Thursday, August 7, 2014

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”

image

Kính thưa quý đồng hương Phật tử

Tôi là một phật tử, pháp danh Trí Giác.

Một số bạn Công Giáo và Tin Lành hỏi tôi: “ Đạo Phật các anh sao lại làm đại nhạc hội, ca hát, buôn bán, xổ số làm tiền um sùm ở trong chùa, trong khu vực chùa. Như vậy có đúng luật đạo Phật không.”

Tôi nghe hỏi mà cảm thấy xót xa, đau khổ, và xấu hổ cho đạo Phật. Vì tôi cũng đã thấy nhà thờ Công giáo, Tin Lành và nhà thờ Đạo Cao Đài,  ngay cả Đạo Hồi, không bao giờ làm đại nhạc hội, buôn bán, xổ số để làm tiền nơi chốn thiêng liêng.
Chùa là nơi thanh tịnh già lam. Đến chùa để lắng lòng, nghe kinh, niệm Phật, học đạo, chuyển mê thành ngộ. Nghe được tiếng chuông U Minh lòng nhẹ nhàng thanh thoát.

image
image
Hình ảnh nầy diễn ra trong khuôn viên chùa Việt Nam Houston, Texas, chắc chắn không chuyển mê thành ngộ được !
Là Phật tử khi chúng ta tập tu 24 giờ Bát Quan Trai Giới, ai cũng nhớ và phải giữ giới thứ 6 là: Không được trang điểm, thoa dầu thơm. Múa hát và xem múa hát. Đó là hàng Phật tử tại gia, tập tu mà không được nghe ca hát. Huống gì, trong lúc chùa là nơi thanh tịnh, mà lại tổ chức đại nhạc hội, buôn bán, xổ số. Vị thầy xuất gia mà ngồi nghe ca sĩ sexy hát múa, ỏng ẹo nhạc đời. Thì còn gì phá đạo hơn nữa. Phật tử đã đau lòng khi thấy trong nước một số chùa thờ tượng Hồ Chí Minh cùng với Phật Thích Ca. Ngoài nước thì chùa chiền biến thành Siêu thị Phật. Quý thầy ở hải ngoại mạnh ai làm nấy. Một mình một chùa. Không cần giới luật. Hởi ôi! Thật quá đau lòng cho đạo Phật.

image
Son phấn thơm lừng, ăn mặc hở hang, đại diện Tịnh Xá Ngọc Hòa San Jose, chào đón Ông bà chủ nhân Phật ngọc trong buổi chiêm bái Phật ngọc tại San Jose, Calfornia.
Portland có vị thầy đã chết với cái tên là Ông Thầy Đại Nhạc Hội, Phật tử nghe đồng hương nói như vậy thật là xấu hổ và đau xót cho đạo.
Cúi xin quý tăng ni suy nghĩ lại. Phật tử mong quý tăng ni nên nói với nhau giữ tròn giới luật để Phật giáo trường tồn và để phật tử khỏi xấu hổ.
Đến lúc đồng hương phật tử đã lên tiếng, không phải quý tăng ni muốn làm gì thì làm.

image
Khuôn viên tịnh xá nầy hàng năm tưng bừng tổ chức đại nhạc hội vào các dịp đại lễ như Phật Đản, Vu Lan v.v...đàn trống xập xình, chạy theo lợi dưỡng, làm biến tướng Bát Chánh đạo
Vừa qua đồng hương Phật tử rất hoan hỷ và tâm đắc, thật hạnh phúc khi đọc được bài thơ đăng trên Oregonthoibao mấy tuần trước đây của Thi sĩ Hàn Thiên Lương

image
Thi sĩ Hàn Thiên Lương, là một phật tử 13 năm tù CS, thuộc lớp người cao tuổi, vợ chồng anh rất thích đi chùa nhưng bây giờ không còn muốn đi tới chùa nữa, thì buồn biết là bao. Anh trở về tu ở “Trở Lại Vườn nhà”. Xin đồng hương Phật tử đọc lại nguyên văn bài thơ của anh để thông cảm tâm trạng của anh và cùng nhau xót xa, đau khổ vì đạo.

Trở Lại Vườn Nhà.

Tuổi thời gian đã cuối mùa
Nên tôi cố gắng đến chùa nghe kinh
Xa đời tránh cõi phù sinh
Quên đi những chuyện của mình của ai.

Nhân sinh lắm nỗi sầu đầy
Bon chen chìm nổi sông này biển kia
Vội quên tiếng hẹn lời thề
Dối gian quên mất ngõ về nghĩa nhân.

Chao ôi tôi rất ân cần
Vào chùa nghe tiếng chuông ngân tịnh hồn
Mong vơi đi những nỗi buồn
Cuối mùa được thấy con đường thênh thang.

Nhưng thôi tôi lại hoang mang
Thiền môn còn cảnh khoe khoang sang giàu.
….Bày trò gây qũy xôn xao
Thêm trò đấu giá thấp cao ồn ào.

Em Xi khéo móc hầu bao
Tội cho Phật tử bụng đau cũng đành…!
Cũng vì một chút hư danh
Cho nên có chuyện cạnh tranh ở chùa!

Thôi tôi trở lại vườn nhà
An nhiên dưới cội thông già tĩnh tâm
Giữ lời giữ ý âm thầm
Quanh đây lặng lẽ tháng năm yên bình!

Mới hay trong cõi nhân sinh
Niết bàn, Bồ Tát trong tim mình mà thôi!

Hàn Thiên Lương

*****

Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. 

Xin quý Phật tử đọc một đoạn của Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ viết:

“ Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”.

image
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: 
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.

image
Đấu giá tượng Phật
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.”

Về Tượng Phật ngọc:

image
Phật ngọc bày bán đầy đường
“Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu”

- Về Phật ngọc trước đây nhiều nơi tổ chức Phật ngọc để kiếm tiền. Nói là linh nhưng khi di chuyển Phật ngọc cũng bị tai nạn xảy ra, ở Đức.

Xin nghe Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ giảng:

“ Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng?...”

Kính thưa Qúy Đồng hương phật tử

Để khỏi bị lường gạt và khỏi mang nghiệp xấu cho bản thân và gia đình. Xin Quý Phật tử dành thì giờ đọc hai bài dưới đây :

Tiền Làm Động Tâm, Tiền Sinh Bất Tịnh và Phật ngọc

image
Phật ngọc có khuôn mặt giống hệt nữ chủ nhân
Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó.
Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường.
Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. 
Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng.
Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: 
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch
biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo,
biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa
đang biến thành dịch vụ thương mãi.

Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền.

image
Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi.
Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền.
Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.
Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh.
Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy.
Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng
thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.
Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan.
Số các thầy sống ở “cõi trên” thì lo nói toàn những chuyện cao siêu huyển hoặc.
Số các thầy đang đọa lạc vào tham ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.
Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân.
Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy.
Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trể đường tu.
Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng.
Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm sa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.
Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực,
chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành.
Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.
Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ

Phật Ngọc

image
Trong các sinh hoạt hay nghi lễ của Phật giáo, các hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để  mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện và phát khởi tín tâm.

Các hình tượng được làm bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gỗ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu theo chánh tín và chánh kiến.

Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật.

Người tu theo Phật nương theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày.

Nhờ đó, người tu theo Phật mới thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm thực tế của chánh pháp.  Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị đoan, không còn ngộ độc như bấy lâu nay.

Người tu theo Phật khi đã khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật tử.

Nói một cách khác, một người không phải là Phật tử, không cần đi đến chùa lễ bái thường xuyên, không cần phải thờ lạy tượng Phật, nhưng luôn luôn thực hành lời dạy:

1. Không làm các điều ác.
2. Siêng làm các điều thiện.
3. Giữ tâm luôn thanh tịnh.

Người này sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc. Tiến thêm bước nữa, sẽ được giác ngộ và giải thoát.

Cho nên, chúng ta cần ghi nhớ: trong đạo Phật không có hình tượng nào gọi là linh tượng, theo nghĩa linh thiêng huyền bí, cầu gì được nấy, cũng không có hình tượng nào gọi là thánh tượng, theo nghĩa các vị thánh là bậc bề trên không ai đạt được, chuyên ban phước giáng họa.

Trong đạo Phật, chỉ có tôn tượng, theo nghĩa hình tượng để tôn thờ, lễ bái, noi theo gương tu hành và công hạnh cao quí, đáng tôn kính, để sống đời và tu tập đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo, cuối cùng là trọn thành Phật đạo. Cũng có những hình tượng gọi là bảo tượng, theo nghĩa hình tượng quí báu, vật chất và tinh thần, hoặc có giá trị theo chiều dài lịch sử.

Chúng ta nên biết: hình tượng làm bằng gỗ, bằng thạch cao  không chịu được búa bổ; hình tượng làm bằng vàng, đồng, không chịu được lửa thiêu đốt. Các hình tượng dù bằng vật liệu nào cũng chịu qui luật vô thường: thành, trụ, hoại, diệt.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật có dạy:

Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.

Nghĩa là: Trên đời này, vật gì có hình tướng đều là hư vọng, nay hiện hữu, mai mất đi, không tồn tại vĩnh viễn.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật cũng dạy:

Nhược kiến chư  tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.

Nghĩa là: Qua hình tướng các tôn tượng chư Phật, nhưng không chấp tướng Phật Ngọc  Phật vàng, Phật đồng, hay Phật gỗ, ta mới thấy được, ngộ được Phật Tâm, Phật tánh Như Lai bằng trí tuệ bát nhã.

image
Ông bà Ian Grenn, hai Phật tử Australia đã dày công thực hiện tượng Phật ngọc
Bằng như mê tín chấp tướng, dù là tướng Phật Ngọc giá trị bạc triệu, hậu quả là ngộ độc bởi hoa mạn-đà-la, hay ánh sáng mạn-đà-la, hào quang 5, 7 màu, do các tà sư tuyên truyền bá láp, bán rao tà pháp, hưởng danh thu lợi.

Chúng ta thử xét qua vài trường hợp sau:

1. Các hình tượng Phật vĩ đại, rất cổ xưa ở xứ Afghanistan, được điêu khắc dựa theo triền núi đá, đã tồn tại hàng trăm năm, ngàn năm qua, nhưng vào năm 2001 chánh quyền Taliban đã dùng bộc phá, đại bác phá hủy hoàn toàn, mặc dù có lời can thiệp của Liên Hiệp Quốc, cũng như lời phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới.

2. Các hình tượng Phật được coi là linh thiêng được thờ trong các ngôi chùa danh tiếng của Phật giáo Tây Tạng, được bao nhiêu chức sắc, tu sĩ người Tây Tạng, cũng như khách thập phương, thờ cúng, lễ bái, nhưng vẫn bị tàn phá, hủy hoại trong trận động đất khinh khủng đầu năm 2010.

3. Tượng Phật Ngọc được đặt tên là hòa bình thế giới, hình thành do người Tây Tạng và đệ tử người Úc năm 2009, được đem triển lãm khắp các nơi có chùa người Việt, gây được phong trào cung nghinh và chiêm bái trong giới Phật tử người Việt và một số dân cư địa phương nơi triển lãm.

image
Tượng Phật Ngọc này, tuy có giá trị vật chất hàng triệu đô la, đem lại tín tâm và niềm hỷ lạc cho vô số người đến chiêm bái, cầu nguyện, nhưng vẫn cần sự bảo vệ của con người, tránh sự phá hoại của kẻ gian. Bằng cớ là tượng Phật Ngọc được triển lãm nơi nào, chùa viện người Việt phải, dùng tiền quyên góp từ Phật tử, ký giao kèo thuê mướn nhân viên an ninh (security gards) và mua bảo hiểm.

Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng? - Hay là sau khi triển lãm xong, các chùa viện phải đối diện với bao nhiêu điều rắc rối, bất như ý, về tài chánh cũng như nhân sự, phải ngưng sinh hoạt tất cả các ban ngành, phải sám hối, thay đổi thời khóa buổi lễ hàng tuần đã quen 10 năm qua?

Tóm lại, người Phật tử chân chánh nên sống với Phật Tâm, nên có tín tâm và thực hành giáo lý thâm sâu vi diệu của đạo Phật trong đời sống hàng ngày mà thôi.


Tỳ kheo Thích Chân Tuệ


Feb 28, 2012
Tính động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi! - … - Trút bỏ hết ..

Nov 09, 2012
Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng. Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp. image. Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành ...

Aug 14, 2013
Một người khác ký tên là Hoàng Khôi bức xúc: “Đạo Phật mong cầu thoát khỏi thất tình lục dục. Thi thố ăn thua, đàn ca hát xướng, cởi áo nầu sồng khoác áo lính. Các vị có thuộc các giới mà Phật đã dạy cho ni chúng không?”.

Jan 02, 2013
Bộ phim là tiếng nói rất tinh tế phản bác một phần nào đó cái lý của đạo Phật về quan niệm tình yêu đôi lứa, đời sống vợ chồng. Đồng thời nó cũng là lát kéo nhẹ nhàng nhưng đủ sắc để cắt và chọc ngoáy lại sự tầm thường ...

Aug 12, 2013
Từ GHPGVN (Quốc Doanh) này đã đẻ ra nhiều khẩu hiệu hậu thuẫn cho Cộng Sản như: "Đạo Pháp, Dân Tộc, Chủ Nghĩa Xã Hội" để đánh bóng, tuyên truyền cho CS, cho Hồ Chí Minh, đồng thời Phật hóa Hồ Chí Minh, đưa ...

Sep 10, 2013

Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống (chủ tịch), Thượng tọa Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang làm tổng thư ký Viện Tăng Thống. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn ...


image

Hai thủ lãnh Khmer Ðỏ lãnh án tù chung thân vì tội...
Vì sao phải thoát Trung?
Lê Hoàng Trúc: Hồi Trống Tự Do
Lễ nhậm chức: Chuẩn tướng Lương Xuân Việt
Một Lễ rửa tội
Con đường phản động
Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội
Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp
Tây Nguyên và sự phát triển của Việt Nam
Nhắc lại ngày máy bay Mỹ bắn phá
Hành khách đại tiện ngay trên ghế máy bay
Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và TC
Đã tìm thấy xác chị Huyền?
Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm
Một tấm lòng vàng trên đường phố
Mùa hè đỏ lửa
Người bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain
Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn
Mùa thu cuộc tình
Ai thiệt nhất khi Nga bị trừng phạt?
Hoàng Hoa Thám: Hùm thiêng Yên Thế
Quyền được biết
Còn đi Mỹ làm gì ?
Vì sao tôi bỏ Facebook ?
Châu Âu và Mỹ cấm vận kinh doanh Nga bắt đầu từ 1-...
Việt Khang được DB HK đỡ đầu
Phản tỉnh nửa vời !!!
Trung Cộng muốn gì?
Người con gái Việt Nam da vàng: Phạm Thanh Nghiên
Xóa cờ CS vẽ trên tường tại Santa Ana
Khi VN loay hoay, Campuchia đã 'âm thầm' tiến
Thần dược của các "Lang Băm"
Tản mạn: cảnh sát Tây, cảnh sát Ta
LHQ: Tội ác ghê tởm của nạn buôn người phải chấm d...
Đôi gót chân Achilles của chủ quyền
Đảng viên không còn tha thiết CNXH
Phương Tây mở rộng chế tài với Nga
Bệnh bạch biến
Công an đòi điều tra Lm Phan Văn Lợi
Và tôi cúi đầu im lặng…

5 comments:

  1. Thành thực mà nói, sau khi bỏ nước ra đi từ năm 1975, để thích hợp với xã hội tây phương, Phật giáo ra hải ngoại cũng bắt chước những việc làm của bên Công giáo mà thôi, ngay cả những nghi thức tôn giáo, Phật giáo lúc ở quê nhà không có, nói chi mấy chuyện tổ chức đại nhạc hội, hát hò, nhảy múa, gây qũy, cúng dường... nhưng vì phía Phật giáo làm không giống bên Công giáo, tổ chức không quy mô, thiếu kiểm soát, mạnh ai nấy làm, tùy thích sáng chế đủ cách đủ kiểu, các thầy lại không quan tâm nên đã đi qúa xa giới hạn cho phép, nơi chốn tôn nghiêm. Một điểm rất quan trọng Phật giáo cần thay đổi là, mọi chuyện gì cũng được làm trong khung viên chùa, nhưng không thể diễn ra trong chùa. Chùa chỉ là nơi để tín đồ tụng kinh niệm Phật hoặc diễn ra những nghi lễ thuần túy tôn giáo mà thôi. Những việc như múa lân, ca sĩ ca hát, nhảy múa trang phục hỡ hang, các thầy lên giúp vui văn nghệ bằng những ca khúc được sửa lời ngớ ngẫn xúc phạm, chẳng giống ai ... không thể diễn ra trong chùa được. Đây là một khuyết điểm lớn Phật giáo nên thay đổi càng sớm càng tốt. Xin góp ý.
    HS

    ReplyDelete
  2. Cũng dể hiểu thôi, thời nầy là thời mạt pháp mà.

    ReplyDelete
  3. Gởi ông phật tử Trí Giác,
    Đã quy y tam bảo mà ông vẫn chưa rộng mở tấm lòng. Tôi mới đọc được vài câu ông viết đã thấy lòng khó chịu không đọc tiếp được... Ông có biết nếu không có những buổi gây quỹ, tiệc chay, cúng dường thì chùa sẽ không có đủ tiền để chi phí.. tạo được một khung cảnh yên tịnh để phật tử như ông đến chùa lễ Phật. Xin hỏi mỗi tháng ông CÚNG DƯỜNG được bao nhiêu??? Ông có biết rằng chi phí mỗi tháng ở đây rất lớn, không phải như ở Việt Nam. Bên công giáo con chiên đóng góp rất là đều đặng. Còn phật tử mình thì tuỳ hỷ không bắt buộc, lúc có, lúc không ... Nếu không có những buổi "náo nhiệt" gây quỹ này thì làm sao mà có đủ chỗ thanh tịch cho quý phật tử như ông đến lễ Phật? Với cá nhân tôi, thấy những hình ảnh gọi là "hở hang" như trên thì rất là bình thường. Đó là quyền riêng tư của cá nhân đó, không liên quan hoặc gây trở ngại gì đối với những người chung quanh. Vì tâm của ông chưa tịnh đấy thôi. Còn nói đến "đấu giá" tượng Phật, tôi nghĩ đó chỉ là suy nghĩ cá nhân của ông, tôi thấy nếu ông muốn thỉnh tượng Phật, đó cũng là một cách cúng dường. Việc này cũng không bắt buộc. Ai thích thì làm, không thì thôi, chùa cũng hoan hỷ. Cho nên, tôi thấy chùa không cần phải thay đổi phương thức sinh hoạt. Quý vị không đủ trình độ hiểu biết khi phê phán Giáo Hội Phật Giáo. Tụng kinh nhuần nhuyển là một việc, hiểu kinh điển là một việc khác. Tôi tin quý vị chưa đạt được điểm này. Khi viết một bài viết có nhiều người đọc mình nên dè dặt, lịch sự, tôn trọng người đọc. Ấy là lời góp ý của cá nhân tôi, tôi chưa phải là một phật tử thuần thành, cũng chưa quy y. Thấy bài viết của quý vị lòng chợt buồn nên góp ý, vậy thôi. ttp

    ReplyDelete
  4. Thay vui cuoi khi co nhieu phat tu nhet tien li xi vao tui ao va con quy lay xi xup. Thay tai chua trong dip tet Binh Than.

    ReplyDelete
  5. Thầy vui cười khi coó nhiều thiện nam, tín nữ nhét tiền tuổi vào túi áo và quỳ lạy xì xụp.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.