 Tháng Năm.
Lý
do chỉ có thể vì bản thân Amanda là một người xuất sắc.
Trong
số bốn thanh niên gốc Việt ưu tú vừa tốt nghiệp Học Viện Quân Sự West Point vào
ngày 28 Tháng Năm vừa qua, Amanda là người có ngạch cao nhất: cô là thủ quân
của đội Softball của trường, và trong năm học cuối cùng, đã đạt được
thành tích cá nhân đáng ghi nhận như: chơi nhiều trận đấu nhất, at bat
nhiều nhất, hit (quất trúng) nhiều nhất và ghi điểm nhiều nhất...
Lọt
mắt xanh của West Point
Năm
nay 22 tuổi, Amanda sinh ra và lớn lên ở Houston ,
Texas , là trưởng nữ của một gia
đình người Việt tị nạn hiện đang sống ở tiểu bang này.
Cha
cô, ông Nguyễn Ngọc Vinh kể rằng hồi còn nhỏ, Amanda “rất chăm học, và rất
thích thể thao.” Ngay từ khi ở những lớp 6,7,8, Amanda đã chơi nhiều môn
thể thao của trường như bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh. v.v... Thêm
vào đó, Amanda còn chơi Softball cho Hội tuyển trong vùng.
Lên
trung học, ngoài những môn học thường xuyên, Amanda tham dự nhiều sinh hoạt
cộng đồng: cô là Tổng thư ký của Hội Latin, là Phó chủ tịch hội 'Debate'
(tranh luận) của trường, vì thế chỉ còn đủ thì giờ chơi hai môn thể thao mê
thích nhất là bóng chuyền và 'Softball' (một loại Baseball) cho trường J.
Frank Dobie Highschool ở Houston, Texas.
Là một thiếu nữ có tinh thần kỷ luật cao, lại chịu khó luyện tập, vào
năm lớp 12, Amanda được bầu là tuyển thủ giỏi nhất của tiểu bang Texas
trong vị trí 'second base'. Thành tích chơi Softball xuất sắc
này khiến Amanda được một số trường Đại học theo dõi, và
muốn tuyển vào chơi cho trường của họ, từ hồi còn học lớp 10.
Amanda Nguyễn trong một
trận Soft ball tại West Point .
Ông
Vinh cho biết để giúp con chọn một trường đại học thích hợp, ông đã cùng vợ đưa
Amanda dến thăm viếng một vài trường đại học ở Colorado, Louisiana và
Texas, nhưng Amanda chưa chấm trường nào.
Vào
giữa niên học lớp 12, gia đình của Amanda bất ngờ nhận được điện thoại của bà
Michelle Depolo, head coach đội Softball của Học Viện Quân Sự West Point. Bà
Depolo cho biết khi đến quan sát các trận đấu Softball tại Houston, bà đã
để ý đến Amanda, rồi khi xem xét điểm học và thành tích lãnh đạo của
cô, “thấy vừa ý quá,” nên muốn tuyển mộ Amanda vào West Point chơi cho đội của
trường.
Kể
lại thời gian này bằng một giọng nói nhỏ nhẹ, đầy nữ tính, Amanda tâm sự rằng
từ trước đến giờ cô “không hề nghĩ đến việc gia nhập quân đội,” và cũng chưa
nghe đến West Point, nên rất phân vân e ngại, trước lời mời đến thăm khuôn viên
đại học.
Amanda
hỏi ý kiến mẹ. Mẹ Amanda bảo hỏi bố. Bố Amanda, ông Vinh, thì thú nhận
cũng chẳng có kinh nghiệm quân sự, “không biết nghĩ sao,” nên mang sự việc hỏi
ông nội của Amanda.
Ông nội của Amanda trước đây là một công chức tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia hành Chánh ViệtNam .
Vì sống trong một nước chiến tranh nên ông phải theo học khóa quân sự
đặc biệt tại Trường Đồng Đế Nha Trang, vì thế, tuy là dân hành chánh
nhưng khi mãn khóa, ông lại là 'Đồng Thủ Khoa khóa III Sĩ Quan Hiện
dịch (1962) dưới thời Tướng Đỗ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng. Định mệnh
hình như đã an bài khi vừa nghe đến tên trường West Point ,
thì ông nội của Amanda reo lên và nói ngay “cháu không nên bỏ lỡ cơ hội
tốt này.”
Ông nội của Amanda trước đây là một công chức tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia hành Chánh Việt
Thế
là vào tháng Giêng năm 2010, Amanda cùng cha mẹ đến thăm West
Point . Tại đây, họ được bà head coach Depolo đích thân tiếp
đón. Bà Depolo nói ngay: “Ông Bà vui lòng đợi một chút, chúng tôi có
một ngạc nhiên bất ngờ.”
Ngạc
nhiên bất ngờ là lá thư “chấp nhận” Amanda vào Học Viện Quân Sự West Point, với
hai điều kiện: Phải đậu cuộc khám nghiệm sức khỏe và phải có giấy giới thiệu
của một thượng nghị sĩ hay dân biểu đại diện nơi Amanda cư ngụ.
Sau
3 ngày ở lại West Point, chăm chú quan sát sinh hoạt của trường và nơi
tập luyện thể thao, tiếp xúc với một số người, Amanda nghiêm chỉnh nói
với cha mẹ: “Con không muốn đi thăm trường nào khác nữa vì trường này
coi trọng kỷ luật nên con muốn theo học và chơi Softball ở đây.”
Sức
mạnh đến từ ý chí
Khi
biết con đã quyết định, ông Vinh và vợ vừa mừng vui, vừa lo ngại. Ông kể:
“Chúng tôi nửa mừng, nửa lo, mừng vì con đã tỏ ra biết suy nghĩ và chọn cho mình một trường tốt, lo vì thương nó là một thiếu nữ, liệu rồi có đủ sức theo kịp đồng đội không.”
“Chúng tôi nửa mừng, nửa lo, mừng vì con đã tỏ ra biết suy nghĩ và chọn cho mình một trường tốt, lo vì thương nó là một thiếu nữ, liệu rồi có đủ sức theo kịp đồng đội không.”
Ngày 28 tháng Sáu, năm 2010, khi bạn bè cùng trang lứa đang bắt đầu
nghỉ hè, thì Amanda từ giã gia đình, lên đường trình diện West Point, bắt
đầu 6 tuần lễ huấn nhục!
Amanda Nguyễn trong ngày
hoàn tất khóa huấn nhục 6 tuần.
Là
cô con gái đầu lòng, Amanda từ nhỏ đã được cha mẹ đặt cho nhiều trách nhiệm,
lại tự có tinh thần kỷ luật vì muốn xuất sắc trong môn thể thao mình ưa thích,
nên thoạt đầu Amanda nghĩ rằng việc huấn nhục với mình chắc cũng “không đến nỗi
nào.” Thế nhưng cô đã lầm.
“Thời
gian đầu nhớ nhà không thể nào chịu nổi.” Cô tâm sự là lúc nản lòng nhất đã tự
hỏi không biết mình có quyết định đúng chưa.
“Từ trước đến giờ em sống trong một đại gia đình, mỗi cuối tuần luôn luôn có cô cậu đến nhà thăm ông thăm bà nội, các em quấn quýt chung quanh, rồi đùng một cái không còn có người thân nào bên cạnh.” Amanda kể lại.
“Từ trước đến giờ em sống trong một đại gia đình, mỗi cuối tuần luôn luôn có cô cậu đến nhà thăm ông thăm bà nội, các em quấn quýt chung quanh, rồi đùng một cái không còn có người thân nào bên cạnh.” Amanda kể lại.
Nhớ
nhà thì gọi phôn cũng đỡ đi cảm giác bị cách biệt, nhưng trong thời gian huấn
nhục, trường không cho các sinh viên sĩ quan được dùng điện thoại. Nỗi buồn xa
nhà đôi khi làm Amanda hết sức bối rối.
Ông
Vinh kể: “Một trong những lá thư của Amanda trong thời gian huấn nhục tỏ
lộ sự chán nản: 'Tại sao mình lại phải một mình ở đây?' Đọc thư đau lòng, chúng
tôi chỉ biết khuyên con hãy ráng tròn bổn phận từng giờ, từng buổi,
đừng quá lo nghĩ đến những chuyện ngày mai.”
Nếu
bố mẹ khuyên nên cố gắng từng giờ từng buổi, thì cố vấn của trường khuyên cô
phải tập trung tư tưởng để vượt qua từng bữa ăn một, và nếu buồn quá thì nói
chuyện với những người bạn cùng hoàn cảnh. Amanda nguôi ngoai dần khi thấy bạn
bè cũng buồn vì nhớ nhà như mình.
Ngoài
nỗi nhớ nhà, là một phụ nữ theo học chương trình huấn luyện quân sự cô có thêm
những khó khăn riêng. Amanda tâm sự:
“Có
người cho rằng quân trường không phải là nơi thích hợp cho phái nữ. Người khác
nhìn em với những ánh mắt ái ngại rằng làm sao một cô gái nhỏ bé có thể chịu
nổi những khó nhọc mà cả những thanh niên lực lưỡng cũng phải... ngán.”
Amanda Nguyễn (giữa) cùng
các nữ sinh viên sĩ quan West Point cùng khóa.
Trong
quá trình huấn luyện, West Point, cũng như bất cứ Học Viện Quân Sự nào khác,
đều không phân biệt nam nữ, tất cả đều cùng phải theo chung một chương trình
luyện tập. Amanda kể:
“Em
chỉ cao 5'2'' nặng 110 pounds nhưng vẫn phải chạy bộ 14 miles với backpack nặng
30 lbs giống y như những chàng trai lực lưỡng cao hơn 6'.”
Trả
lời câu hỏi làm sao thể chất của đàn bà có thể theo nổi chương trình huấn luyện
cho dành cho nam quân nhân Hoa Kỳ, Amanda giải thích:
“Tất
cả tùy thuộc vào tinh thần, vào sự quyết tâm. Thật ra chúng ta mạnh mẽ hơn mình
nghĩ nhiều. Có nhiều nam sinh viên không chịu nổi khóa huấn luyện, và cũng có
những phụ nữ rất xuất sắc. Sức mạnh đến từ một ý chí mạnh mẽ. ”
Không
chỉ là tác chiến
Đầu
tháng Bảy này, tân Thiếu Úy Amanda Nguyễn sẽ đến Fort
Jackson , South Carolina để được
huấn luyện 4 tháng trước khi đến phục vụ ở căn cứ Fort Bragg , North Carolina .
Dù được huấn luyện để sẵn sàng tác chiến, nhưng ở Fort Bragg
cô sẽ làm việc hành chánh tại phòng quản trị nhân lực (human resources).
Theo học ngành khoa học môi sinh (environmental science), Amanda chú
trọng đến một vai trò khác của quân đội Hoa Kỳ. Cô giải thích rằng gia
nhập quân đội không nhất thiết là luôn luôn phải tác chiến. Ngay cả khi được
điều động đi phục vụ ở một nước khác, vai trò của quân đội Mỹ không hẳn phải là
để tham gia trận chiến, mà là để huấn luyện, để giúp những nước này đào tạo
được một quân đội hùng mạnh hơn để tự bảo vệ đất nước họ.
Tân Thiếu Úy Amanda Nguyễn
được cha mẹ gắn lon sau lễ tốt nghiệp.
“Chẳng
hạn quân đội Mỹ hiện đang có những đội ngũ tìm cách phát triển nước trong
(clear water) cho một số quốc gia, lại có những đội ngũ giúp quốc gia khác đối
phó với ô nhiễm môi sinh. Trách nhiệm của quân đội là bảo vệ, bảo vệ mạng sống
và cả những điều kiện liên quan đến mạng sống.”
Được
hỏi nếu không chơi soft ball, và nếu phải làm lại từ đầu, cô có muốn nộp đơn
vào học ở Học Viện Quân Sự West Point không, Amanda khẳng định: “Có chứ! Không
thể đổi kinh nghiệm ở West Point với bất cứ gì
khác trên đời.”
Rồi Amanda giải thích:
Rồi Amanda giải thích:
“Ở
đấy em được chen vai thích cánh với những lãnh đạo hàng đầu của Mỹ, hiểu nhiều
hơn về quân đội Hoa Kỳ, và thấm thía thế nào là tình đồng đội. Em nhớ vào năm
thứ nhất, khi tin Osama Bin Ladin bị giết được loan đi, mọi người trong tất cả
mọi lớp học túa ra ngoài, cả trường reo vang, người trèo lên cây, người la
hét, sinh viên thứ nhất ôm chầm lấy sinh viên sắp ra trường, tất cả cùng một
mục đích chung, cùng một sứ mệnh, cùng phụng vụ dưới một mầu cờ.”
Về dự tính tương lai, Amanda cho biết cô không có mộng làm một vị tướng
trong quân đội, nhưng nói rằng dù có làm gì sau này, thì những điều đã học được
ở West Point như rèn luyện ý chí, tinh thần phục vụ và trách nhiệm với quê
hương sẽ là hành trang cô mang theo suốt đời.
Hà Giang/NV
phê quá ^_^
ReplyDelete