Đối
với cuộc sống nếu không có niềm tin sẽ không bao giờ cảm nhận được những giá
trị mà cuộc sống mang lại. Đối với tình yêu nếu không có niềm tin sẽ không bao
giờ có một hạnh phúc bền vững.
Đối với anh em bạn bè nếu không có niềm tin sẽ
mất dần đi những bờ vai khi khốn khó. Vì vậy:
Hãy
đặt niềm tin đúng chỗ, đúng người và đúng thời điểm. Một người nói hay chưa hẳn
đã là một người tốt vì vậy đừng tin tất cả những gì người ta nói. Cũng vậy, một
người viết hay chắc gì không phải là kẻ giả tạo, vậy nên đừng tin hết vào những
gì người ta viết. Hãy tin vào cảm xúc của mình khi nghĩ và đối diện với họ, bởi
niềm tin vững chắc nhất trên cuộc đời này có lẽ là cảm xúc bản thân...
Hành
động của một người nói lên sự thật. Trong cuộc đời mình, bạn sẽ gặp nhiều
người. Họ có thể nói những lời tốt đẹp nhưng cuối cùng chỉ có hành động của họ
mới nói lên họ là ai. Vì thế, hãy chú ý tới những gì mà người ta làm. Hành động
của họ sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết.
Những
người bạn gặp trong cuộc đời đôi lúc sẽ muốn bạn, lấy của bạn, yêu bạn, ghét
bạn, đối xử xấu với bạn, cứu bạn và làm vỡ tim bạn, nhưng cuối cùng... tất cả
những điều đó làm nên bạn". Đúng vậy, cuộc sống không hề đơn giản, có kẻ
tô bóng vẻ bên ngoài bằng sự hào nhoáng, ngược lại có những con người họ sống bằng
cái giá trị thật của chân lý là cuộc sống bình dị, và mỉm cười với thành bại
hơn thua.
Tự
nhủ, mỗi người chỉ sống có một lần nhưng nếu sống thật tốt, thật ý nghĩa thì
một lần đó thôi cũng là đủ để ta cảm thấy mãn nguyện về bản thân, về cuộc sống
mà ta đã sống hết mình.
Hãy
học cách bố thí
Một
người nghèo hỏi Đức Phật “Tại sao con nghèo như thế?”. Phật nói “Vì con chưa
học được cách bố thí cho người khác”. Người kia thưa “Con không có thứ gì cả,
thì lấy gì con bố thí”.
Đức
Phật dạy : “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố
thí 7 điều này :
1.
Nhan thí - Bố thí nụ cười.
2.
Ngôn thí - Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
3.
Tâm thí - Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
4.
Nhãn thí - Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
5.
Thân thí - Bố thí hành động nhân ái.
6.
Tọa thí - Bố thí nhường chỗ cho người cần.
7.
Phòng thí - Bố thí lòng bao dung
Đức
Phật nhắc nhở về hai việc nhằm đem đến nguồn hạnh phúc mang tính khéo léo là
làm giàu bằng cách làm ăn chân chính và bảo vệ tài sản được tạo ra. Tuy nhiên,
Đức Phật khuyến cáo làm giàu không phải là mục đích cuối cùng. Sự giàu có được
tán dương đối với mọi người khi nó được dùng vào đúng mục đích. Đức Phật đã
từng so sánh một người chỉ biết hưởng thụ sự giàu có của mình mà không chia sẻ
cho kẻ khác như là một người đang tự đào hố để chôn chính mình.
Ngoài
ra, Đức Phật cũng ví dụ về một người làm giàu chân chính và biết chia sẻ cho
người nghèo khó như một con người có đầy đủ hai mắt. Ngược lại, người keo kiệt
bủn xỉn được ví như người chỉ có một con mắt.
Đức
Phật biết rằng bố thí sẽ là nguồn phước báo lớn lao tạo ra những lợi ích miên
viễn cả trong đời sống hiện tại và tương lai. Trong lúc những lời dạy của Đức
Thế Tôn về phước báo không có nhiều ý nghĩa đối với nhiều người thực hành pháp
Phật ở phương Tây, nhưng những lời dạy này gợi mở ra nhiều nẻo đường vô hình
với những kết quả từ hành động của chúng ta sẽ hoàn trả lại cho chính mình.
Có
một cách mà người hành bố thí có thể thấy đó là sự báo ứng trong nghiệp báo
nhãn tiền. Nghiệp báo nhãn tiền, trong Phật giáo, là bạn nhận kết quả trực tiếp
được tác động trên thân và tâm của bạn khi bạn hành xử. Những kết quả của sự bố
thí thật tuyệt vời trong giây phút hiện tại. Nếu thật sự có mặt với chúng,
chúng ta có thể tiếp nhận những kết quả tốt đẹp đó trong lúc thực hành bố thí.
Đức Phật nhấn mạnh về niềm hạnh phúc của sự bố thí. Bố thí không có nghĩa là
phải bị bắt buộc làm hay làm một cách bất đắc dĩ, mà hơn thế nữa khi bố thí
người bố thí cần phải vui vẻ trước khi bố thí, trong khi bố thí và sau khi bố
thí.
Ở
cấp độ cơ bản nhất, bố thí trong truyền thống của đạo Phật có nghĩa là cho đi
mà không mong chờ một sự hồi đáp nào trở lại. Hành động bố thí chỉ thuần nhất
được sinh khởi từ tấm lòng từ hay ý niệm thiện, hoặc vì lợi ích của một ai đó.
Có lẽ bố thí nhấn mạnh về cách cho hơn là của cho. Thông qua bố thí, chúng ta
gieo trồng một tâm hồn rộng mở. Tâm hồn rộng mở này sẽ luôn dẫn đến hành động
bố thí, nhưng để trở thành người có tấm lòng rộng mở là quan trọng hơn bất cứ
hành động bố thí nào. Và sau cùng, nó sẽ dẫn đến hành thí ba la mật.
Mặc
dù bố thí với mục đích giúp đỡ người khác là một động cơ quan trọng và có được
niềm vui khi bố thí, Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng mục đích của bố thí là để đạt
được Niết Bàn, đây chính là động cơ quan trọng nhất. Vì mục đích này, “người
thực hành bố thí nhằm trang điểm và làm đẹp cho tâm hồn”. Trong tất cả những sự
trang điểm ấy chính là tinh thần không chấp thủ, lòng từ bi và sự quan tâm nhằm
đem đến sự tốt đẹp cho kẻ khác.
Khả
Anh
Apr
28, 2014
Nam
diễn viên gạo cội Richard Gere nhập vai giỏi đến mức một nữ du khách đã nhầm
lẫn anh là người vô gia cư thực sự và còn thương hại "bố thí" cho anh
miếng pizza. image. Một người phụ nữ Pháp thừa nhận cô ấy đã ...
Nov
21, 2011
Người
đứng trên, kẻ đứng dưới, v.v... Mặc dầu kinh Phật vẫn dạy rằng hạnh bố thí là
hạnh thứ nhất của người Phật tử. Bố thí trong tinh thần không còn có người bố
thí và kẻ được bố thí. Chỉ có việc bố thí. Để không còn có ...
Apr
06, 2012
Tại
sao tôn giáo nào cũng khuyên con người bố thí? Ta có thể hiểu tham, sân, si
trên lý thuyết nhưng chỉ có hành động thực hiện sự ban cho mới giúp ta nhận
thức rõ những hạn chế của ta. Thí dụ như khi cho mà ta thấy còn ...
Mar
01, 2014
Người
ăn mày này rất tội nghiệp, cánh tay bị cụt, tay áo trống trải đung đưa, người
nào trông thấy cũng đều khẳng khái bố thí cho. Tuy nhiên, vị chủ nhân này lại
không hề khách khí, chỉ ra đống gạch trước cửa nói với người ...
Jul
15, 2011
Theo
quan sát của VnExpress.net, cứ khoảng 5 phút lại có người lại gần bố thí, ít
thì 5.000 đến 10.000, nhiều thì 20.000 đến 50.000 đồng. Sư cô đứng dậy, ngước
mắt lên trời thở, miệng " Nam
mô ai đà Phật" rồi lại gom tiền ...
Mar
30, 2013
Chỉ
mấy ngày trước đó, một phóng viên còn nhìn thấy Hillman nhận những đồng tiền bố
thí từ người lạ trên đại lộ số 6 với đôi chân trần, sau lưng mang tấm biển có
dòng chữ "người vô gia cư". image. Hillman đang ngồi đếm ...
Nov
02, 2011
Lm
Joseph Wresinski nhân dịp biểu tình ngày 17 tháng 10 tại Paris về nhân quyền có đưa ra lời tuyên bố
trong đó ông nhấn mạnh : « Nơi nào con người phải .... Muốn không nghèo thì hảy
bố thí. Tất cả những gì mình ăn, ...
Mar
25, 2014
Rốt
cuộc thì ai cũng có trách nhiệm với cuộc sống của mình, và đừng nên trông chờ
vào sự bố thí của người khác. Và hiển nhiên là người đọc những dòng này sẽ liên
tưởng ngay đến một ca phải nói là hiếm có trong lịch sử ...
Apr
08, 2014
Hạnh
Bố Thí. image. LTS : Trong đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta, rất nhiều
khi chúng ta cứ thấy khó nghĩ khi phải cho ai hay nhận của ai một cái gì. Ngay
cả giữa bạn bè, chòm xóm. Ngay cả trong gia đình.
Nov
04, 2011
Người
âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình. 30. Đừng
gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác
bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là ...
Oct
16, 2012
Người
người nể phục, nhà cao cửa rộng, đồng ruộng thì mênh mông bát ngát, thẳng cánh
có bay, gia súc thì từng đàn, lúa chất đầy bồ, trong nhà không thiếu thứ gì, kẻ
ăn người ở có tới chừng mấy mươi người. Cao lương mỹ vị ăn mãi ... Vị Hòa
thượng mỉm cười hiền hậu nhìn người phụ nữ sang trọng, quý phái nhưng có khuôn
mặt đượm buồn mà nói, bà hãy tìm đến bảy gia đình chưa bao giờ biết khổ, xin mỗi
gia đình một bát nước. Với bảy bát nước đặc biệt này, ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.