Wednesday, July 9, 2014

Cuộc cách mạng của bóng đá Đức

image
Đức thắng đậm Brazil 7-1 ở bán kết World Cup 2014
Hồi ở Đức những năm 90 tôi lại không phải fan của tuyển Đức mà là fan của tuyển Ý và Hà Lan. Tuy không thích tuyển Đức hồi đó, nhưng trận cầu quốc tế nào tuyển Đức đá tôi cũng xem, bởi dù sao đội Đức luôn có cá tính, ngay cả khi họ đá tệ.

Bóng đá Đức có mấy khái niệm, chỉ nghe đã rợn tóc gáy: Manndeckung, Zweikampf, Laufen (dĩ nhiên là phải nghe bằng tiếng Đức mới cảm nhận được, bởi chúng luôn gợi tới các khái niệm trong quân sự). Manndeckung là kèm người, Zweikampf là tranh chấp tay đôi, còn Laufen là chạy, bám đuổi.

Cũng giống như người Anh, người Đức xem bóng đá là môn thể thao của sức mạnh và ý chí. Taktik, tức “chiến thuật” (hoặc hiểu theo nghĩa hẹp là “kỹ thuật bóng đá”), là một khái niệm bị người Đức coi khinh suốt một thời gian dài. Sáng tạo lớn nhất của bóng đá Đức có lẽ là việc nghĩ ra chân libero, tức hậu vệ quét đồng thời có thể tự do di chuyển để kiến tạo và tấn công, và tác giả của lối đá này cũng là cầu thủ libero hay nhất: Franz Beckenbauer.

Giản đơn, lạc hậu

image
Những người hâm mộ bóng đá Đức trước đây thường ca ngợi lối đá xù xì, coi trọng sức mạnh. Thành công của tuyển Đức những năm 70-80, và cao trào là năm 1990, khiến nhiều người không nhận ra rằng, tuyển Đức có một tư duy bóng đá cổ điển, khá đơn giản và lạc hậu.

Nói đơn giản: Tư duy bóng đá Đức dựa trên triết lý kèm người, còn tư duy bóng đá Ý và Hà Lan dựa trên triết lý không gian. Tư duy kèm người đặt cầu thủ vào trung tâm: Nếu từng cầu thủ của đối phương bị kèm chặt, luôn có thể bị mất bóng khi tranh chấp và bị bám đuổi dai dẳng khi giữ bóng, thì sớm muộn ý chí của họ sẽ bị đè bẹp. Tư duy đó đặt cuộc chơi diễn ra ở mọi nơi có cầu thủ đối phương đứng, ngay cả khi cầu thủ đó không có bóng. Đó là một cuộc chơi rất mất sức, và chỉ kẻ nào khỏe hơn, lì lợm hơn mới có thể thắng.

image
Tư duy không gian hoàn toàn khác. Nó đặt trái bóng vào trung tâm. Chỉ nơi nào trái bóng lăn đến, hoặc có khả năng lăn đến, mới là điểm chơi. Cầu thủ thay vì kèm người phải biết làm chủ không gian, di chuyển nhịp nhàng, giữ khoảng cách, linh động hoán chuyển vị trí. Theo tư duy này, từng cầu thủ đều phải có kỹ thuật tốt, có khả năng chơi ở nhiều vị trí và thực hiện nhiều vai trò.

Hai đại diện xuất sắc cho tư duy bóng đá không gian, hay tư duy bóng đá hiện đại, là Ý và Hà Lan. Người Ý nghĩ ra lối đá Cantenaccio huyền thoại, còn người Hà Lan nghĩ ra lối đá Tổng lực trứ danh. Cả hai lối đá này đòi hỏi các cầu thủ phải có khả năng làm chủ trái bóng trong không gian hẹp.
Cantenaccio dụ các cầu thủ đối phương dâng lên phần sân nhà mình rồi dùng số đông cầu thủ đan kèm trong không gian hẹp để cướp bóng rồi mở đường phản công; còn bóng đá Tổng lực cũng dùng số đông, đan cài, bao vây, ép đối phương co cụm về phần sân của họ.

image
Trong khoảng không gian hẹp như vậy thì mỗi khi bị đối phương phá bóng, bóng thường nảy trở lại vào chân cầu thủ nhà; hoặc mỗi khi cầu thủ nhà mất bóng thì họ vẫn có thể dễ dàng đánh chặn hoặc cướp bóng của đối thủ trong khoảng không gian hẹp với sự hiện diện của số đông cầu thủ nhà.
Có thể thấy tư duy bóng đá của Ý và Hà Lan rất giống binh pháp Tôn Tử: quân số của hai bên là ngang nhau, nhưng tại một thời điểm cụ thể và trong một không gian cụ thể nơi diễn ra cuộc chiến, quân ta phải luôn đông hơn quân địch.

Làm mưa làm gió

image
Huấn luyện viên Joachim Low góp phần vào thành công của tuyển Đức
Nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu tư duy bóng đá Đức lạc hậu như vậy thì tại sao họ vẫn làm mưa làm gió suốt nhiều thập niên trước 1990? Có nhiều sự giải thích. Thứ nhất, Đức là quốc gia đông dân nhất châu Âu và là một nền kinh tế mạnh, với một nền thể thao được chăm sóc và tổ chức tốt, do vậy họ luôn có tiềm lực cầu thủ dồi dào hơn các quốc gia khác. Thứ hai, trước những năm 1990, nhiều sân bóng đá còn có diện tích hẹp (sân bóng đá chuẩn hiện nay có diện tích 105 x 68 m), do vậy lối đá dàn trải sức mạnh của đội Đức còn có thể phát huy hiệu quả. Và thứ ba, lối đá hiện đại kiểu Hà Lan còn chưa phát triển chín muồi, chưa đạt được độ thuần thục.

Trận cầu kinh điển giữa Đức và Hà Lan năm 1974 với phần thắng nghiêng về người Đức thường được mang ra mổ xẻ như là một bằng chứng cho thấy bóng đá đẹp có thể gục ngã trước bóng đá xấu như thế nào. Nhưng rõ ràng đó là một cách hiểu rất hời hợt. Trong bóng đá dù sao cũng còn có sự may mắn và sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh (như trọng tài, sân nhà). Đức năm 1974 đã chiến thắng, nhưng lịch sử thì luôn công bằng.

image
Johan Cruyff đã thua, nhưng tư duy bóng đá Tổng lực mà ông xây dựng sẽ chiếm lĩnh tương lai. Có điều, đội bóng được hưởng thành quả cao nhất không phải Hà Lan mà là Tây Ban Nha. Lối đá tiki-taka của Tây Ban Nha, vốn được phát triển lên từ lò Barcelona do Johan Cruyff thi đấu những năm 1970, chính là sự phối hợp hoàn hảo của hai trường phái Tổng lực Hà Lan và Cantenaccio Italia. Xét về tư duy bóng đá, tiki-taka thậm chí còn đi xa hơn nữa: tiki-taka không những làm chủ không gian mà còn còn làm chủ trái bóng. Vấn đề bây giờ không phải là sút bóng vào gôn, mà là giữ bóng trong chân. Tôi giữ bóng, nghĩa là đối phương không có bóng. Đối phương không có bóng thì họ không thể sút vào gôn. Họ không thể sút vào gôn thì tôi không thể thua. Tôi không thể thua, nghĩa là tôi có thể thắng.

image
Trở lại với đội Đức. Hồi tôi ở Đức những năm 1990, mặc dù hầu như không bỏ qua trận đấu nào của đội Đức, nhưng tôi luôn ủng hộ các đội kia và mong họ thắng Đức, vì đơn giản là tôi luôn ức chế với lối đá “củ chuối” của Đức. Tôi còn nhớ trận Đức-Croatia tại France 1998, khi Croatia hạ Đức 3-0, mấy đứa chúng tôi, - Dương, Tuong Bui và tôi – đã gào to sung sướng đến độ, nếu các bạn Đức ở cùng ký túc xá biết được, chắc họ sẽ phải tức điên và không hiểu tại sao tụi sinh viên nước ngoài lại ác cảm với đội bóng của nước Đức tươi đẹp mà họ đến làm khách đến thế.

Đổi mới

image
Nhưng đấy là quá khứ. Còn hiện tại tôi là fan của đội Đức. Thực ra tôi đã là fan của đội Đức từ sau năm 2002, khi họ bắt đầu có những dấu hiệu đổi mới. Cuộc khủng hoảng những năm 1990 đã khiến giới bóng đá Đức chịu nhiều chỉ trích và buộc họ phải cải tổ.

Nhưng những thành công quá khứ với những tượng đài quá lớn khiến giới bóng đá Đức bảo thủ, hễ nghe thấy những khái niệm như “chiến thuật”, “kỹ thuật” là gạt phắt đi. Ai cũng biết là một nền bóng đá phải được vun trồng từ những tài năng thiếu niên được đào tạo trong các câu lạc bộ.

Muốn cải tổ nền bóng đá thì phải cải tổ từ cấp câu lạc bộ, nếu không, dù anh muốn áp dụng chiến thuật mới cho đội tuyển quốc gia thì anh cũng không có cầu thủ có khả năng thực hiện, vì họ đã quen với lối đá cũ ở câu lạc bộ. Phải nhìn thấy những rào cản lớn như thế mới hiểu được tầm nhìn của Klinsmann khi ông giữ ghế đội tuyển quốc gia.

image
Head coach Jurgen Klinsmann (Hoa Kỳ) and Joachim Low (Ðức)
Cho dù chỉ đưa tuyển Đức tới huy chương Đồng năm 2006, nhưng những gì Klinsmann, và sau này là Joachim Low, đã làm cho bóng đá Đức là vô cùng lớn, một cuộc cách mạng cuốn phăng tư duy cũ, thiết lập tư duy mới. Những gì ta đang thấy ở lớp cầu thủ Đức hiện nay là quả ngọt của cuộc cách mạng đó.

image
Xem bóng đá Đức lúc này mang lại cảm hứng cao độ. Họ là đội bóng mạnh nhất và đá đẹp nhất hiện nay. Họ có vô địch World Cup 2014 hay không? Tôi không biết. Trong bóng đá vẫn luôn tiềm ẩn những yếu tố may rủi. Nhưng dù họ có vô địch hay không, họ vẫn là đội bóng của giải này.



Đinh Bá Anh


4 hours ago
Huyền thoại bóng đá Brazil Pele tin rằng đất nước ông sẽ phục hồi từ thất bại thảm hại trước tuyển Đức và sẽ là ứng viên cho chức vô địch World Cup ở Nga vào 2018. Ông nhắn trên Twitter: "Tôi luôn nói rằng bóng đá là ...

Jun 17, 2014
Một fan hâm mộ bóng đá người Argentina cổ vũ bên ngoài sân vận động Maracana trước trận đấu bảng F giữa Argentina và Bosnia, tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 15/6/2014. image. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff (phải) ...

Jun 29, 2014
Trong nhiều năm qua, Nga luôn dốc tiền đầu tư cho đội tuyển bóng đá quốc gia, bằng cách mướn các huấn luyện viên hàng đầu thế giới, như Guus Hiddink, Dick Advocaat và Capello. image. Thế nhưng, kết quả cho thấy, ...

Jun 19, 2014
Xem họ đá bóng chứ không phải xem họ thi sắc đẹp cũng như khi bà xem DVD ca nhạc của các trung tâm bà cứ chấm điểm Ca sĩ nào đẹp hơn là nghe họ ca hát… - Ừ, em hứa sẽ làm vừa lòng anh… Giây phút chào nhau ...

Jun 29, 2014
Anh kể chuyện thương lượng của nước Mỹ và Obama về World Cup và lan man qua chuyện sân vận động Maracanã của thành phố Rio De Janiero. Chuyện các huấn luyện viên bóng đá bị cấm hoạt động tình dục trước cuộc ...

Jun 18, 2014
Đương kim vô địch World Cup bước vào giải đấu sau 6 năm thống trị bóng đá thế giới, đoạt 2 cúp vô địch châu Âu năm 2008 và 2012, đồng thời vô địch World Cup 2010. Tất cả dường như đi đúng kế hoạch khi họ đối đầu ...


image

Cảm phục nữ Thủ tướng Đức
Cái chết của một nền bóng đá?
Ăn cơm mới, nói chuyện cũ…
Chuyện ở Học Viện Quân Sự West Point
Huỳnh Thục Vy điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ
Thời điểm 'bất ổn' ở Đông Bắc Á
Kẻ cắp bán đồ gian
Chiến tranh và ký ức về chiến tranh
Ý nghĩa của thay đổi quân sự Nhật Bản
Thư tâm tình của Huỳnh Tấn Mẫn gởi các bạn Thanh N...
Mỹ: Bắt vợ tỷ phú Trung Cộng ăn cắp bắp giống
TC sẽ thắng nếu hải chiến với VN
Luyện tập thể chất cải thiện việc học tập của trẻ ...
Tự do học thuật
Thêm một bằng chứng lén lút bán nước
John McCain: Hồi ký Hỏa Lò
Vài phương pháp tự vệ cho phụ nữ
Vai trò cha mẹ trong ngưỡng cửa tình dục của trẻ m...
HCM chính là thiếu tá Hồ Quang thuộc QĐND Trung Cộ...
Bài học về niềm tin
Hải Quân Hoa Kỳ tiến cử phụ nữ đầu tiên làm Đô Đốc...
Vì sao cựu Tổng thống Pháp bị điều tra?
Đan Mạch bỏ tù băng cần sa người Việt
Chết vì bát tiết canh
Một người Mỹ thầm lặng xây cất bảo tàng viện cho n...
Quốc hội Mỹ muốn “trảm” Tổng thống Obama
Hoax: Rồng trắng ở Malaysia
Thăm dò mới: Obama là tổng thống tệ nhất từ Thế ch...
Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tr...
Thôn nữ Ấn Độ khổ vì cảnh không nhà xí
Một người Việt ở Mỹ bị tù vì hỗ trợ khủng bố
Vận động thể chất giúp người lớn tuổi duy trì khả ...
Mỹ phạt ngân hàng Pháp 9 tỉ đôla
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Dương Khiết Trì sa...
Tự do Tôn Giáo thắng lớn ở Tối Cao Pháp Viện Hoa K...
Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông
Ăn vạ thế nào 'thì tốt'?
Gặp tân nữ Thiếu úy xuất thân West Point, Amanda N...
Người con gái kiên cường và người mẹ can đảm
Bức thư người Nhật viết cho người Hoa Lục

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.